Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phần 5

21/09/201201:22(Xem: 5026)
Phần 5

Truyện Cổ Sự Tích Cứu Vật Phóng Sinh


Pháp sư Tịnh Không - Thích Phước Sơn dịch

Truyen_Co_Phat_Giao_Cuu_Vat_Phong_Sinh


Phần 5



41.Giết Rắn Hại Đến Con

Ởvùng đất phía Nam thành Giang Sơn có một nông dân, tính ưasát sinh. Ông đã hơn bốn mươi tuổi mà bên mình chỉ cómột mụn con.

Vàomột ngày trong tháng năm, năm Đồng Trị thứ sáu, ngườinông dân ấy vác cày ra ruộng, bỗng thấy một con rắn lớn.Con rắn ấy thấy người nông dân, liền trừng mắt, le lưỡi,trông vừa có vẻ sợ hãi, vừa có vẻ muốᮠ?ầucứu.

"Thếnày thì nhất định phải giết thôi". - Người nông dân ấytự bảo thế. Rồi trong chớp nhoáng, ông buông cày xuống,dùng cuốc chặt con rắn đứt làm hai đoạn, không một chútxót thương.

Thếlà con rắn kia trở thành một thây chết bất động. Anh tatỏ ra cao hứng a hát vang trên đường trở về nhà.

Nămấy, đứa con cưng của y khoảng chừng bảy, tám tuổi. Kểtừ ngày y giết con rắn, đứa bé ban đêm thường mộng thấymột con rắn lớn đến cắn rất đau đớn. Rồi một buổisáng sớm, sau khi kinh hoàng tỉnh dậy, nó phát nóng lạnh,lại bị giấc mộng vừa rồi hành hạ, nó kêu la inh ỏi:"Con đau lắm, đau lắm!"

Ngườinông dân hoảng hốt không biết vì sao, lòng đau như cắt.Chính lúc đang chuẩn bị mời thầy thuốc đến chữa trịthì thấy đứa con cưng độc nhất le lưỡi ra dài chừng hơnmột tấc tựa hồ như hình ảnh con rắn hôm trước, rấtđáng sợ.

"Conôi, con của ta ôi!" - Người nông dân đau đớn kêu la thấtthanh. Nhưng mà chỉ trong chốc lát thì đứa bé đáng thươngấy hồn lìa khỏi xác.

42.Bầy Lươn Báo Thù

Ởmột vùng đất nọ tại tỉnh Quý Châu có một ông họ Lụcrất thích ăn thịt lươn; không có bữa cơm nào là không cóthịt lươn hầm nơi bàn ăn.

"Phảinói là thịt lươn ngon hết biết". - Hôm nào có bạn bè cùngngồi ăn thì Lục Mỗ thừơng cao hứng bảo như thế. Nămtháng đưa dần con người đến cõi già, thấm thoát mà LụcMỗ đã sáu mươi tuổi. Một hôm ông ra chợ định mua mộtmớ lươn mập.

"Ôngmuốn mua lươn phải không? Lươn của tôi đều còn sống cảlại rất mập mạp". - Đó là mời khách của người bán lươn.

LụcMỗ liền xắn tay áo, đưa tay mò vào trong chậu lươn, cóý chọn những con lươn vừa mập, vừa lớn. Theo kinh nghiệmriêng của ông thì chỉ cần rờ vào mình lươn là có thểbiết được con nào mập nhất.

Bỗngnhiên nghe tiếng kêu kinh hãi, sắc mặt của Lục Mỗ xanh ngợt,giộng kêu bi thảm như trâu rống. Người bán lươn quày đầunhìn lại, chợt thấy những con lươn trong chậu nhất loạtbắn mình lên, bám chặt vào cánh tay của Lục Mỗ, tranh nhaurỉa thịt.

Lúcấy, những người trong chợ vây quanh y đề xem. Trong số đó,có người tốt bụng vội chạy về nhà gọi con ông đến.Rồi họ đêm ông về nhà, ddùng dao bén chặt đứt các conlươn. Nhưng lạ thay, thân chúng tuy bị chặt đứt mà đầuchúng vẫn cắn chặt vào cánh tay Lục Mỗ, không một mảymay nào chịu nhả ra, nên không dễ gì rứt chúng ra được.Rốt cuộc, cánh tay của Lục Mỗ bị rỉa hết thịt, ôngkêu vang một lát rồi từ trần.

43.Hãn Độc Bị Cụt Lưỡi

Ởngoài thành Thường Châu có một người họ Vương, biệt hiệuHãn Độc, ông vốn là người Hoành Lâm.

Tạiđất Hoành Lâm này có một ít đám ruộng lau, chim sẻ thườngđến đậu ở đây. Vương Mỗ vốn là một tay giăng lướirất thiện nghệ, thường bủa lưới trong đám lau lách, lạinuôi một chú chim ưng thả vào rừng lau. Do chim ưng đuổibắt khiến chim sẻ hoảng loạn, bay tứ tung, sa vào trong lưới.Đoạn Vương Mỗ dùng một hòn đá lớn, đè lên bầy chimsẻ, rồi nhặt những con chết đem ra chợ bán trước. Y rấttự hào về lề lối sinh kế của mình, cho rằng không ai cóthể làm được. Chẳng hiểu làm nghề này trải qua bao nhiêunăm.

Dođâu mà người ta gọi y là Hãn Độc? Vì bình nhật, tínhtình của y hung hãn, dã man, vô lý. Nếu có ai sơ ý độngchạm đến việc bủa lưới bắt chim sẻ của y, thì nhấtđịnh y phẫn nộ, thốt ra những lời nguyền rủa độc địa,hạ cấp rất chói tai. Y sẽ lầm bầm suốt cả ngày như vậy.Do đó mà người trong làng, ngoài làng không ai là không ngány.

Vềsau, Vương Mỗ mắc một chứng bệnh kỳ quái, khắp cả thânthể đau đớn không chịu nổi, nằm trăn trở trên giường,kêu la ú ớ. Các thầy thuốc đều bó tay, vô phươngcứuchữa. Do dó cho nên cái tên Vương Mỗ hung bạo có biết danhlà Hãn Độc này không những mất đi cái oai phong ngày thường,mà hễ gặp ai thì y đều bảo: "Xin thương xót tôi,cứu giúpgiùm tôi!" Tiếng nói của y phát ra y hệt như tiếng kêu đauthương của chim sẻ không khác tí nào. Chỉ sau mấy ngày mắcchứng bệnh kỳ quái thì người ta phát hiện ra y đã cắndần đầu lưỡi của mình gần hết. Thất khiếu xuất huyết,y nằm chết rũ rượi, trong một trạng thái rất đáng kinhsợ.

44Quét Óc Nhồi Gieo Mầm Phước

Vàonăm Đinh mão niên hiệu Long Khánh, Hàn Thế Long ở TrườngChâu ban đêm nằm mộng, thấy một vị thần mặc giáp vàngđến bảo: "Ngươi sắp đựơc hưởng vinh lộc của một viênquan nhất phẩm, ta đến chúc mừng ngươi".

ThếNăng chưa dám tin, tỏ ra nghi ngờ, hỏi: "Do nguyên nhân gìvậy?".

Đoạn,vì thần mặc giáp vàng bèn trình bày mộtsự kiện công đứcnhư sau: Nhân vì ông nội của ngươi là Hàn Vĩnh Thung gia thếtuy bần hàn, nhưng ưa phóng sinh. Mỗi buổi rạng đông, ôngcầm chổi quét gom những con ốc nhồi ở 2 bên bờ một dòngsuối nhỏ trước nhà, rồi đem thả chúng vào trong nước,để khỏi bị người ta giẫm đạp mà chết uổng mạng. Cóhôm, ông nhịn đói, quét hơn mười dặm đường, rồi đemvô số kể những con ốc nhồi đi phóng sinh.

"Ôi!Ngươi that là một đứa ngốc nghếch! Tuổi còn non trẻ mànhàn rỗi, vôsự đến thế ư?".

Đạikhái đó là những lời đùa cợt, đàm tiếu của thế nhân,nhưng ông đều nhẫn nhục cả. Ông chỉ biết mình đang làmviệc tốt là được, còn đối với những lời chê bai củathiên hạ thì chẳng màng để ý làm gì. Huống nữa, tronglúc ông đem hàng trăm con ốc nhồi thả vào trong dòng suốithì tự nhiên cảm thấy lòng mình dâng lên một niềm khoáilạc không gì sánh nổi. Niềm khoái lạc này thựcsự khôngcó tiền bạc nào có thể mua được.

Ôngnội của ngươi vui thú trong việc làm ấy không biết mỏimệt, trải qua như thế hơn bốn mưoi năm trường. Chính nhờcông đức phóng sinh ấy mà mấy đời đều quý hiển, âmđức này còn đượm nhuần cho đến nhà ngươi".

Vịthần giáp vàng nói xong thì biến mất. Từ sau giấc mộngấy, Hàn Thế Năng càng gắng sức làm nhiều việc tốt hơnnữa; quả nhiên ngày sau làm quan đến nhất phẩm, có lầnđược vua cử đi sứ sang Triều Tiên. Về sau, con cháu ôngđều hiển đạt cả.

45.Bắt Ếch Bị Quả Báo

Vàonăm Đạo Quang thứ 16, quan phủ tại Giang Âm ra cáo thị nghiêmcấm nông dân bắt ếch, vì giống ếch xanh vốn là loài độngvật bảo vệ lúa má, đối với ngũ cốc đã không có hạimà còn có ích. Những người có lòng tốt liền đem lời cáothị kia bảo cho Trương A Hỷ - một anh chàng không biết chữ- biết. Nhưng y đáp một cách vô lễ "Hừ! Tôi cứ việc bắtthì đã sao nào?"

Ngườibàng quang tốt bụng kia nghe thế hết cả hứng thú. Vì vậyvề sau không còn ai muốn đem những lời trung thực bảo choy nữa. Tên Trương A Hỷ bắt ếch này đã không biết chữmà tính tình lại quê mùa, thô kệch, nói năng lỗ mãng, lòngdạ ác độc. Mỗi năm, chính tay y bắt rồi đem bán vô sốkể những con ếch.

"Bắtếch thì có gì là không tốt? Hừ! Chẳng phải tôi đã dùngviệc này làm kế sinh nhai rất thuận lợi đó là gì?". Đạiloại, đó là lời tuyên bố huênh hoang của y.

Từngày y bắt ếch đem bán, cứ mỗi lần tu vài xị rượu, cóchút hơi men chui vào dạ dày rồi, thì y đắc ý bảo vớingười khác như thế.

Y bấtchấp cả lẽ phải, nói: "Ổ! Làm trái mệnh lệnh của quanphủ chẳng tốt lắm ru? Hừ! Có gì bảo là không tốt nào?Trong năm này, những việc làm trái lệnh của quan phủ xảyra cũng không nhiều lắm! Vả lại, cũng chẳng phải mỗi mìnhTrương A Hỷ này vi phạm lệnh quan".

Vàomột đêm kia, Trương A Hỷ đột nhiên mấttích. Hôm ấy trờikhông gió, không mưa, rất nhiều người dân ở hai bên bờsông đổ xô đi tìm y, than thở: "Kỳ quái nhỉ! Vậy chứhắn đi đâu?".

Đếnkhi họ tìm thấy tử thi của A Hỷ dưới dòng sông, thì cóvô số ếch xanh vây quanh trên xác của y rỉa thịt. Nhữngngười trông thấy cảnh tượng ấy không ai là không tán đởmkinh hồn, bản nhau: "Phải chăng đây là quả báo vềsự bắtếch của hắn?".

46.Kẻ Hung Tàn Bị Ác Báo

Trongquyển sách Quảng Ái Lục của Mãnh Bình Am tiên sinh có kểmột câu chuyện như sau:

Chủnhân của quán "Thiên Ngư Miến" ở vùng Tô Châu chính là ĐớiĐại Phan. Y vốn là một con người tự tư tự lợi, tàn nhẫn,ưa giết hại.Sự kinh doanh ở hàng quán của y sở dĩ đắckhách hơn so với người khác là vì y có một nghệ thuậtnấu nướng rất độc đáo. Y đem lươn bỏ vào một cái nắpbằng sắt rồi đặt cái nắp ấy lên trên nồi, bắc lênbếp chưng, thế rồi y dùng máu đó trộn với mì, hương vịthật thơm ngon.

ĐớiĐại Phan vừa tính toán vừa cười khanh khách, nói: "Thu nhậpcàng ngày càng khấm khá nhỉ!"

"Baơi, chúng ta đổi nghề khác đi ba. Cái nghề này sao mà tànnhẫn quá!" Đó là lời nói của Đới Hỷ Tín con trai củay.

"Cáithằng nhỏ u mê kia! Chẳng phải tiền vô nườm nượp làgì? Còn mong thứ gì nữa? Đi đi, đổi nghề gì nào? Đổinghề khác thì có được nhiều lợi như thế này không? Toànlà ăn nói hồ đồ!" Đới Đại Phan vung tay ra nói với connhư vậy.

Thếrồi, năm tháng trôi qua. Một ngày kia, người cha đi đâu khôngthấy về, Đới Hỷ Tín men theo bờ sông đi tìm kiếm.

"Ôi,cha ôi!". Hỷ Tín đau đớn kêu thất thanh.

Thếlà người ta chỉ thấy cái thây của Đới Đại Phan trôitấp vào bờ, trên thân hàng vạn con lươn đeo bám xung quanh.

Trênbờ sông dần dần vô số người kéo nhau đến xem, không ailà không kinh hãi, cùn nhau bàn tán xôn xao.

47.Dùng Đồng Tiền Oan Nghiệt, Bị Quả Báo

TriệuDụng là một người chuyên bắt của đem bán để làm kếsinh nhai. Nhưng ông lại là một người con hiếu thảo. Mỗingày bắt cua đổi được tiền, ông liền đi mua dầu gạovà cácvật dụng cần thiết khác để cung phụng cho cuộcsống của mẹ già.

Bàcụ già đã không biết dạy con hướng về đường thiệnmà còn đem tất cả số tiền do con bắt cua kiếm được tiêuphí hết sạch.

Mộthôm, vào lúc hoàng hôn, ánh đèn trong nhà leo lét như hạtđậu. Bà cụ bị bệnh nằm trên giường rên hì hì khôngdứt.

TriệuDụng vừa về đến nhà, đi thẳng vào phòng, bỗng mộtsựkiện xảy ra không khỏi làm ông kinh hồn. Nguyên do, mẹ ôngtựa hồ như đang bị bệnh thần kinh, lấy cái dây cỏ màhằng ngày ông dùng để cột cua, nuốt vào trong bụng, thínhmệnh sắp dứt. Triệu Dụng thấy thế kinh hoảng, chạy đếnngăn lại, thì bà cụ đưa tay ra cự tuyệt. Trong chốc lát,bà nuốt hết sợi dây cỏ vào bụng, rồi lại kéo ra, kéora rồi lại nuốt vào. Cứ như thế trở đi trở lại hoàihoài.

Sựkiện quái dị ấy làm kinh động những người hàng xóm lâncận, khiến họ vây đến xem đông như kiến.

Bỗngcó tiếng kêu kinh hãi phát ra từ trong đám người đó: "Ôi,ôi!". Thế rồi, người ta chỉ thấy máu bẩn từ trong ganphổi của bà theo dây cỏ tuôn ra đầy miệng, từng đợt,từng đợt, tanh tưởi, nồng nặc, ác hình, ác trạng, khiếncho ai nấy đều ghê rợn.

"Nhữngđồng tiền oan nghiệt của con ta, ta đã tiêu pha lãng phí,vì thế mà ta phải chịu quả báo này chăng? Nếu không thếthì ta đâu phải chịu cảnh tượng này!". Bà ấy rơi nướcmắt kêu than như thế.

TriệuDụng ảo não đau xót không thể kể xiết, hai mắt đẫm lệ,ngồi bên cạnh mẹ. Tình trạng bi thương ấy kéo dài khôngđược mấy hôm, thì cuối cùng bà ta cũng vĩnh biệt cuộcđời.

48.Tội Lỗi, Chết Cũng Không Che Đậy Được

"Mìnhơi, bệnh của mình có bớt không?" - Vợ của Tạ Mỗ sốtruột hỏi y như thế.

Thếnhưng, người chồng lắc đầu không nói.

Nguyênvì trên lưng Tạ Mỗ bỗng nhiên mọc một mụt nhọt bự,bốn phía có vô số những mụt nhọt nhỏ, đắp bất cứloại thuốc gì cũng đều không có hiệu quả.

"Đólà chứng bệnh "bách điểu triều vương", (trăm con chim chầumột vì vua), một chứng bệnh ký quái!". - Một vị danh y lắcđầu thở ra, nói.

Lạimột thầy lang khác xem bệnh rồi cũng phụ họa: "Thực rachứng bệnh này dù tốn hao tiền bạc bao nhiêu đi nữa cũngkhông thể nàocứu chữa được".

TạMỗ vốn là một thợ mộc, tính tình cần mẫn, sinh kế lươngthiện, tay trắng mà làm nênsự nghiệp. Chỉ có điều anhta chuyên môn khảocứu cvề kỹ thuật ăn uống. Do đó, bấtluận là dùng để đãi khách hay tự mình thưởng thức, yđều sắm sửa cực kỳ xa xỉ.

Anhta khoái nhất là dùng cái thực đơn đặc biệt được gọilà "bách điểu triều vương". Món ăn này dùng nhiều chim sẻnhồi vào bụng con vịt, khi ăn dùng đũa tách bụng vịt ra,sẽ thấy la liệt những con chim sẻ, hương vị rất thơm ngon.Chính và ngày thường chỉ chăm lo cung phụng cho cái miệngvà bụng, giết hại vô số chim sẻ mà ngày nay phát sinh chứngbệnh "bách điểu triều vương" này. Nghĩa là mụt nhọt lớnví như vì vua, những mụt ghẻ ví như đàn chim.

Thếrồi, mụt nhọt ấy vỡ ra, đau noun, khiến y rên rỉ suốtngày.

Mộttháng, rồi hai tháng trôi qua… cho đến nhiều tháng, khắpmình máu mủ túa ra, hôi thối không thể ngửi nổi. Dù giatài Tạ Mỗ có hàng vain quan tiền, chung cục cũng đành bótay, mang quái bệnh đau đớn ấy cho đến khi lìa đời.

49.Sát Sinh Bị Quả Báo Nhãn Tiền

TrầnVăn Bảo là một nhân sĩ đất Thái Hồ. Bình sinh ông thíchlàm việc thiện, cả nhà đều vun bồi công đức, siêng năngbố thí, thường thường phóng sinh.

"Cứvào buổi trưa đến nhà thợ săn mua được con chim nào đềuđem phóng sinh hết cả sao?" - Có người hỏi thế.

"Đúngvậy, lâu nay thường phóng sinh bằng cách ấy". - Bà của yđáp.

"Cólàm như thế thì giờ đây bọn chúng mới được tự do, tựtại bay bổng trên bầu trời bao la, hoặc nhởn nhơ nơi rừngsâu núi thẳm được chứ". - Trầm Văn Bảo tỏ ra cao hứng,dương mi chớp mắt, nói một cách tự hào.

Mộtxóm dân cư ở đất Thái Hồ này phần nhiều làm nghề bủalưới, cắm câu, chỉ độc nhất nhà họ Trầm không nhữngkhông ngửi đến mùi thịt cá mà còn thường đến nhà nhữngngười kia mua chim về phóng sinh. Vì thế phần lớn ngườita đều cho rằng gia đình họ Trầm dùng tiền của vào việcphóng sinh là ngu không thể tưởng tượng được.

"Điềuđó có gì là tốt nào?" - Có người cười nhạo bảo nhưthế.

Thếrồi, vào một đêm tối nọ, Lý Mỗ là người duy nhất ronglàng chưa ngủ. Trong lúc mơ màng, ông bỗng thấy hai con quỷôn dịch hình trạng rất đáng sợ, mỗi con cầm một lá cờnhỏ đang đi vào trong xóm; lắng tai nghe thì dường như chúngbảo nhau: "Trừ nhà họ Trầm ra - vì ông ta htường hay phóngsinh - còn các nhà khác thì đều theo thứ tự cắm mỗi nhàmột là cờ".

Mấyhôm sau, hơn ba trăm gia đình ở làng Thái Hồ bị bệnh dịchtruyền nhiễm, chết hơn phân nửa.

Nóira thì cũng kỳ, Trầm Văn Bảo và người nhà của ông vẫnkhỏe mạnh như thường, bình an vôsự, chẳng hề hấn gìcả.

"Chungcục, hễ ai làm việc tốt sẽ cósự báo ứng tốt". Có ngườiđã tỉnh ngộ bảo như vậy.

Vềsau, Trầm Văn Bảo hưởng thọ rất cao, không bệnh mà mấtmột cách an nhiên.

50.Ếch Đòi Mạng

Tạitỉnh An Huy, huyện Vô Vi có một người làm nghề hớt tóctên là Lương Gia Thọ. Khi lớn lên, ông có hình dạng đầucheo, mặt chuột, tướng mạo dị kỳ. Y là người tính toántừng đồng từng cắc, phẩm hạnh không tu dưỡng, và rấtthích ăn thịt ếch. Mỗi bữa ăn hằng ngày của y không thểnào thiếu thịt ếch được. Về kỹ thuật bào chế thịtếch đều do một tay y làm, hoặc ram hồng, hoặc chưng xanh.Đám bạn bè chồn cáo chó lợn của y, khi chứng kiến chínhtay y biến chế thịt ếch, không ai là không tấm tắc khenngợi. Kết quả, được khen ngợi càng nhiều thì y càng giếtbạo, tựa hồ loài ếch kia là kẻ thù số một của y. Tậpquán ưa ăn thịt ếch được duy trì mãi cho đến năm bốnmươi tuổi mà y vẫn chưa hề chấm dứt.

Mỗihôm, vào lúc xế chiều, trong lúc y đang ngủ ngon giấc thìbỗng nhiên cảm thấy toàn thân ngứa ngày, mơ màng thấy trênmền, trên chiếu, trên tay áo toàn là ếch. "Thật là kỳ quáixiết bao!" - Y lầm bầm nói. Thế rồi, y bắt tất cả nhữngcon ếch đó bỏ vào trong nồi nấu ăn. Xong xuôi, y bèn leolên giường trở lại, thì lại thấy ếch đầy cả giường.Bị quấy nhiễu như thế suốt cả buổi tối, không thể nàochợp mắt được.

Ngàyhôm sau, y mời vài người láng giềng đến nhà, rồi đem chuyệnkỳ quái khi hôm kể cho họ nghe. Trong lúc đang đàm đạo caohứng thì bỗng nhiên y đưa tay rờ sau lưng, nói: "Ếch lạiđến nữa rồi!". Trong chốc lát lại kêu: "Ếch nằm tronglông mi của tôi. Ếch ở trên đầu tóc của tôi". Thế rồi,y dùng dao cạo tóc và lông mày sạch nhẵn. Tuy nhiên, mọingười không ai thấy ếch đâu cả. Họ thầm nhủ: "Thằngcha này bị điên mất rồi!".

Từđó trở đi, ròng rã suốt sáu năm trường không lúc nào lày không bị chứng bệnh kia hành hạ đau khổ. Cuối cùng yphát bệnh điên thật rồi chết. Việc này có người thật,việc thật hẳn hoi, chứ không phải là chuyện bịa đặt.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01/11/2017(Xem: 4369)
Hôm nay ngày 1.11 tôi viết bài này chỉ nhằm kể một câu chuyện thực tế lịch sử; vì đâu, nguyên nhân, tôi xin miễn đào sâu vì cũng không có đủ hiểu biết, thời gian và cũng không phải mục đích tôi muốn chia sẻ ở đây! Ba mẹ tôi đều sinh ra và lớn lên tại Huế, học xong tú tài ở trường Khải Định năm 1955 (tên lúc bấy giờ của trường Quốc Học Huế). Giai đoạn đó đất nước vừa chia đôi, TT Ngô Đình Diệm vừa chấp chính. Ông Diệm xuất thân từ gia đình quan lại, bản thân ông cũng từng đỗ đạt ra làm thượng thư như cha của ông là Ngô Đình Khả, anh là Ngô Đình Khôi, nên rất trọng bằng cấp, học vấn như lối suy nghĩ của tầng lớp trí thức nho học thời bấy giờ. Vì vậy ông Diệm rất ưu tiên cho ngành giáo dục, đặc biệt trong giai đoạn sau 1954 khi người Pháp rời khỏi VN, cần xây dựng một nền giáo dục bản xứ thay thế cho nền giáo dục thuộc địa của Pháp.
19/10/2017(Xem: 14122)
Truyện thơ: Hoàng Tử Khéo Nói và Con Thủy Quái, (thi hóa, phỏng dịch theo bản văn xuôi PRINCE GOODSPEAKER AND THE WATER DEMON của Ven. Kurunegoda Piyatissa & Tod Anderson) , Ngày xưa có một ông vua Trị vì đất nước rất ư công bằng Cạnh bên hoàng hậu đoan trang Vua yêu, vua quý, chứa chan hương tình. Thế rồi hoàng hậu hạ sinh Một trai kháu khỉnh đẹp xinh vô cùng Nhà vua sung sướng vui mừng Nghĩ suy chọn lựa tìm đường đặt tên Mong cho con lúc lớn lên Vẻ vang ngôi vị, êm đềm tương lai Vua bèn đặt tên con trai Hoàng tử Khéo Nói, nhiều tài mai sau.
06/09/2017(Xem: 7436)
Hạt hồ đào (walnut) ăn rất ngon nhưng cái vỏ của nó rất cứng. Ở Tây phương người ta có chế ra một cái kẹp sắt, chỉ cần bóp mạnh cái kẹp thì vỏ hồ đào vỡ và ta có thể thưởng thức ngay hương vị thơm ngọt và bùi của hồ đào. Có những kẻ trong chúng ta đã từng bị lúng túng trong khi đọc những bài kệ Trung Quán Luận. Nhưng trong hai mùa Đông năm 2001-2002 và 2002-2003, thầy của chúng tôi là thiền sư Nhất Hạnh đã giảng giải cho chúng tôi nghe và hiểu được những bài kệ ấy một cách dễ dàng và thích thú. Sách này ghi lại những bài giảng của thầy về sáu phẩm căn bản của Trung Quán Luận, các phẩm Nhân Duyên, Khứ Lai, Tứ Đế, Hữu Vô, Nhiên Khả Nhiên và Niết Bàn
31/08/2017(Xem: 5080)
Vào một buổi tối mùa đông cách đây hơn 30 năm, tại thủ đô Washington của nước Mỹ, một quý bà không may đánh rơi chiếc cặp tài liệu trong bệnh viện. Chồng của quý bà là một thương nhân giàu có. Ông đã vội vã quay lại bệnh viện giữa đêm hôm để tìm kiếm, bởi vì trong chiếc cặp không chỉ là rất nhiều tiền mà còn có cả một tập tài liệu mang thông tin mật của thị trường tài chính. Vị thương nhân đang đảo mắt tìm kiếm thì thấy một đứa trẻ rách rưới đứng ở hành lang bệnh viện. Cô bé đứng dựa vào tường, người vẫn còn co rúm trong bộ quần áo mỏng manh. Và trên tay cô bé chính là chiếc cặp mà vợ ông đánh mất.
29/08/2017(Xem: 6803)
Khi tôi 26 tuổi, tôi hạ sinh một bé trai kháu khỉnh. George có mái tóc đen, mắt xanh và cặp lông nheo dài tôi chưa bao giờ thấy ai có được như vậy. Cu cậu bắt đầu nói khi được chín tháng, đi được khi được mười tháng và có thể bay nhảy khi được hai tuổi. Cậu bé là niềm vui của tôi, và tôi yêu thương thằng bé hơn cả tình thương mà tôi có. Đứa Con Trai Hoàn Hảo, Sharon Drew Morgan, Quảng Tịnh dịch
21/08/2017(Xem: 4696)
Tại Sao Tôi Đi Tu ? Thích Từ Lực và Trần Mạnh Toàn, Thường ngày, cảm giác của người bị phong tỏa, rình rập và đe dọa từng giây từng phút khiến anh thấy như quên mất con người riêng của mình. Nỗi buồn, vui, rung động trước ngọn gió cuối năm như đã xa rời anh. Tiếng súng và trọng pháo vắng hẳn trong buổi chiều hưu chiến. Anh không nghĩ có thể tạm quên được sự nguy hiểm, báo động thường xuyên nhưng sự vắng lặng của chiều cuối năm khiến cho những xúc động trong lòng dậy lên như âm binh được điều động. Ngọn gió nơi chân đồi bỗng làm anh thấy gờn gợn đôi tay trần. Ngọn gió y hệt như lúc vi vu bên hàng chè trước nhà vào chiều ba mươi tết, lúc mà anh giúp mẹ đặt nồi bánh chưng lên bếp lửa. “Tết ni được no rồi.” Bấy giờ, anh chẳng để ý để hiểu hết câu nói của mẹ, vừa nói, đôi tay chai sạn vừa đẩy mấy gộc tre vào lòng bếp.
09/08/2017(Xem: 4289)
Tôi về ở trong appartement này đã hơn 20 năm, một khoảng thời gian dài đủ để chứng kiến bao cảnh tang thương biến đổi của cuộc đời. Bóng xế hoàng hôn ảm đạm dàn xuống chung cư này nhiều hơn là ánh sáng rực rỡ của những buổi bình minh... Những năm đầu khi tôi mới đến, vợ chồng ông Damhart ở tầng 1 là một cặp vợ chồng đã được nhiều người yêu mến về tính tình cởi mở, luôn luôn hòa nhã với mọi người. Bà rất siêng năng mẫu mực, làm việc nhà không biết mỏi mệt, lúc nào cũng mang sẵn một cái tablier trước ngực. Tôi có cảm tưởng như công việc nhà của Bà làm không bao giờ hết được. Và gặp ai cũng vui vẻ dừng lại, hỏi thăm đôi ba câu rồi mới chịu đi. Ông chồng lại rất vui tính với nụ cười hiền hòa thật dễ thương. Rồi dần dà, Bà bị đau, không còn nhớ gì, đi gõ cửa hết nhà này đến nhà khác, có khi quên cả lối về! Cuối cùng thì không còn đi được n
28/07/2017(Xem: 4446)
Sau những cơn nắng luộc da vào Hạ, trời Hà Nội có vẻ dịu hẳn, phố phừng dập dìu xe cộ. Căn nhà nằm sâu trong đoạn đường vừa khai phóng, đối diện với một cao ốc, tầng dưới là siêu thị đơn điệu vài mặt hàng không đủ cho khách vãng lai dán mắt nhìn. Căn nhà của cô Chung, trưởng đoàn từ thiện, là cứ điểm để nhóm Từ Tâm - Hiểu và Thương hàng năm vê đây làm nơi phát xuất chuyến lữ hành mãi tận vùng Tây Bắc, cận biên Việt-Trung. Gia Lâm là một huyện ngoại thành phía đông của thành phố Hà Nội, cách trung tâm thành phố 8 km. Đây là cửa ngõ để đi sang các tỉnh thành phía Đông như Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên...
04/07/2017(Xem: 10536)
Từ hai ba tháng qua, hầu như ngày nào tôi cũng dành thì giờ ôn lại các bài học của Bụt Thích Ca trong tập phim Buddha, do nhà sản xuất Modi đưa lên mạng Youtube từ năm 2016. Khi được bạn bè giới thiệu cuốn phim này, tôi coi mấy đoạn đầu, rồi nhảy cách tới đoạn Buddha thành đạo (tập 34), và coi tiếp sau đó tập 41 tả cảnh Buddha về thánh Ca Tỳ La Vệ thăm gia đình. Đoạn 41 này rất hay, đạo diễn và tài tử đều diễn tảđược tình cảm của Buddha và bà vợ mà ông rất thương yêu trước khi đi tu.
02/07/2017(Xem: 5866)
Tống Văn đời Đường được bổ nhiệm làm tri phủ Tô Châu. Là người nổi tiếng thanh liêm, chính trực nhưng lại trọng Nho, khinh Thích. Khi về trấn nhậm Tô Châu nghe nói sự cụ Chùa Hàn Sơn là bậc tu hành đắc đạo nhưng không tin. Tống Văn lý luận rằng: Tụng kinh gõ mõ, lóc cóc leng keng ai làm chẳng được. Người tu hành không quyền thế, không binh lính trong tay, không hiền lành thì hung dữ với ai. Lại nữa, có tỏ ra hiền lành thì thập phương mới cúng kiếng chứ hung dữ thì chỉ có nước bỏ chùa đi ăn mày…cho nên tìm cách thử.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]