Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thư Gửi Tăng Sinh Thừa Thiên - Huế

14/06/201212:06(Xem: 19086)
Thư Gửi Tăng Sinh Thừa Thiên - Huế

TUỆ SỸ ĐẠO SƯ

Thơ và Phương Trời Mộng - Tập 2


Tác giả: Nguyên Siêu
Ban Tu Thư Phật Học Hải Đức Nha Trang
In lần thứ nhất
California - Hoa Kỳ 2006

flowerba

Thư Gửi Tăng Sinh Thừa Thiên - Huế

Nhân đọc Tâm thư của tăng sinh dâng Hòa thượngThiện Hạnh

PL 2547

Quảng Hương Già Lam

Ngày 28-10-2003

Các con thương quý,

Trong những ngày gần đâynhững biến động tuy làm sửng sốt cả thế giới nhưng hầu như chỉ làm gợn sóng mộtít nơi đây để giữ yên cho giấc ngủ đông miên kéo dài qua hai thập kỷ của Phật tửViệt Nam.

Trong không khí đượcbao trùm bởi trạng thái ứ đọng của vũng nước ao tù, bị cắt đứt với mạch nguồnquá khứ, bị che chắn khuất tầm nhìn tương lai; trong không khí đó, tâm tư ướcnguyện của thế hệ non trẻ, của thế hệ tăng ni sinh mới lớn, như được bộc lộtrong những ngày vừa qua, từ Bình Định cho đến Thừa Thiên – Huế, là dấu hiệu củanguồn mạch ngầm vẫn luân lưu bất tuyệt trong dòng lịch sử truyền thừa của PhậtGiáo Việt Nam. So với khối lượng tăng nisinh trong cả nước, các con chỉ là một nhóm nhỏ. Ít, nhưng đấy là những hạt lúa chắc. Nhiều, nhưng chỉ là vỏ trấu, và là những hạtchưa được ủ mầm đã mục rỗng bên trong.

Các con hãy tự hào, vớiniềm tự hào trong trắng và vô tư của tuổi trẻ, từ thời điểm cột mốc này, đã mộtlần và mãi mãi đứng thẳng trên đôi chân của chính mình, bằng đôi mắt trí tuệ vàhùng lực mà nhìn thẳng mà không khiếp sợ vào quyền lực xấu ác của thế gian, tự địnhhướng đi cho bản thân để làm những việc cần làm cho chính mình và cho mọi người.

Thế hệ của Thầy, nhữngthanh niên trang lứa được nuôi dưỡng để đưa vào chiến trường của cuộc chiếntranh ý thức hệ, được giáo dục để biết hận thù giai cấp. Nhưng may thay, dòng suối Từ vẫn âm thầm tuônchảy, để xoa dịu những đau thương mất mát; để hàn gắn những đổ vỡ điêu tàn củadân tộc.

Các con lớn lên trongthời đại thanh bình, nhưng các con lại bị ném vào giữa một xã hội mất hướng. Quê hương và đạo pháp, là những mỹ từ thân thươngnhưng đã trở thành sáo rỗng. Các bậc caotăng thạc đức, một thời đã đánh thức lương tâm nhân loại trước cuộc chiến hungtàn, đã giữ vững con thuyền đạo pháp trong lòng dân tộc, nay chỉ còn lại bóng mờvà quên lãng.

Thế hệ các con đượcgiáo dục để quên đi quá khứ. Nhiều ngườitrong các con không biết đến Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất là gì; đãlàm gì và cống hiến những gì cho sự nghiệp văn hóa, giáo dục, hòa bình dân tộc,trong nhưng giai đoạn hiểm nghèo của lịch sử dân tộc và đạo pháp của đất nước -Một quá khứ chỉ mới như ngày hôm qua, di sản vẫn còn đó nhưng đã bị chối bỏ mộtcách vội vàng - Di sản được tích lũy ròng rã hằng thế kỷ, bằng bao tâm tư khổ lụyđau thương bằng máu và nước mắt của biết bao Tăng Ni, Phật tử; mà những ngườigây dựng nên di sản đó bằng bi nguyện và hùng lực của mình, có vị bị bức tử bởibạo quyền, có vị suốt năm tháng dài chịu tù đày, bị lăng nhục. Nhưng sống hay chết, vinh hay nhục, không làmdao động tâm tư của những ai biết sống và chết xứng đáng với phẩm cách con người,không hổ thẹn với phẩm hạnh cao quý của bậc xuất gia.

Người xuất gia, khi cất bước ra đi, là hướng đến phươngtrời cao rộng, tâm tính và hình hài không theo thế tục, không buông mình chiềutheo mọi giá trị hư dối của thế gian, không cúi đầu khuất phục trước mọi cườngquyền bạo lực. Một chút phù danh, mộtchút lợi thế, một chút an nhàn tự tại; đấy chỉ là những giá trị nhỏ bé, tầm thườngvà giả ngụy, mà ngay cả người đời nhiều kẻ còn vất bỏ không tiếc nuối để giữtròn danh tiết. Chớ khoa trương bảo vệChánh pháp, mà thực tế chỉ ôm giữ Chùa Tháp làm chỗ ẩn núp cho Ma vương, làm nơihội tụ của cặn bã xã hội. Chớhô hào truyền pháp giảng kinh, thực chất là mượn lời Phật để xu nịnh vua quan,cầu xin một chút ân huệ dư thừa của thế tục, mua danh bán tước. Xưa kia, khi vua chúa bắt sư tăng cúi đầu nhậntước lộc của triều đình để làm tôi tớ cho vương hầu, chư Tổ đã sẵn sàng đặt đầumình trước gươm bén, giữ vững khí tiết của người xuất gia, bước theo dấu chânvô úy, vô cầu, của các Thánh Đệ tử, được gói gọn trong thanh quy: Sa Môn bất kỉnh Vương giả.

Nhẫn nhịn đời nhưngkhông để cho quyền lực đen tối của đời sai sử. Tùy thuận thế gian, nhưng không tự đánh chìm trong vòng xoáy ô trược củathế gian. Các con hãy tự rèn luyện chomình một tín tâm bất hoại; một đức tính dũng mãnh vô úy; nỗ lực tự huân tập trítuệ bằng văn, tư, tu để nhìn rõ sự tướng chân ngụy, để thấy và biết rõ mình đangở đâu, đang đi về đâu; không nhắm mắt phóng càn theo cỗ xe lộng lẫy bên ngoàinhưng rệu rã bên trong, đang lao xuống dốc dài không định hướng.

Mỗi thế hệ có vấn đềriêng của nó, do những biến thiên của xã hội chung quanh, do những biến cố giaođộng mang tính thời đại. Thế hệ của Thầythừa hưởng được nhiều từ Thầy Tổ, nhưng chưa hề báo đáp ân đức giáo dưỡng caodày trong muôn một. Chỉ mới tròn ba mươituổi, đã phải khép cổng chùa, xách cuốc lên rừng, xuống biển, cũng mưu sinh laonhọc như mọi người. Rồi lại vào tù, rakhám lênh đênh theo vận nước thăng trầm. Sở học và sơ tri cũng cùn mòn theo tuổi đời, năm tháng. Duy, chưa có điều gì thất tiết để điếm nhụctông môn, uổng công Sư trưởng tài bồi. Mộtchút niềm tin chưa hề thoái thất, chỉ mong cùng chia sẻ với thế hệ kế thừa. Một thế hệ đang trưởng thành để khơi tỏ ngọn đènChánh pháp giữa một đất nước thấm nhuần phong hóa.

Cầu mong các con có đủdũng mãnh để đi bằng đôi chân của mình, nhìn bằng đôi mắt của mình; tự xác địnhhướng đi cho chính mình. Thầy sẽ là ngườibạn đồng hành với các con trên đoạn đường bóng xế của đời mình.

Thầy,

Tuệ Sỹ

(Ấn ký)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
30/06/2011(Xem: 2101)
Mặt trời ló dạng trải những ánh vàng óng ả trên mặt biển khơi, chiếu sáng rực rỡ một góc trời. Ngoài xa, từng cơn sóng nô đùa nối đuôi nhau cặp bờ.
12/06/2011(Xem: 2395)
Ngày xưa có một anh chàng sinh viên nghèo, thật thà, ngay thẳng, sống trong một căn gác xép, chẳng có lấy một tí gì.
12/06/2011(Xem: 2295)
Một sáng tháng năm ta ở phía tây thổi về (vẫn lời của gió), rong ruổi trên bờ bể, qua các khu rừng và đồng bằng, vượt qua sông Ben.
12/06/2011(Xem: 2365)
Em nhổm dậy và nhìn qua cửa buồng vẫn đang hé mở. Em lắng tai và hình như nghe tiếng đàn dương cầm vẳng ra từ phòng bên...
12/06/2011(Xem: 2328)
Cha nó đang ốm thập tử nhất sinh. Nó rất buồn. Trong túp lều nhỏ chỉ có hai cha con. Cha nó bảo: "Giăng ơi! con thật hiếu thảo!
04/06/2011(Xem: 5255)
Trời đổ mưa, muối Bé, bây giờ là hạt mưa, gặp lại muối To mừng rỡ, ngạc nhiên: “Ôi chị muối To của em, sao chị lại nằm trơ trốc một mình ở chốn này!”. Muối To sụt sùi kể: “Số kiếp của chị khổ lắm, tủi nhục lắm… hu, hu… còn em sống thế nào?”. “Tuyệt lắm chị ơi! – muối Bé hí hửng – khi em hòa tan trong nước biển, em được bay lên trời, thỏa thích ngắm Trái đất trên cao, đẹp lắm. Sau đó em thành mưa tưới mát cho Trái đất thêm xanh tươi. Chưa hết, em còn đi chu du nhiều nơi trên Trái đất trước khi về biển, chuẩn bị một hành trình tuyệt vời khác… Thôi em chào chị, em phải đi để sớm về với cội nguồn”. Nhìn muối Bé hòa mình với dòng chảy, xa dần… bỗng dưng muối To thèm khát cuộc sống như muối Bé, muốn hòa tan, hòa tan… Nhưng… chao ôi, quá muộn rồi? Nó đã trở thành sỏi đá, mãi sống trong cô đơn, mãi bị người ta chà đạp!
03/06/2011(Xem: 12558)
Tập 5 Thích Minh Chiếu Sưu tập ---o0o--- Mục lục Tập 5 Phần 01 Chuyện con ngỗng trời vàng Ðường lầy Ô Sào thiền sư Năm con lừa Hành động bất khả tư nghì của một bậc đã tu chứng Phần 02 Cụ già tu mướn Lạy Phật cầu chồng Khang Hy tìm Phổ Hiền Phật ở đâu? Ðức Phật và Chiến Già
31/05/2011(Xem: 24094)
Trước khi thành Thiền sư, Trúc Lâm đại sĩ đã từng làm vua nước Đại Việt. Đó là vua Trần Nhân Tông, người đã từng đẩy lui cuộc xâm lăng của quân Mông Cổ.
24/05/2011(Xem: 5258)
Lịch sử đã chứng minh cho chúng ta thấy có không ít những vị Thiền sư Việt Nam đã thể hiện trọn vẹn tinh thần vì dân vì nước. Các Thiền sư này xuất hiện dưới nhiều dạng khác nhau, khi thì đóng vai Thái sư Khuông Việt, hay người chèo đò Đỗ Thuận, lúc lại là người thầy thuốc Tuệ Tĩnh hay thợ đúc đồng Nguyễn Minh Không, thậm chí có lúc tự tại ở ngôi vị đế vương xông pha trước mũi tên lằn đạn để chống đỡ cho muôn dân thoát khỏi nạn dày xéo của ngoại bang. Đối với các Ngài, hình thức cư sĩ, xuất gia, làm vua, làm quan, làm người chèo đò, làm thầy thuốc, làm thợ mộc hay thợ đúc đồng hoặc bất cứ ngành nghề gì chẳng qua chỉ là lớp áo đổi thay không dừng trên sân khấu cuộc đời, trong tâm niệm các Ngài luôn mong mỏi đem lại ấm no hạnh phúc cho dân tộc. Vì vậy, các ngài đi vào cuộc đời mà không bị lợi danh quyền thế làm hoen ố vẩn đục; tâm hồn luôn thanh thoát như những đóa hoa sen thơm ngát giữa bùn lầy mà không bị bùn nhơ làm ô nhiễm. Vì vậy, bất cứ người Việt nào, khi đọc lại những trang sử
22/05/2011(Xem: 3163)
Tít ngoài biển khơi kia, nước xanh hơn cánh đồng hoa mua biếc nhất, trong vắt như pha lê, nhưng sâu thăm thẳm, sâu đến nỗi neo buông không tới đáy...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]