Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

BA: Tuổi Trẻ và Tâm Tình của Một Người Thầy

14/06/201212:06(Xem: 20445)
BA: Tuổi Trẻ và Tâm Tình của Một Người Thầy

TUỆ SỸ ĐẠO SƯ

Thơ và Phương Trời Mộng - Tập 2


Tác giả: Nguyên Siêu
Ban Tu Thư Phật Học Hải Đức Nha Trang
In lần thứ nhất
California - Hoa Kỳ 2006

flowerba

Ba

Tuổi Trẻ và Tâm Tình của Một Người Thầy

Ngày tháng qua đi như nước lũ xuôi nguồn,hấp tấp vội vàng, không hối tiếc. Nhưngtrong dòng nước lũ cuồng nộ ấy vẫn còn tồn đọng đôi mảng rong rêu, như tâm tìnhđơn lẻ.

Hơn 30 năm, từ đầu thập niên 70, Thầy đãđến với anh em học Tăng trên đồi Trại Thủy, Phật Học Viện Hải Đức NhaTrang. Âu cũng là nhơn duyên đâu đó. Vì rằng trong thời gian này Thầy là Giáo sư ĐạiHọc Vạn Hạnh mà cũng là Tổng Thư ký Tòa soạn Tư Tưởng Vạn Hạnh thì làm sao mà bỏđi được. Nhưng không, cái gì đến thì đã đến,đến trong thâm tình của một người Thầy cao cả, một bậc ân sư trao truyền cho nếpsống đạo, nếp sống chân thật và tình người chân thật.

Tăng sinh lớp học của Viện thời bấy giờmới vừa trên dưới đôi mươi, riêng người viết thời ấy mới vừa 19 tuổi đầu. Khung cảnh mái học viện thân thương, trên cóban Giám đốc, trong đó có Thầy, luôn chăm lo cho đàn con son trẻ. Dĩ nhiên, trên lý tưởng “tiếp dẫn hậu lai báoPhật ân đức” là phương châm, hướng đi hàng đầu của quý Ôn hằng ấp ủ. Người mà có tinh thần cấp tiến cho anh em họctăng được theo chương trình phổ thông là Ôn Già Lam, Giám viện các Phật Học ViệnBáo Quốc – Huế; Trung Phần Hải Đức Nha Trang; Tu viện Quảng Hương Già Lam – SàiGòn. Ôn đã cho phép anh em học tăng đượchọc hai chương trình song song, chuyên khoa Phật Học và phổ thông ngoài đời, vìÔn nghĩ rằng kiến thức phổ thông sẽ giúp quý Thầy sau này tiếp xúc với xã hội đượcdễ dàng hoằng pháp lợi sanh. Chính vìtinh thần cảm thông cho giới trẻ mà Ôn đã cho anh em học tăng tự do chọn ngànhhọc của mình. Thấy vậy Ôn Đổng Minh, nayđã viên tịch, khuyên anh em học tăng nên chọn những ngành khoa học hơn là chọnban văn chương, triết học. Ôn nói:

“Đi ban văn chương rồi về làm văn thơ gởitâm tư theo mây gió có ích lợi gì đâu, hãy chọn các ban khoa học như toán, hóahọc... về nghiên cứu, biến chế xì dầu Lá Bồ Đề, Hương Giải Thoát còn có ích hơn.”

Ôn lúc nào cũng thiết thực, đem khả năngphụng sự cho Đạo, cho Đời. Ôn muốn tận dụngkiến thức, khả năng của giới trẻ để phụng sự cho tất cả, mà không muốn uổngcông phí sức. Ôn thường nói:

“Của đàn na tín thí khó tiêu.”

Vì thế, lúc nào Ôn cũng đốc thúc, làm độngcơ cổ súy anh em học Tăng có điều kiện tinh tiến. Chính nhờ công đức đó mà các anh em có ngườitrở thành Bác Sĩ, Hiệu Trưởng, Giáo Sư các trường Bồ Đề, hay giảng dạy lạitrong các Phật Học Viện... Đó là nhữngchân tình của quý Ôn đã nuôi dưỡng học tăng qua các Phật Học Viện của một thờihưng thịnh. Nay quý Ôn đã không còn nữa. Người viết nhớ lại, mỗi khi có Phật sự của Việncần bàn luận thì trên cốc của Ôn Giám viện có đầy đủ quý Ngài: Ôn Già Lam, GiámViện Phật Học Viện; Ôn Từ Quang, thường ở trên cốc trong 3 tháng an cư; Ôn Từ Đàm– Viện trưởng Viện Cao Đẳng; Ôn Đổng Minh – Phó Viện Trưởng Viện Cao Đẳng; ÔnTrừng San – Giám sự Phật Học Viện; và Thầy Tuệ Sỹ... nhưng giờ đã không còn nữa, chỉ còn Ôn MinhChâu ở Vạn Hạnh và Thượng tọa Tuệ Sỹ ở Già Lam. Các Ngài đã xả bỏ báo thân viên tịch, vì thế Viện Cao Đẳng nay chỉ cóxác mà không hồn, ngày tháng âm thầm, nép mình dưới rặng Bồ Đề, hàng phượng vĩ. Một nỗi đau chẳng nói nên lời. Đến nay, mỗi lần Thầy nghĩ về Phật Học Viện HảiĐức, trên đồi Trại Thủy khi xưa lại thấy lòng mình chấn động, bàng hoàng đến rơilệ. Bao lớp bụi phế hưng của vô thường đãchôn chặt tất cả mọi hình ảnh, công sức của các thế hệ Cha Ông, Thầy Tổ. Còn đâu nữa bóng dáng oai nghiêm của Ôn GiàLam về thăm viện. Không còn hình ảnh annhiên tự tại trước hành lang viện của Ôn Từ Đàm và cũng không còn thân giáo aicũng ngưỡng vọng nhưng khiếp sợ của Ôn Đổng Minh mỗi lần chống dù qua thămchúng. Tất cả đã lùi về dĩ vãng, chôn chặtở nơi đó những kỷ niệm tình nghĩa Thầy trò, mà trăm kiếp ngàn đời cũng khó phôipha. Sự hiện thân của quý Ôn vào cuộc đờiđể độ sinh, hành đạo, rồi công viên quả mãn, thệ nguyện đã thành thì quý Ngàithuận thế vô thường, sanh diệt chỉ là huyễn duyên không thật. Quý Ôn có đến có đi, nhẹ như mây trời, bềnh bồngđây đó, không hề vướng bận chút trần duyên, nhưng chúng con, hàng Tăng sinh hậuhọc còn nặng tình ân sư, nghĩa Thầy trò khó mà nguôi ngoai khi nghĩ về nhữngngày tháng cùng chung sống dưới mái Học Viện. Từng mùa an cư kiết hạ, có đầy đủ quý Ôn. Lễ Kiết Giới An Cư, Thầy quản chúng bưng cây đènsáp thỉnh Ôn Từ Quang làm lễ khai chung bảng nơi trai đường. Trong khi đó tất cả đại chúng y hậu chỉnh tề đứngnghiêm trang trong chánh điện. Ôn ĐổngMinh hầu Ôn Từ Quang vào chánh điện để niêm hương bạch Phật làm lễ Yết Ma Kiếtgiới trường. Ôn Đổng Minh đại diện chúngTăng tuyên bố và chỉ rõ ranh giới của giới trường từ hướng đông đến hướng tây,từ hướng nam đến hướng bắc. Phía trướcgiáp cửa bàn pha, phía sau giáp vách hậu Tổ... Tất cả hình ảnh ấy còn đậm nét trong tâm tư những anh em học Tăng thủa ấy.

Suốt ba tháng an cư đều đặn, Ôn ĐổngMinh từ chùa Tỉnh Hội qua Viện trên con đường được mệnh danh là Đại Lộ BìnhMinh, nằm ven triền đồi Trại Thủy, không sót một bữa, đủ chín chục bát cơmin... và cứ thế suốt bao mùa mưa nắng, quý Ôn đã tận tụy nuôi lớn đàn con, đểbây giờ nghĩ về thời ấy mà thương quý Ôn vô vàn.

Cũng trong những mùa an cư này, Ôn Từ Đàmdạy Bát Thức Quy Củ Tụng hoặc Thủ Lăng Nghiêm, Ôn Đổng Minh dạy luật hoặc DuyThức Phương Tiện Đàm. Đâu đó rành rọtnghiêm minh như tấm lòng nồng ấm được trao truyền cho nhiều thế hệ.

Người viết nhớ ngày tổ chức Đại Giới ĐànPhước Huệ, năm 1973, Ôn Già Lam là Đàn Chủ, Ôn Từ Quang làm Đàn Đầu Hòa Thượng. Giới Đàn oai nghiêm trang trọng. Đêm hô canh, chấp lệnh, thiền hành. Trên ba trăm giới tử xuất gia, ban kiến đàn,quản giới tử đều thiền hành từ chánh điện Phật Học Viện đi lên phía trước dãy Tăngphòng đến tháp chuông, lên Kim Thân Phật Tổ, xuống tam cấp Kim Thân, ra trướcchánh điện chùa Tỉnh Hội, vòng qua đại lộ Bình Minh rồi về lại Viện. Một đoàn người vừa chung, vừa bảng, vừa đèn đuốc,tù và, hô canh niệm Phật vang rền cả núi rừng Trại Thủy. Thật là một thời huy hoàng, xiển dương chánhpháp. Tấm biển “Tuyển Phật Trường”, sơnson thếp vàng, Đạo Tràng Chọn Người Làm Phật, được tôn trí ở nhà Thiền, nơi đảnhlễ cung thỉnh Hội Đồng Thập Sư. Bên cạnhnhà Thiền là giảng đường để giới tử trùng tuyên giới luật, treo câu:

“Kích Pháp Cổ, Xuy Pháp Loa Phổ Cáo MộcXoa Ứng Thế”

(Đánh trống Pháp, thổi loa Pháp Báo Hiệu Giới Luật Ứng Hiện Nơi Đời)

Trong ngôi vị Đàn Đầu Hòa Thượng, Ôn TừQuang được cung thỉnh ngồi trên kiệu, có giới tử khiêng từ dưới cổng viện lênchánh điện trong buổi sáng hôm đó. Saubuổi lễ, hầu Ôn về cốc, đến giờ cơm trưa, Ôn nói:

“Hồi sáng quý Thầy khiêng tui trên kiệutui sợ quá, đường dốc, lên tam cấp, cái kiệu cứ lắc lư, tui bắt thót ruột.”

Ôn nói rồi cười, làm mọi người ai cũngcười theo. Ôn Già Lam cũng đùa:

“Có răng mô mà Ôn sợ ?”

Ấy là nếp sống đạo vị của quý Ôn, mà ngườiviết một thời có duyên gần gũi, hầu qúy Ngài, để thấy được tánh đức từ bi, trítuệ sáng ngời tỏa rạng nơi quý Ôn, là những bậc thạch trụ Thiền gia, Long tượngKỳ túc. Nay thì rừng thiền vắng bóng quýÔn, cửa Viện âm ba bặt dứt. Dòng từthanh thản uy nghiêm, nhẹ bước tiêu diêu miền Tịnh độ, để lại sau lưng gót hàicòn sắc nét đâu đó nơi bực thềm, nơi sân, nơi cổng Viện... và đâu đó còn hiển lộ bóng dáng tôn nghiêm củaquý Ngài. Hương thơm giới đức còn xông ướpmái chùa, sắc tướng huyễn thân ảnh hiện từng khóm cây, nhánh lá. Đã gần 40 năm xa Viện nhưng cứ ngỡ như ngày nào,nay chỉ có mình Thầy còn đó. Nhưng còntrong sự nghiệt ngã, đã một lần bị kêu án tử hình giảm xuống còn 14 năm tù ở,và còn bao năm bị quản chế giam lỏng. Thờicuộc đẩy đưa khiến Thầy phải lao đao, nhưng ý chí vững vàng, Thầy vẫn hết mựcgiáo dục chúng con và các thế hệ kế tiếp. Thầy đã nhiều lần khẳng định với anh em Tăng sinh:

“- Người xuất gia, khi cất bước ra đilà hướng đến phương trời cao rộng, tâm tính và hình hài không theo thế tục,không buông mình chiều theo mọi giá trị hư dối của thế gian, không cúi đầu khuấtphục trước mọi cường quyền bạo lực. Mộtchút phù danh, một chút lợi thế, một chút an nhàn tự tại, đấy chỉ là những giátrị nhỏ bé, tầm thường và giả ngụy, mà ngay người đời còn vất bỏ không tiếc nuốiđể giữ tròn tiết nghĩa. Chớ khoa trươngbảo vệ chánh pháp mà thực tế chỉ ôm giữ chùa tháp làm chỗ ẩn núp cho ma vương,làm nơi hội tụ của cặn bã xã hội. Chớ hôhào truyền pháp giảng kinh, thực chất làmượn lời Phật để xu nịnh Vua quan, cầu xin một chút ân huệ dư thừa của thế tục,mua danh bán tước. Xưa kia, khi Vua Chúabắt Sư Tăng cúi đầu nhận tước lộc của Triều đình để làm tôi tớ cho Vương hầu,Chư Tổ đã sẵn sàng đặt đầu mình trước gươm bén, giữ vững khí tiết của người xuấtgia, bước theo chân vô úy, vô cầu của các Thánh đệ tử, được gói trọn trongthanh quy: “Sa môn bất kỉnh vương giả.”

Lời nói khí khái của bậc xuất trần vithượng sỹ. Thầy đã không khiếp sợ trướccường quyền: “Không ai có quyền xét xửtôi, thì không ai có quyền ân xá tôi.”dẫu đứng trước vành móng ngựa nhậnán tử hình. Thầy thanh thản, bình tâm giữtròn tiết tháo của người đệ tử Phật, của kẻ sỹ ý thức được vận mạng quốc giadân tộc, và đảm đương sứ mệnh hoằng truyền giáo pháp của Đức Như Lai.

Thầy luôn tâm niệm: đào tạo Tăng tài,giáo dục tuổi trẻ, nguồn tài nguyên vô tận, để hộ đạo giúp đời, đem niềm an vuitịnh lạc cho quê hương, dân tộc. Thầyluôn khởi động làm chấn hưng văn hóa nước nhà và đóng góp những công trìnhnghiên cứu, dịch thuật, sưu khảo giáo pháp cho ngôi nhà Phật Giáo Việt Nam ngàythêm phong phú.

Bằng tâm niệm đó, Thầy luôn đi bên cạnhcủa nhiều thế hệ Tăng sinh. Thế hệ học Tăngcủa 30 năm trước tại Viện Cao Đẳng Hải Đức, Nha Trang. Thế hệ học Tăng của thập niên 80 của Tu việnQuảng Hương Già Lam. Thế hệ học Tăng củaThừa Thiên – Huế hiện có bây giờ. Thầy đãquán chiếu được môi trường xã hội mang tính thời đại, cũng như truyền thống ViệtNam nhiều nghìn năm. Quán chiếu tự thântheo lẽ thăng trầm sinh diệt của cuộc đời. Thầy nói:

“... Thế hệ của Thầy thừa hưởng đượcnhiều từ Thầy Tổ, nhưng chưa hề báo đáp ân đức giáo dưỡng cao dày trong muôn một. Chỉ mới tròn 30 tuổi đã phải khép cổng chùa,xách cuốc lên rừng, xuống biển, cũng mưu sinh lao nhọc như mọi người. Rồi lại vào tù, ra khám cũng linh đinh theo vậnnước thăng trầm. Sở học, sở tri cũng cùnmòn theo tuổi đời, năm tháng. Duy chưacó điều gì thất thố làm điếm nhục tông môn, uổng công Sư trưởng tài bồi. Một chút niềm tin chưa hề thoái thất, chỉmong cùng chia sẻ với thế hệ kế thừa. Mộtthế hệ đang trưởng thành để khơi tỏ ngọn đèn Chánh pháp giữa một đất nước thấmnhuần phong hóa.”

Tất cả tâm tư Thầy được diễn đạt đếnanh em học Tăng bằng máu và nước mắt. Bằngtrái tim nồng nhiệt, lo lắng cho thế hệ tương lai. Thầy đặt niềm tin nơi thế hệ tiếp nối giữtròn tiết tháo của kẻ sỹ mà không bị lung lạc bởi thế tục lợi danh. Thế hệ đó đi trên đoạn đường Chánh pháp, nêucao chí nguyện xuất trần để khỏi cô phụ công ơn Thầy Tổ. Mong cho các thế hệ kế thừa được vuông tròntheo ý nguyện của sơ tâm, giữ vững niềm tin trong sáng để tự tồn trên lý tưởnggiác ngộ. Thầy khuyên:

“Cầu mong các con có đủ dũng mãnh để đibằng đôi chân của mình, nhìn bằng đôi mắt của mình; tự xác định hướng đi chochính mình. Thầy sẽ là người bạn đồnghành với các con trên đoạn đường bóng xế của đời mình.”

(Thư gởi Tăng sinh Thừa Thiên – Huế. Ngày 28-10-2003)

Còn gì để nói về tâm tình của một bậcThầy cao cả! Bậc Ân sư của nhiều thế hệ Tăng sinh!

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
06/12/2014(Xem: 3629)
T huở nhỏ tôi mồ côi bố sớm, ở vào cái tuổi con nít vừa mới chập chững biết đi chưa nói được câu gọi bố lần đầu, bố tôi đã đi về miền cát bụi. Sự ra đi của ông đột ngột quá, còn trẻ quá mới 27 tuổi đầu làm sao không để lại bao luyến tiếc cho người ở lại. Dĩ nhiên mẹ tôi là người chịu nhiều đau đớn nhất, mới lấy chồng được hai năm cộng thêm đời chiến binh nên chỉ ở gần chồng vỏn vẹn có một tháng là nhiều. Con thơ còn bế ngửa trên tay, đầu quấn khăn tang người chồng yêu quí, đã phải xách tay nải leo lên chiếc thuyền viễn xứ nhổ neo lên đường như một bài hát nào đó.
01/12/2014(Xem: 13053)
Nguyên gốc tác phẩm này là của Genro, một Thiền sư thuộc tông Tào động Nhật Bản, viết và xuất bản năm 1783. Mỗi câu chuyện là một công án mà tác giả đã có lời bình và kệ đi kèm. Fugai, người thừa kế Genro, thêm nhận xét của sư, câu đối câu, vào sách của thầy. Tôi sẽ dịch các câu chyện hay tắc, gồm cả lời bình của Genro và nhận xét của Fugai trong hầu hết các câu chuyện để tham khảo. Có khi gặp bài kệ cũng dịch để khuyến khích học tập.
28/11/2014(Xem: 4247)
Tôi và cả vợ tôi nữa, hình như mấy ngày hôm nay, lòng lúc nào cũng tràn ngập niềm vui, hạnh phúc vô cùng! Chuyện chẳng có gì to tát lắm đâu mà sao chúng tôi vui mừng đến vậy. Tối thứ bảy vừa qua, sau khi tắt đèn, mở cửa phòng đi tìm nước uống chuẩn bị đi ngủ, tôi phát hiện ngay trước cửa phòng một túi quà nhỏ, món quà nhỏ bé của các con tôi, với một tờ giấy võn vẹn sáu chữ "Happy 40th year from your children". Chỉ với sáu chữ võn vẹn đó...đã khiến vợ chồng tôi ngẩn ngơ, quên đi hai chiếc đồng hồ tuyệt đẹp trên tay vợ tôi! Vợ tôi thì xúc động lắm, còn tôi, miệng thì luôn hỏi sao tụi nó lại nhớ đến ngày cưới của mình, nhưng lòng lại mơ màng nghĩ về những ngày này của 40 năm trước...Tôi cưới vợ!
16/11/2014(Xem: 5010)
Sau khi kết hôn hai năm, chồng tôi bàn với tôi đón mẹ lên ở chung để chăm sóc bà những năm tuổi già.Chồng tôi mất cha từ ngày anh còn nhỏ, mẹ chồng tôi là chỗ dựa duy nhất, mẹ nuôi anh khôn lớn, cho anh học hết đại học. “Khổ đau cay đắng” bốn chữ ấy vận đúng vào số phận mẹ chồng tôi! Tôi nhanh chóng gật đầu, liền đi thu dọn căn phòng có ban công hướng Nam, phòng có thể đón nắng, trồng chút hoa cỏ gì đó.Chồng tôi đứng giữa căn phòng ngập tràn nắng, không nói câu nào, chỉ đột ngột bế bổng tôi lên quay khắp phòng, khi tôi giãy giụa cào cấu đòi xuống, anh nói: “Đi đón mẹ chúng ta thôi!”.
15/11/2014(Xem: 10241)
Không và Có tương quan mật thiết với nhau như bóng với hình. Có bao nhiêu cái có thì cũng có bấy nhiêu cái không. Nếu cái có vô cùng vô tận, thì ...
14/11/2014(Xem: 4744)
Tại một ngôi trường tiểu học trong một thị trấn nhỏ ở Hoa Kỳ hôm nay là ngày đầu tiên khai giảng cho năm học mới. Cô Thompson là giáo viên phụ trách dạy lớp Năm. Cô giáo đứng trước các học sinh trong lớp học của mình và tương tự như các giáo viên khác, cô cũng nhìn khắp lượt vào các em học sinh và nói là cô sẽ thương yêu tất cả các học trò của cô như nhau, không có sự phân biệt nào cả. Cô đã nói với các đứa trẻ này điều đó, một điều mà cô tự biết là không thật lòng và cô biết là mình sẽ không thực hiện được.
08/11/2014(Xem: 6092)
Người đàn bà ngồi tựa vào tường trên lối mòn của một con hẻm. Mệt mỏi và thiếp đi cạnh quang gánh của mình. Hai đầu gánh là đủ thứ quà vặt như bánh tráng, kẹo, đến chanh, ớt… rồi có cả đồ chơi trẻ con chằng cột. Chị như muốn kéo cả thế giới chung quanh đi theo mình trong cuộc mưu sinh nhọc nhằn không có ngày tháng cuối.
07/11/2014(Xem: 7532)
Tại sao lại là những bài học bình dị? Vì những câu truyện ở đây sẽ chỉ ra cho các em thấy được những bài học đạo đức rất gần gũi trong cuộc sống...
07/11/2014(Xem: 31972)
Nói "Chùa Khánh Anh sau 30 năm" có nghĩa là đã bắt đầu bước sang năm thứ 30+1... Thật vậy, chùa Khánh Anh bắt đầu sinh hoạt từ Lễ Phật Đản 1974, tức 1 năm trước biến cố lịch sử 30/4/1975. Tại sao lại không phải là sau ngày 30/4/75 như nhiều nơi khác, và nhiều chùa khác ở hải ngoại? Thưa quý vị và bà con cô bác, đó mới là có chuyện để kể lại. Và cái đoạn này có nhiều chuyện để kể lắm. Nghĩa là nguyên nhân do đâu, và từ bao giờ đưa đến việc thành lập chùa Khánh Anh trước năm 75 và sinh hoạt cho đến ngày hôm nay?
01/11/2014(Xem: 5425)
Trước 1975, tôi là một phi công Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa. Tôi qua Mỹ từ ngày mất nước, khi tuổi đời vừa mới 25. Mang tiếng pilot bay bướm nhưng tôi không có lấy một mảnh tình, bởi vì tôi không có tài tán gái. Thời đó mặc dù phụ nữ Việt nam cao giá, mấy thằng bạn không quân lanh lẹ vẫn vớt được một cô vợ Việt. Tôi khù khờ, vài năm sau đành yên bề gia thất với một thiếu nữ Mỹ tuổi đôi mươi. Hồi mới cưới, cuối tuần tôi thường dẫn Carrol hội họp bạn bè, nhưng nàng cảm thấy lạc lõng giữa đám người Việt bất đồng ngôn ngữ và từ chối những buổi họp mặt. Xuất giá tòng thê, mất liên lạc với đám bạn cũ, tôi hoàn toàn hội nhập vào đời sống Mỹ. Khi đứa con gái lên 5, chẳng may Carrol bị bịnh thận. Căn bịnh quái ác kéo dài hành hạ nàng hơn 20 năm và nàng qua đời vào thời gian đứa cháu ngoại vừa tròn 3 tuổi. Gần 2 năm qua, nỗi buồn mất người vợ Mỹ tuy đã nguôi ngoai nhưng tôi vẫn giữ thói quen sống không bè bạn, vẫn âm thầm cô đơn chiếc bóng.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]