Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

[81 - 90]

13/02/201217:42(Xem: 8420)
[81 - 90]

DẠO BƯỚC VƯỜN THIỀN

(333 Câu Chuyện Thiền)

Đỗ Đình Đồng góp nhặt

 

81. NHỮNG ĐỨA CON CỦA ĐỨC HOÀNG THƯỢNG

Sơn Cương Thiết Chu (Yamaoka Tesshu) là gia sư của Nhật hoàng. Sư còn là một bậc thầy về kiếm thuật và là một đệ tử giỏi của Thiền.

Nhà của sư là chỗ trú chân của những kẻ la cà vất vưởng. Sư chỉ có một bộ quần áo duy nhất, vì vậy trông sư lúc nào cùng nghèo.

Hoàng đế nhìn thấy quần áo sư sờn mòn quá đỗi, liền ban cho sư ít tiền để mua quần áo mới. Hôm sau Sơn Cương lại xuất hiện cũng với bộ quần áo cũ nát đó.

Hoàng đế hỏi: “Quần áo mới thế nào rồi, thầy Sơn Cương?”

Sơn Cương giải thích: “Bần tăng đã gửi quần áo đó cho những đứa con của đức Hoàng thượng rồi.”

(Thiền Cốt Thiền Nhục)

82. NGƯƠI LÀM GÌ VẬY?

HÒA THƯỢNG NÓI GÌ VẬY?

Trong những lúc gần đây, người ta nói nhiều chuyện vô lý về sư phụ và đệ tử, về việc người học trò ưu ái thừa kế giáo lý của thầy, ghi nhận họ truyền đạo sang trò. Dĩ nhiên Thiền phải được truyền bằng cách này, tâm truyền tâm, và sự thật đã được truyền như thế trong quá khứ. Im lặng và khiêm tốn ở cương vị cao hơn là chuyên môn và xác quyết. Người thọ nhận một giáo lý như thế có thể giữ kín sự vụ có khi đến vài chục năm. Mãi cho đến khi có người khám phá ra, do cần cầu, rằng chân sư đã có sẵn bên cạnh, người ta biết rằng giáo lý đã được truyền thụ, rồi ngay cả khi thời cơ đến một cách hoàn tòan tự nhiên và giáo lý tạo lấy lối đi theo quyền riêng của nó. Một cách vô điều kiện ông thầy còn nói, “Tôi là người thừa kế sư Mỗ.” Một lời tuyên bố như thế tỏ ra trái ngược hoàn toàn.

Thiền sư Mu-nan chỉ có một người thừa kế tên là Tướng Trung (Shoju). Sau khi Tướng Trung hoàn tất việc học Thiền, Mu-nan gọi Tướng Trung vào phòng riêng. Sư nói: “Tôi đã già rồi và tôi biết cho đến bây giờ, Tướng Trung, anh là người duy nhất sẽ truyền giáo lý này. Đây là một quyển sách được truyền xuống sư này đến sư khác đã bảy đời. Tôi cũng đã thêm vào nhiều điểm theo hiểu biết của tôi. Sách này rất có giá trị, tôi trao nó lại cho anh, tượng trưng cho quyền thừa kế.”

Tướng Trung đáp: “Nếu sách ấy là vật quan trong như vậy, tốt hơn hòa thượng hãy giữ lấy. Con thọ nhận Thiền không văn tự của hòa thượng và con hài lòng như thế.”

Mu-nan nói: “Tôi biết. Dù vậy, tác phẩm này được truyền từ sư này đến sư khác đã bảy đời, vì vậy anh có thể giữ nó làm tín vật thọ nhận giáo lý ấy. Đây.”

Bất ngờ hai người đang nói chuyện trước một lò lửa. Ngay lúc sách vừa chạm vào tay, Tướng Trung dúi nó vào than hồng. Tướng Trung không có tham vọng sở hữu.

Mu-nan, trước giờ chưa từng nổi giận, hét lên: “Ngươi làm gì vậy?”

Tướng Trung hét lại: “Hòa thượng nói gì vậy?”

(Thiền Cốt Thiền Nhục)

83. MỘT NỐT NHẠC THIỀN

Sau khi Kakua diện kiến Nhật hoàng, không ai biết sư thế nào. Sư là người Nhật đầu tiên đến Trung hoa học Thiền, nhưng vì sư không biểu lộ điều gì, chỉ trừ một nốt nhạc duy nhất, người ta không nhớ sư có mang Thiền về quê hương.

Kakua viếng Trung quốc và nhận được chánh giáo. Khi ở Trung quốc sư không hành cước mà chỉ thiền định liên tục. Sư sống trong một ngọn núi hẻo lánh. Khi nào có người tìm thấy sư và yêu cầu chỉ dạy, sư chỉ nói một vài lời và dời đi chỗ núi khác, nơi khó tìm thấy hơn.

Hoàng đế nghe nói về Kakua, khi sư trở về Nhật, liền yêu cầu sư dạy Thiền để khuyến thiện nhà vua cũng như quần thần.

Kakua đứng trước nhà vua, im lặng. Rồi từ trong tăng bào sư lấy ra một cây sáo và thổi lên một tiếng ngắn. Sau khi cúi đầu lễ bái, sư biến mất.

(Thiền Cốt Thiền Nhục)

84. ĂN LỜI TRẮCH MẮNG

Một hôm nhiều chuyện xảy ra làm trễ việc chuẩn bị nấu bữa ăn chiều của Fugai, một Thiền sư phái Tào Động, và tăng chúng trong chùa. Trong lúc vội vàng ông tăng nấu ăn cầm cái liềm ra vườn cắt những ngọn rau xanh, xắt nhỏ nấu canh. Vì vội vã, ông ta không biết có một phần con rắn bị cắt theo rau.

Đồ chúng của Fugai nghĩ rằng họ chưa bao giờ được ăn một bữa canh ngon như thế. Nhưng khi chính Fugai thấy trong bát mình cái đầu rắn, sư cho gọi ông tăng nấu ăn đến. “Cái gì thế này?” sư giơ cái đầu rắn lên hỏi.

“Ồ, cảm ơn hòa thượng,” ông tăng nấu ăn cầm lấy cái đầu rắn ăn lẹ làng.

(Thiền Cốt Thiền Nhục)

85. VẬT CÓ GIÁ TRỊ NHẤT TRÊN THẾ GIAN

Một đệ tử hỏi Tào Sơn, một Thiền sư Trung hoa: “Cái gì có giá trị nhất trên thế gian này?”

Sư đáp: “Cái đầu con mèo chết.”

Người đệ tử lại hỏi: “Tại sao cái đầu con mèo chết lại có giá trị nhất trên thế gian?”

Tào Sơn đáp: “Bởi vì không ai nói giá nó được.”

(Thiền Cốt Thiền Nhục)

86. HỌC IM LẶNG

Các đệ tử của Thiên Thai tông thường học thiền định trước khi Thiền đến Nhật Bản. Có bốn đệ tử là bạn thân, họ hứa với nhau là họ sẽ giữ im lặng trong bảy ngày.

Ngày thứ nhất tất cả đều im lặng. Sự thiền định của họ bắt đầu một cách thuận lợi, nhưng khi đêm đến các ngọn đèn dầu trở nên mờ dần, một người trong bọn không chịu được kêu người phục vụ: “Hãy sửa mấy cái đèn ấy đi!”

Người thứ hai ngạc nhiên vì nghe người thứ nhất nói, liền nhắc: “Chúng ta đã đồng ý là không ai được nói tiếng nào.”

“Hai chúng mày đều ngu. Tại sao chúng mày nói chứ?”

“Tao là người duy nhất không nói,” người thứ tư kết luận.

(Thiền Cốt Thiền Nhục)

87. LÃNH CHÚA ĐẦU BÒ

Hai Thiền sư Đại Ngu (Daigu) và Ngu Đường (Gudo) được một lãnh chúa mời đến diện kiến. Khi đến nơi, Ngu Đường nói với lãnh chúa: “Ngài bản tánh trí tuệ và có khả năng bẩm sinh để học Thiền.”

“Vô lý,” Đại Ngu nói. “Tại sao ông lại nịnh cái đầu bò này chứ? Ông ta có thể là một lãnh chúa nhưng đâu có biết gì về Thiền.”

Vì vậy, thay vì xây chùa cho Ngu Đường, lãnh chúa xây chùa cho Đại Ngu và học Thiền với sư.

(Thiền Cốt Thiền Nhục)

88. MƯỜI NGƯỜI THỪA KẾ

Các đệ tử Thiền thề rằng dù cho bị thầy giết chết họ cũng học Thiền. Họ thường cắt ngón tay lấy máu in dấu quyết tâm của họ. Trong lúc lời thệ nguyện chỉ còn là hình thức, và vì lý do này, một đệ tử đã chết dưới tay của Dịch Đường (Ekido) khiến cho anh ta có vẻ là một kẻ hy sinh vì đạo.

Dịch Đường trở thành một ông thầy nghiêm khắc. Các đệ tử sợ sư. Một trong những đệ tử giữ nhiệm vụ đánh chuông báo giờ giấc trong ngày, đã bỏ lỡ nhịp đánh khi mắt của anh ta bị một cô gái đẹp, đi ngang qua cổng chùa, hấp dẫn.

Ngay lúc đó, Dịch Đường đã đứng sau lưng anh, đánh anh một gậy và cú đánh bất ngờ đã giết chết người đệ tử.

Người bảo trợ của người đệ tử, nghe tai nạn xảy ra, đến ngay Dịch Đường.

Khi biết rằng không thể trách sư, ông ta ca ngợi sư vì sự chỉ dạy nghiêm túc.

Thái độ của Dịch Đường vẫn y như lúc người đệ tử còn sống.

Sau khi sự việc xảy ra như thế, Dịch Đường đã có thể đào tạo hơn mười người giác ngộ thừa kế dưới sự hướng dẫn của sư, một con số phi thường.

(Thiền Cốt Thiền Nhục)

89. SỰ CẢI HÓA CHÂN THẬT

Lương Khoan (Ryokan) đã hiến đời mình cho việc học Thiền. Một hôm sư nghe người cháu trai, bất chấp lời khuyên răn của thân nhân, đã tiêu phí tiền bạc với một kỹ nữ. Khi người cháu trai thay thế sư quản lý của cải và tài sản gia đình đang trong hồi tiêu tán, các thân nhân yêu cầu sư làm cách nào để cứu vãn tình hình.

Lương Khoan phải đi qua một con đường dài đến viếng người cháu trai sư đã nhiều năm không gặp mặt. Người cháu tỏ ra có vẻ vui mừng khi gặp lại ông chú của mình và mời chú ở lại qua đêm.

Lương Khoan ngồi thiền suốt đêm. Sáng hôm sau khi ra đi sư chỉ với người thanh niên: Chú ắt phải già đi rồi, tay run quá. Cháu giúp chú buộc lại sợi dây dép rơm này được không?

Người cháu vui vẻ giúp chú. Lương Khoan kết thúc: “Cảm ơn cháu. Cháu thấy không, mỗi ngày con người ta trở nên già yếu dần. Cháu hãy tự bảo trọng lấy mình.” Rồi Lương Khoan từ giả, không một lời về người kỹ nữ hay về sự phàn nàn của thân nhân. Nhưng từ sáng hôm ấy, người cháu không còn phung phí tiền của nữa.

(Thiền Cốt Thiền Nhục)

90. TÁNH TÌNH

Một Thiền sinh đến phàn nàn với Thiền sư Bàn Khuê: “Bạch hòa thượng, con có một cái tính bất trị. Làm sao con có thể trị nó được?”

Bàn Khuê đáp: “Anh có cái gì lạ lắm sao? Hãy đưa đây tôi xem.”

Người đệ tử trả lời: “Ngay bây giờ thì con không thể cho hòa thượng xem được.”

Bàn Khuê hỏi: “Khi nào thì con có thể cho ta xem được?”

Người đệ tử đáp: “Nó xuất hiện bất ngờ lắm.”

Bàn Khuê kết luận: “Vậy nó chẳng phải là bản tánh chơn thật của con. Nếu là bản tánh chơn thật, con có thể cho ta xem bất cứ lúc nào. Khi sinh ra con không có nó, cha mẹ cũng không cho con. Hãy nghĩ kỹ xem.”

(Thiền Cốt Thiền Nhục)
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
16/09/2011(Xem: 11400)
Tôi cảm động, vì sống trong đạo giải thoát tôi đã tiếp nhận được một thứ tình thiêng liêng, trong sáng; một thứ tình êm nhẹ thanh thoát đượm ngát hương vị lý tưởng...
12/09/2011(Xem: 3621)
Hồ Biểu Chánh (1884–1958), tên thật là Hồ Văn Trung, tự Biểu Chánh, hiệu Thứ Tiên; là một nhà văn tiên phong của miền Nam Việt Nam ở đầu thế kỷ 20. Ông sinh năm 1885 (trong giấy khai sinh ghi ngày 1 tháng 10 năm 1885) tại làng Bình Thành, tỉnh Gò Công (nay thuộc huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang). Ông xuất thân trong một gia đình nông dân, thuở nhỏ học chữ Nho, sau đó chuyển qua học quốc ngữ, rồi vào trường trung học ở Mỹ Tho và Sài Gòn. Năm 1905, sau khi đậu Thành chung, ông thi vào ngạch ký lục của Soái phủ Nam Kỳ; làm ký lục, thông ngôn, thăng dần đến đốc phủ sứ (1936), từng giữ chức chủ quận (quận trưởng) ở nhiều nơi. Ông vốn có tiếng thanh liêm, yêu dân, thương người nghèo khổ.
11/09/2011(Xem: 12428)
Tôi thức dậy trong một sự yên tĩnh như thế ấy ở Pomona. Tiếng chim hót vang rừng những không thể nói là tiếng ồn. Nó lại càng làm cho sự yên lặng thêm sâu hơn về bề sâu là khác.
06/09/2011(Xem: 10476)
Đóa sen, nếu nhìn dưới kính hiển vi và suy luận theo thiên văn học, là nền tảng của vũ trụ và cũng là một phương tiện giúp ta khám phá vũ trụ.
05/09/2011(Xem: 7456)
Điều tôi muốn là con đường đưa đến sự chấm dứt mọi đau khổ, một con đường đã được khám phá hơn hai ngàn năm trăm năm nay nhưng mãi đến thời gian gần đây tôi mới ý thức được nó.
05/09/2011(Xem: 6206)
Tinh thần Hoa Nghiêm từng dạy một câu rất thâm sâu nhưng chỉ cần lắng tâm là có thể nắm bắt được. Đó là: “Khoảnh khắc chứa đựng thiên thu”. Mỗi phút giây là mỗi thách thức của ta qua sự hiện hữu ở cõi Ta Bà này. Ta phải nghĩ thế nào để có chánh niệm, thở thế nào để có tỉnh thức, sống thế nào để có an lạc. Bước được một bước chân vào Tịnh Độ thì cần gì trăm năm?! Khoảnh khắc đó chính là thiên thu đấy.... Đức Phật là tiêu biểu tuyệt hảo về Từ, Bi, Hỷ Xả. Đó là Tứ Vô Lượng Tâm toàn bích, không một tỳ vết, thể hiện qua suốt cuộc đời thị hiện ta-bà của Ngài.
01/09/2011(Xem: 2746)
Lữ khách một mình trên lối mòn vào thung lũng An-nhiên. Núi rừng trùng điệp miền Bản-ngã-sơn huyền bí, nhàn nhạt ánh mặt trởi trên bóng lá thâm u. Mơ hồ đâu đó phảng phất khói lam ai đốt lau làm rẫy dưới sườn non.
31/08/2011(Xem: 12980)
Cám ơn nàng. Nàng đã đem lại cho ta SỰ THẬT. Nàng đã cho ta thấy cái phi lý của tưởng tượng. Ta sẽ không còn ôm giữ một hình ảnh nào, vì Phật đã dạy: Pháp còn phải bỏ huống chi phi pháp.
29/08/2011(Xem: 6958)
Cha cô vẫn nói, cô giống mẹ từ chân tơ, kẽ tóc, vừa xinh đẹp, vừa tài hoa. Cha thương nhớ mẹ bao nhiêu là yêu quí cô bấy nhiêu.
29/08/2011(Xem: 14073)
Bàng bạc khắp trong tam tạng kinh điển, hằng hà sa số mẩu truyện, đức Phật thường nhắc đến sự liên hệ giữa Ngài và các đệ tử, giữa chúng sanh và Ngài trong những kiếp quá khứ.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]