Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chuyện 31 - 40

24/01/201221:34(Xem: 7446)
Chuyện 31 - 40
Một trăm lẻ một câu chuyện Thiền
Trần Trúc Lâm

31. Mọi Thứ Ðều Là Thượng Hảo Hạng

Khi Banzan đi qua chợ nghe được câu chuyện đối thoại giữa anh hàng thịt và người khách mua.

"Bán cho tôi miếng thịt ngon nhất trong hàng của ông," khách bảo.

"Món gì trong hàng của tôi cũng đều thượng hảo hạng cả," anh hàng thịt trả lời. "- đây, bà không thể tìm thấy miếng thịt nào mà không phải là thượng hảo hạng." Qua câu chuyện, Banzan chợt liễu ngộ.

32. Thời Giờ Là Châu Báu

Một Sứ quân hỏi Takuan, một vị thiền sư, một lời khuyên cách dùng thì giờ như thế nào. Ông ta cảm thấy thời gian trôi lâu quá, suốt ngày ngồi cứng người ở trướng để mọi người bái kiến.

Takuan viết tám chữ Hán để trao lại:

Một ngày không có hai

Thời giờ là châu báu.

Ngày này không hề trở lại

Mỗi phút đáng giá một viên ngọc quí.

33. Bàn Tay Của CỦA MOKUSEN 

Mokusen Hiki trụ trì ở một tự viện thuộc tỉnh Tamba. Một trong những đệ tử than phiền với ngài về tánh bủn xỉn của vợ mình. Mokusen đến viếng bà vợ của người đệ tử và giơ ra nắm đấm trước mặt người đàn bà.

"Vậy là có ý gì?" bà ta ngạc nhiên hỏi.

"Giả sử nắm tay của ta cứ như thế này mãi. Bà gọi nó là gì?" ngài hỏi.

"Dị dạng," người đàn bà trả lời.

Rồi ngài xòe bàn tay ra trước mặt bà và hỏi: Giả sử nếu nó cứ như thế này mãi, bà gọi thế nào?"

"Một loại dị dạng khác," bà ta trả lời.

"Nếu bà hiểu được như vậy," Mokusen kết luận, "bà là một người vợ tốt." Xong ngài ra về.

Sau lần viếng thăm đó, người đàn bà hết lòng giúp chồng bố thí và tiết kiệm.


34. Một Nụ Cười Trong Ðời

Suốt đời Mokugen, chưa ai thấy ngài cười cho đến khi sắp chết. Vào ngày cuối ngài bảo với các đệ tử trung thành: "Các con học với ta hơn mười năm nay. Giờ hãy cho ta thấy lối liễu ngộ thiền của các con như thế nào. Ai biểu lộ rõ nhất sẽ được truyền y bát và kế tục ta."

Mọi người đều chăm chú vào gương mặt nghiêm trọng của Mokugen mà không ai trả lời.

Encho, một đệ tử theo thầy đã lâu, bước đến cạnh giường. Ông đẩy chén thuốc tới vài phân. Ðó là câu trả lời của ông khi được hỏi đến.

Nét mặt thầy càng thêm nghiêm trọng. "Con chỉ hiểu có vậy thôi ư?" Mokugen hỏi.

Encho lại đưa tay ra kéo lui chén thuốc.

Một nụ cười thật tươi lộ trên mặt Mokugen. "Thằng nhãi," ngài nói với Encho. "Con đã theo ta mười năm mà chưa hề thấy toàn thân của ta. Hãy cầm lấy y bát. Chúng thuộc về con."


35. Mỗi Phút Ðều Là Thiền

Mỗi thiền sinh phải sống cạnh thầy ít ra cũng phải mười năm trước khi thu dạy kẻ khác. Tenno, vừa trải qua thời kỳ học tập và nay trở thành thiền sư, đến thăm Nan-in. Hôm ấy trời mưa, nên Tenno mang guốc và cặp một cái dù. Sau khi chào hỏi, Nan-in lên tiếng: "Có lẽ ông đã để guốc trước tiền đường. Ta muốn biết chiếc dù của ông nằm bên phải hay bên trái của đôi guốc."

Tenno bối rối không đáp lại ngay được. Ông ta hiểu ra rằng mình chưa sống thiền trong từng phút. Ông ta trở thành đồ đệ của Nan-in, và học trong sáu năm nữa để đạt đến mức thiền trong từng phút.


36. Mưa Hoa

Subhuti (Bồ Tát Quán Tự Tại) là một đệ tử của Ðức Phật Thích Ca. Ngài có khả năng thấu triệt được tiềm năng của pháp KHÔNG, quan niệm cho rằng sự vật không hiện hữu, mà do tương tác giữa chủ thể và đối tượng.

Một ngày kia Subhuti, đang hành thâm bát nhã chiếu Không dưới một đại thụ. Hoa bỗng rơi xung quanh Ngài.

"Chúng tôi xin cúng dường bài pháp về Không của Ngài," các phạm thiên thì thầm bên Ngài.

"Nhưng ta chưa nói gì về Không mà," Subhuti nói.

"Ngài chưa nói đến Không, chúng tôi chưa nghe đến Không," thiên thần trả lời. "Ðó thực sự là Không" Và hoa đổ xuống Ngài như mưa.


37. An Tống Kinh Ðiển

Tetsugen, một kẻ mộ Thiền ở Nhật, quyết định ấn tống kinh Phật, lúc bấy giờ chỉ bằng Hán ngữ. Bản in tạng kinh phải được khắc bằng bản gổ đến sáu ngàn tấm, một công tác to lớn vô lường.

Tetsugen bắt đầu du hành và quyên tiền đóng góp của bá tánh thập phương. Vài kẻ có lòng, biếu ông cả trăm lượng vàng, nhưng hầu hết còn lại thì chỉ cúng vài xu. Ông cảm tạ mỗi khách bố thí lòng tri ân ngang nhau. Sau mười năm Tetsugen kiếm đủ số tiền để khởi sự công tác.

Nhưng lúc ấy sông Uji gây lụt lội. Nạn đói kéo theo. Tetsugen dùng tiền đã quyên góp được để in kinh, phân phát cứu đói. Rồi ông ta lại bắt đầu đi quyên góp trở lại.

Vài năm sau, một trận ôn dịch tràn lan khắp nơi. Lần nữa, Tetsugen lại phân phát hết tiền quyên góp để cứu nhân độ thế.

Ông lại khởi công lần thứ ba, và sau mười hai năm ông đạt được ước nguyện. Bản gỗ in bộ kinh đầu tiên hiện được trưng bày tại Tu viện Obaku ở Kyoto.

Người Nhật thường truyền tụng cho con cháu nghe rằng Tetsugen đã làm ra ba bộ kinh, và rằng hai bộ đầu còn vượt trội hơn bộ chót.


38. Sự Nghiệp Của GISHO

Gisho thọ giới sa di lúc mười tuổi. Cô trải qua thời huân tập cũng giống như những chú tiểu khác. Khi đến tuổi mười sáu cô tìm học từ thiền sư này đến thiền sư khác.

Cô đã học với Unzan trong ba năm, với Gukei sáu năm, nhưng vẫn chưa thấy được nẻo sáng. Cuối cùng cô tìm đến thiền sư Inzan.

Inzan đối xử với cô không phân biệt phái tánh. Ngài quát mắng cô như sấm động. Ngài tát cô thẳng thừng cốt đánh thức bản lai diện mục của cô.

Ginsho lưu học với Inzan mười ba năm, và ở đó cô thấy ra điều cô bấy lâu tìm kiếm!

Ðể ca tụng cô, Inzan làm bài kệ:

Ni cô này học với ta mười ba năm.

Ban tối cô thiền quán chiếu công án sâu xa,

Ban sáng cô lại đắm chìm trong công án khác,

Sư cô người Hoa Tetsuma cũng không thể hơn cô,

Và kể từ Mujaku chẳng có ai thành khẩn như Gisho!

Còn rất nhiều cửa cô phải đi qua.

Cô còn phải nhận nhiều cú đấm từ bàn tay sắt của ta.

Sau khi Gisho giác ngộ, cô đến tỉnh Banshu lập ra thiền viện riêng, và thu dạy hai trăm sư nữ khác cho đến ngày cô viên tịch vào một năm giữa tháng Tám.

39. Ngủ Trưa

Thiền sư Soyen Shaku viên tịch lúc sáu mươi mốt tuổi. Hoàn thành sự nghiệp, ngài để lại một giáo pháp dồi dào hơn bất cứ thiền sư nào khác. Giữa mùa hạ, đồ đệ của ngài thường hay ngủ trưa, và ngài giả tảng lơ nhưng riêng ngài thì không bao giờ chểnh mảng.

Khi mới mười hai tuổi, ngài đã học thiền quán giáo pháp phái Tendai. Một buổi trưa hè, khí trời oi ả, cậu bé Soyen duổũi thẳng chân đánh một giấc khi thầy vừa đi khỏi.

Ba giờ sau, cậu chợt thức khi thầy trở vào, nhưng đã muộn. Cậu nằm đơ ra đấy ở ngưỡng cửa.

"Xin thứ lỗi cho, xin thứ lỗi cho," sư phụ của ngài thầm thì, bước cẩn thận qua thân cậu bé như thể là của bậc trưởng thượng. Sau lần ấy, Soyen không bao giờ ngủ trưa nữa.

40. Trong Cõi Mộng

"Sư phụ của chúng ta hay ngủ một giấc trưa," một đệ tử của Soyen Shaku kể. "Khi bọn trẻ chúng tôi hỏi tại sao thầy làm vậy thì thầy bảo: 'ta đi vào cõi mộng để gặp các bậc thánh nhân như Khổng Tử thường làm.’ Khi Khổng Tử ngủ, ngài hay gặp các bậc thánh và sau đó kể lại với các đồ đệ." Một ngày nọ trời nóng quá, vài đứa chúng tôi đánh một giấc. Sư phụ quở trách. ‘Chúng con đến xứ mộng để gặp các bậc thánh nhân như Khổng Tử thường làm,’ chúng tôi vội giải thích. ‘Các thánh nhân nói sao? Sư phụ gắt. Một đứa trong bọn tôi trả lời: ‘Chúng con đến xứ mộng gặp các thánh nhân và hỏi họ có gặp sư phụ của chúng con đến đấy mỗi buổi trưa không, nhưng họ bảo chẳng hề gặp ông ấy,"

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
21/01/2014(Xem: 22595)
Đọc bản dịch Cảnh Đức Truyền Đăng Lục của anh Lý Việt Dũng, tôi không khỏi thán phục khi biết sức khỏe anh rất kém mà vẫn phấn đấu kiên trì để hoàn thành dịch phẩm khó khăn này một cách đầy đủ chứ không lược dịch như ý định ban đầu.
01/01/2014(Xem: 7963)
Sau mấy chục năm dài xa quê hương, lần đầu tiên trở về nước, tôi muốn dành cho cả gia đình một bất ngờ lớn nên không báo trước để ai ra đón cả. Lúc ngồi trên máy bay, tôi mường tượng một cách đơn giản ra con đường nào dẫn vào xóm Biển, nơi tôi đã được sinh ra và lớn lên với tất cả những ngày tháng êm đềm nhất của thời niên thiếu. Nhà tôi bao năm qua vẫn ở nơi ấy, bố mẹ và các em tôi vẫn quây quần cạnh nhau trong cái xóm Biển hiền hòa an bình ấy, nhất định tôi sẽ tìm ra được nhà mình, không lầm lẫn vào đâu được.
31/12/2013(Xem: 3494)
Đời người được bao nhiêu mà chiếc khăn bàn ấy đã ở với tôi gần nửa thế kỷ! Cho đến nay vẫn đang còn và có lẽ sẽ còn mãi với tôi cho đến cuối cuộc đời!
30/12/2013(Xem: 18313)
Hương Lúa Chùa Quê, 1 tập truyện hồi ký, ( 432 trang), hoài niệm tuổi thơ của hai tác giả, vừa là anh em ruột, vừa là hai vị giáo phẩm trong hàng lãnh đạo của PGVN ở hải ngoại, đó là Hòa Thượng Thích Bảo Lạc (Úc Châu) và Hòa Thượng Thích Như Điển (Đức Quốc) . Sẽ online trong thời gian sớm nhất, kính mời quý độc giả đón đọc. Nam Mô A Di Đà Phật.
25/12/2013(Xem: 11791)
Con người sanh ra trên cõi đời này đã mang theo nghiệp nhân của đời trước, lúc lớn lên lại gây tạo thêm nghiệp mới. Nghiệp nhân cũ cộng với nghiệp nhân mới nên chi phối cuộc đời còn lại (cận tử nghiệp) của mỗi người.
20/12/2013(Xem: 11336)
Bộ phim là câu chuyện có thật về chú chó Nhật được cả thế giới biết đến như một biểu tượng về tình yêu thương vĩnh cửu. Đây chắc chắn là bộ phim mà bất kỳ đứa trẻ nào cũng không thể nào quên.
12/12/2013(Xem: 19823)
Bé trai Ryan 5 tuổi sống tại bang Oklahoma (Mỹ) kể về lần nhìn thấy Marilyn Monroe tại một bữa tiệc nhưng chưa kịp tiến lại gần cô đã bị một cú đấm vào mặt bởi một vệ sĩ.
12/12/2013(Xem: 5858)
Vào những ngày cuối tháng của năm, tôi có dịp lên Sàigòn, không khí sinh hoạt nhộn nhịp hẳn lên, bao hình ảnh xem như đã chuẩn bị trước từ nhiều tháng qua, những sắc màu, những âm thanh ầm ỉ của người, xe cộ và sự va chạm của mọi thứ xung quanh trong cuộc sống quay cuồng, làm chóng mặt và choáng ngợp cả mắt…
11/12/2013(Xem: 8426)
Bà cụ già đau yếu than thở với bà bạn thân nhất của mình, “Tôi ghét cái tuổi già. Tôi ghét vì phải ở đây trong cái nhà dưỡng lão này.” Bà bạn lên tiếng, “Chúng mình phải lạc quan.” “Lạc quan về cái quái gì chứ? Trời đất ạ!” “Vậy thì, bà đang đau nhức hay sao?”
11/12/2013(Xem: 23908)
Đi tu không có nghĩa là phải vào chùa, cạo bỏ râu tóc mà phải được hiểu rộng rãi hơn nhiều! Đi tu là một quá trình khám phá tâm linh. Chúng ta học ứng dụng những lời Phật dạy trong đời sống hàng ngày của mình. Tu là chuyển hóa bản thân, từ vô minh đến trí tuệ, là tìm kiếm, khám phá con đường đưa đến hạnh phúc và an lạc.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]