Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

01. Có trí tuệ là biết như thật về…

21/01/201205:42(Xem: 11327)
01. Có trí tuệ là biết như thật về…
CÓ TRÍ TUỆ
LÀ BIẾT NHƯ THẬT VỀ…
Chân Hiền Tâm

Phật dạy:

Giới luật, là chuyện thường tình của thế tục.
Thành tựu định lực, cũng là chuyện thường tình của thế tục.
Thần túc phi hành, cũng là chuyện thường tình của thế tục.
Thành tựu trí tuệ, mới là nghĩa đệ nhất.
Kinh Tăng Nhất A Hàm tập 3
Phẩm Thiên Tử Mã Huyết phần 4

Có trí tuệ là biết như thật về …

Khi đức Phật còn ở nước Xá vệ trong vườn Cấp Cô Độc, một thanh niên đã đến và hỏi Phật: “Người tại gia chúng con nên thực hành những gì để cuộc sống được an ổn và vui vẻ trong hiện tại?”.

Phật dạy: Có 4 việc khiến cuộc sống được an ổn và vui vẻ trong hiện tại.

1. Có phương tiện nuôi thân như làm ruộng, buôn bán, làm quan, viết sách, kế toán, hội họa v.v… Với nghề nghiệp đã có thì siêng năng trau dồi.

2. Tiền kiếm được đúng pháp rồi thì khéo gìn giữ không để mất mát.

3. Tiền tài kiếm được, cần biết chi thu cân đối, không thể thu ít mà chi nhiều, cũng không nên thu nhiều mà chi quá ít. Nếu không có mà chi nhiều, tiêu dùng phung phí, là kẻ tham dục không biết nghĩ đến ngày mai. Nếu tiền của đầy ắp mà không dám tiêu dùng thì trở thành kẻ bỏn xẻn, không nên. Thu chi biết chừng mực điều hòa thì cuộc sống an hòa vui vẻ.

4. Sống chừng mực, không buông lung, không giả dối, không hung hiểm v.v… Người như vậy, với những buồn khổ chưa sinh, có thể ngăn ngừa khiến không sinh. Buồn khổ nào đã sinh, có thể tỉnh sáng tháo bỏ. Những an vui nào chưa sinh, có thể làm nó chóng sinh. An vui nào đã sinh, có thể khiến nó không mất.

Đó là những gì mà Phật đã dạy để một người bình thường có cuộc sống hạnh phúc an vui trong hiện tại. Việc đó không khó đối với người đã có nếp sống quân bình. Khi mình có ý thức trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội, mình tự trở thành kẻ sống chừng mực, không hung hiểm, gian lận, dối trá. Mình không thể rượu chè cờ bạc hay bội phản bạn đời khi thấy việc ấy làm khổ gia đình. Mình cũng không thể tham nhũng hay bán hàng gian hàng giả khi thấy việc đó làm hại cho xã hội. Việc làm chủ bản thân trở thành không khó. Nhưng với người đã quen làm biếng, sống buông lung theo tham dục của riêng mình thì mọi thứ không phải dễ dàng.

Vấn đề là, vì sao có người biết sống chừng mực, có kẻ lại không? Vì hiện tại bị chi phối bởi những nhân của quá khứ, như tương lai bị chi phối bởi những nhân thuộc hiện tại.

Quá khứ đã qua đi, không thể làm gì. Chỉ còn hiện tại và tương lai, nên Phật dạy thêm 4 việc cần làm trong hiện tại, để tương lai có thể được an vui. Thực hành chúng, chính là đang củng cố nhân cách cho chính mình, để thời hiện tại trong tương lai, mình có thể sống chừng mực, không buông lung v.v… Đời sống theo đó mà an vui hạnh phúc.

4 việc đó là:

1. Có niềm tin kính đối với Như Lai. Không bị tà ma ngoại đạo phá hoại.

2. Có giới hạnh đầy đủ: Không sát sinh, trộm cắp, nói dối, tà dâm và uống rượu.

3. Bố thí đầy đủ: Tâm luôn hành bố thí. Thường tự tay mang cho, vui mừng tu hạnh thí xả.

4. Phải có trí tuệ đầy đủ: Phải biết như thật về khổ, tập, diệt, đạo.

Việc đầu tiên là phải có niềm tin đối với Như Lai. Tin Như Lai là tin những gì Như Lai đã nói. Tin Như Lai cũng chính là tin vào lý Nhân duyên Nhân quả. Những gì Như Lai nói không phải từ trên trời rơi xuống, chỉ là giúp ta ý thức hơn về những gì đang xảy ra quanh mình không thông qua cảm xúc và lăng kiến chủ quan. Nếu chịu khó tham cứu Phật pháp, rồi dùng đó quán sát chiêm nghiệm thì sẽ không mấy khó để tin Như Lai. Và niềm tin sẽ được củng cố nếu mình chịu ứng dụng Phật pháp vào đời sống của mình. Không phải một ngày một bữa mà phải dài lâu. Nhờ cái ứng dụng này mà định lực mình có, trí tuệ mình phát triển. Trí tuệ phát triển thì niềm tin mới được củng cố. Không thì thứ gì cũng cứ theo cái thấy của phàm phu mà biện, rồi sinh nghi hối, nghi Phật, nghi pháp, nghi tăng. Nghi kiểu đó thì công phu sẽ đình trệ, tà kiến sẽ xuất hiện.

Đại sư Hám Sơn, chứng nghiệm được chỗ động tịnh không hai «Đứng lên lễ Phật thì thấy thân mình không có tướng lễ xuống hay đứng lên. Nhìn trời, thấy gió thổi lá rơi mà lá không có tướng nào động. Tiêu tiểu nhưng không thấy nước có tướng lưu chuyển», phải nói là bậc long tượng của Phật pháp, nhưng gần cuối đời lại mang cái ách tù tội. Nếu cứ dùng cái trí phàm phu của mình mà biện thì niệm nghi sẽ phát sinh «Chắc tu bậy nên cuối đời mới vậy». Có trí tuệ, hiểu sâu về lý Nhân duyên Nhân quả, hiểu công hạnh Bồ-tát của chư vị cao cả không thể nghĩ bàn, như kinh Hoa Nghiêm đã nói: “Chịu thay thế khổ nạn cho chúng sinh, lấy đó làm pháp cúng dường chư Phật», thì chẳng có niệm nghi nào phá hoại được niềm tin của ta đối với các bậc trưởng thượng. Bởi có khi vì cứu chúng sinh mà tạo ác nghiệp, nên rồi có quả. Bởi theo nguyện lực mà đi nên dù ở thân tướng nào cũng thành diệu dụng với quần sinh. Vấn đề là mình phải học và hành sao cho sâu sát tương ưng thì mới có thể tin hiểu các hiện tượng không thể nghĩ bàn đó.

Cũng không mấy khó để mình tin theo tà ma ngoại đạo khi tham dục, sân hận và si ám chất đầy trong người. Tà ma ngoại đạo là những tôn giáo mà giáo điều của họ không nói về nhân quả ở thế gian, hoặc có mà nói nhân không đúng với quả, không đưa con người đến chỗ lương thiện. Khi những thất bại hoặc ham muốn v.v… dấy khởi mà mình không làm chủ được nó, thì mình dễ dàng y tựa vào bói toán, bùa ngãi, ông lên bà xuống và những thế lực vô hình khác.

Có một thứ để mình y tựa, đó là 5 giới mà phật tử tại gia đã thọ khi qui y. Thọ để mà giữ, không phải thọ để yên tâm, để được quỉ thần hỗ trợ. Không ai có thể hộ trì cho mình khi mình đã phạm vào cái nhân bất thiện mà không có tâm sửa đổi. Giữ được nhiều thì đời sống an vui nhiều, họa tai ít. Không giữ được thì đầy đủ thần lực như Phật cũng bó tay.

Ngày nay từ «bố thí» hay được hiểu theo nghĩa cho ra pha sự khinh miệt. Thật ra, bố thí chỉ có nghĩa là «tặng cho». Bố thí hay cúng dường là cái nhân của sung túc. Sung túc, là điều ai cũng cần trong cuộc sống này. Ngoại trừ thánh nhân, còn lại sung túc là một trong các duyên khiến mọi người thấy an vui. Bố thí theo cách Phật đã dạy, còn là cái nhân khiến mọi nhân duyên trong đời được tốt đẹp. Mình có những mối quan hệ tốt đẹp trong đời, một phần nhờ vào cái nhân bố thí trong quá khứ. Bố thí còn khiến lòng mình mở rộng, người vui, mình vui. Rất nhiều sự tốt đẹp trong thế giới này bắt nguồn từ cái nhân bố thí. Vì thế, Phật dạy chúng sinh bố thí. Bố thí cho người và cúng dường Tam bảo.

Cúng dường Tam bảo là nhân duyên rất tốt để chúng ta gieo duyên với Phật pháp. Biết Phật pháp, ứng dụng được Phật pháp vào đời sống của mình, đó là phước báu lớn nhất mà mình nhận được trong cuộc đời này. Bởi nhờ đó, mình đi không lầm lẫn. Có lầm lẫn cũng nhờ đó thoát ra.

Cuối cùng là phải có trí tuệ. Trí tuệ Phật nói đây không phải là sự thông thái hay bằng cấp cao, cũng không phải là cái trí có được do học thật giỏi, mà là cái trí thấy được nguồn gốc của «khổ», đó là «tập». Thấy rồi thì y vào các phương cách Phật gọi là « đạo » mà tu tập để được hết khổ. Đó là «diệt».

Phật nói biết như thật, là mình phải thấy «tập» hiện diện chỗ nào trong đời sống của mình, từ cái ăn cho đến cái ngủ, từ quan niệm cho đến định kiến v.v.. Thấy rõ ràng thứ gì là tập của mình để mà trừ bỏ. Không phải chỉ đọc học trên sách vở cho qua ngày đoạn tháng.

Khi chưa khổ, mình sẽ hỏi cần thấy những thứ đó để làm gì? Phải thấy được điều đó, theo đó mà sống thì mới dám chắc hiện tại và tương lai mình không khổ. Còn không, chưa khổ rồi sẽ khổ, khổ rồi càng khổ thêm.

Chỉ bốn từ «khổ, tập, diệt, đạo» nhưng nó xuyên suốt mọi thứ trong đời sống của mình.

Có người nói Phật chỉ dạy thấy «khổ», thấy «tập» v.v… nghĩa là chỉ thấy loanh quanh trong mình, còn ai hỏi về thế giới hay vũ trụ quan bên ngoài, ngài không trả lời được. Lịch sự hơn thì nói ngài không nói. Nói vậy, là vì chưa biết như thậtvề «khổ, tập, diệt, đạo». Nếu biết như thật về khổ, tập, diệt, đạo - biết tận cùng cội nguồn của chúng - ta sẽ thấy vũ trụ và con người từ đâu mà có. Những thứ đó phải tự chứng nghiệm mới không gây tranh cãi vô ích. Muốn chứng nghiệm được điều đó thì trước hết phải biết rõ cái gì là «khổ, tập, diệt, đạo». Biết, để trừ «tập». Trừ rồi, thì chân mới hiển, vọng mới bày. Nói kiến tánh, là nhận ra được cội nguồn vô thủy vô chung của vạn pháp. Cũng chính là chỗ mà từ đó phát sinh thế giới và chúng sinh. Nói «chỗ» mà thật không có chỗ nơi để mà nói.

Rượu, là thứ Phật khuyên mọi người không nên uống, trở thành giới cấm của người phật tử. Có khi mình thọ giới rồi mà không hiểu vì sao Phật lại đặt ra giới đó. Rượu, tác hại của nó trong hiện đời thì ai cũng thấy. Rượu vào lời ra, chân đá tay đấm. Vừa rồi đây, thầy hiệu trưởng của một trường tiểu học đã giết chết hai người bạn là giáo viên cùng trường trong một bữa nhậu. Rượu, một khi mình đã đam mê nó, thì ngoài tác dụng nguy hại trong hiện đời, quả báo của nó không ở ba đường dữ thì cũng là điên loạn. Phật nói « điên loạn », Bồ-tát Long Thọ nói « điên trần truồng ». Nhìn thế gian không đúng với bản chất thật của nó rồi theo đó mà sống, là một dạng của « điên trần truồng ». Ngày nay thế giới đảo điên, tai ương hoạn nạn ngày càng nhiều, là do cái « điên trần truồng » này đây.

Rượu tác hại như thế nhưng vì sao vẫn có người chui vào? Chui vào rồi muốn ra lại không thể ra? Là do «tập». Tập, là sự tích tụ. Thói quen là một dạng của tích tụ. Khi mình uống, mình nghĩ sẽ làm chủ bản thân, không để xảy ra tình trạng nguy hại như thế. Uống chút chút chơi thôi, hại gì! Nhưng mình không biết một điều: Thân tâm mình có tính huân tập. Thứ gì được tích tụ ngày một ít sẽ có lực dẫn mình theo nó.Rượu mỗi ngày uống một ít, sẽ tích tụ thành thói quen. Khi được tích tụ ở một mức nào đó, nó sẽ điều khiển mình, không phải mình điều khiển nó. Đến cơn, chỉ có rượu là thượng đế. Đánh vợ giết con, trở thành không nhân tính vì uống rượu đã thành thói quen. Mình không còn là mình. Chỉ làm sao thỏa mãn những con sâu đang rúc rĩa trong thân, mà chỉ có rượu mới làm nó tạm yên.

Hiểu về «tập», mình cũng sẽ hiểu không có tật xấu nào không thể bỏ. Quan trọng là mình có ý thức, quyết tâm và nhẫn lực để bỏ hay không. Người ta nói xì ke ma túy không thể bỏ, có bỏ cũng nghiện lại. Chẳng qua vì mình chưa có phương pháp đúng đắn sau khi cai nghiện mà thôi. Nếu hiểu về «tập», mình sẽ có thái độ cẩn thận với những gì từng là thói quen của mình. Ý thức rồi, mình phải quyết tâm tránh tới cùng, bằng công việc và bằng những vui chơi lành mạnh. Mọi thứ cần có thời gian để cái «tập» trong mình tróc gốc. «Tập» hết rồi thì những duyên của tập ấy không còn tác động sai khiến mình được.

Đa phần ngày nay, không hiểu về « tập » và « khổ » v.v… nên dễ mất mình cho những thói quen. Bị thói quen mang tính tham dục chi phối thì đầu óc không còn tỉnh sáng. Những thứ đáng làm không làm. Những thứ không đáng làm lại làm. Kết quả là khổ đau. Khi khổ đau lại nghĩ đến chuyện hủy hoại bản thân.

THIỀN ĐẠI THỪA VỚI TỨ ĐẾ

Tu thiền Đại thừa, cũng là đang phá đi cái « tập » này, là phần được nhấn mạnh trong giáo lý Tiểu thừa[1]. Tập đã phá thì « chấp » không còn. Bởi do « tập » mà có « chấp ». Chấp thô chấp tế đã hết thì trở về gốc « vô trụ ».Do đó, trong kinh Thắng Man, không nói đến Tứ thánh đế mà nói đến Bát thánh đế, là muốn nói việc trừ « tập » có cạn sâu.

Thiền Tiểu thừa chỉ cần phá đến Tứ trụ địa vô minh, là có thể nói «Phạm hạnh đã thành, việc làm đã xong v.v…». Thiền Đại thừa, hướng đến của nó là phải phá đến phần Căn bản vô minh. Nói chính xác là phải soi thấu được cội nguồn của Tứ trụ địa và Căn bản vô minh mới có thể thành Phật. Cho nên, dù là tu pháp môn gì mà không ý thức được việc «trừ tập», thì việc tu của mình khó mà có kết quả tốt đẹp, việc ngộ tánhlại càng xa vời.Thế giới và con người luôn là một bí ẩn đối với cái nhìn của nhân sinh.

Chúng ta tu hành mà có những việc đáng tiếc xảy ra, là do không nắm được cội gốc của việc tu hành nằm ở 4 từ «khổ, tập, diệt, đạo» này. Người tu thiền, nếu không thấy được việc trừ «tập» là cốt lõi của việc tu hành, sẽ chỉ lấy cái tướng ngồi lâu hay mau làm công khóa mà bỏ mặc việc điều tâm khi đối duyên và ngay cả khi ngồi thiền. Còn người niệm Phật thì ngoài thời niệm Phật lại bỏ mặc cho tham sân si dẫn chạy.

Hiểu được mấu chốt nằm ở chữ «tập» thì dù tu thiền hay niệm Phật, tất cả đều có chỗ chung đó là «trừ tập», là cốt lõi chủ yếu của tất cả các pháp môn.



[1] Đây dùng chữ Tiểu thừa, là y theo chư Tổ như Hiền Thủ v.v… mà nói, để dễ phân biệt giáo pháp Phật nói trong các bộ A Hàm với hệ kinh Đại Thừa, không chủ tâm nói đến việc cao thấp.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
03/06/2020(Xem: 10333)
Sau 26 năm lưu đày biệt xứ với 2 bản án Chung thân của người tù trải qua hơn một phần tư thế kỷ, tôi trở về từ cõi chết được bình an, trong sự chào đón hân hoan vui mừng của mọi người thân ruột thịt cốt nhục gia đình của quý chư Tôn Đức Pháp quyến. Đặc biệt các Tổ chức Nhân quyền LHQ, Hội Ân xá Quốc tế, Ủy ban Bảo vệ Quyền làm Người Việt Nam tại Hải ngoại, Phòng Thông tin Phật Giáo Quốc tế tại Paris, các Đài Truyền thông Quốc tế loan tải phổ biến tin vui. Nhiều đồng bào Phật Tử xa gần trong và ngoài nước, đã gửi điện thư, điện thoại, đến đất Bạc nơi mái tranh nghèo tôi đang tạm trú,
02/06/2020(Xem: 10247)
THƯ TÒA SOẠN, trang 2 ¨ TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI (Diệu Âm lược dịch), trang 4 ¨ BIỆN TRUNG BIÊN LUẬN TỤNG THÍCH, t.t. (HT. Thích Thắng Hoan), trang 9 ¨ THÔNG ĐIỆP CỦA SỰ HẠNH PHÚC (ĐNT Tín Nghĩa), trang 12 ¨ TỬ SINH, TỰ TÌNH KHÚC (thơ Ns. Hạnh Đạt), trang 13 ¨ TÀI SẢN SẼ MẤT, TẠO PHƯỚC THÌ CÒN (Quảng Tánh), trang 14 ¨ TÂM THƯ CẦU NGUYỆN BỆNH DỊCH CORONA VŨ HÁN CHẤM DỨT (HT. Thích Tín Nghĩa), trang 15 ¨ CHÚC NGUYỆN THƯ PHẬT ĐẢN 2564 (TK. Thích Tuệ Sỹ), trang 16 ¨ THỌ GIỚI (HT. Thích Huệ Hưng), trang 18 ¨ SAU MÙA GIÓ LOẠN (thơ Mặc Phương Tử), trang 23 ¨ CHÙA CỔ THIÊN TỨ... (Tâm Không Vĩnh Hữu), trang 24
31/05/2020(Xem: 4527)
-Các con biết đây là gì không? Đây là chiếc Gối Gỗ của Sư Ông. Bốn huynh đệ chúng tôi trố mắt nhìn nhau, lần đầu tiên trong đời mới thấy chiếc gối gỗ. Thì ra, món đồ Sư Phụ để trên bàn thờ mấy năm qua được bọc vải vàng là cái Gối Gỗ của Sư Ông, chúng tôi nhiều lần thắc mắc nhưng không ai biết được đấy là gì, cũng không dám hỏi Sư Phụ. Tôi còn nhớ như in buổi chiều khi hay tin Sư Ông viên tịch, Thầy trò đang ngoài ruộng lúa chuẩn bị cho vụ mùa. Thầy vội vã về chùa để ra quê cho kịp chuyến xe tối. Hạnh Trí nhanh nhẹn chuẩn bị cho Thầy bộ Y, mấy bộ quần áo và vài gói mì lá Bồ Đề bỏ vào trong cái túi đãi đã bạc màu. Hạnh Tú thì tranh thủ dắt chiếc xe đạp ra ngoài trong tư thế đưa Thầy ra quốc lộ. Hạnh Lưu nhanh tay lo cho Thầy mấy trái bắp luộc để lót dạ trên đường. Thầy đi chỉ dặn dò mấy con ở chùa nhớ công phu bái sám đều đặn, công việc nặng thì nhờ quý bác Phật tử giúp giùm.
29/05/2020(Xem: 3681)
Hôm nay ngày Đại Tường Sư Ông, Sau thời công phu sáng, trước Giác Linh đài, chí thành đảnh lễ, không gian như lắng yên, tĩnh lặng…tất cả nhìn tôn ảnh của Sư Ông với tất cả niềm kính cẩn thiêng liêng, trên bàn thờ những đóa sen hồng đang nở, hòa với những ngọn nến thật huyền diệu lung linh… - Tâm hả con, vào nhanh đi. Tiểu Tâm bối rối cả người té ra là …, Chú sợ quá, quỳ xuống lạy Hòa thượng trong tiếng khóc nức nở trong nỗi niềm vừa lo âu và hối hận. Hòa Thượng lấy tay xoa lên đầu chú, vuốt cái chõm tóc dài đang ướt và nắm tay chú nhẹ nhàng từ tốn bảo: - Con thay quần áo nhanh đi, ước hết rồi, hơ ấm, lạy Phật, rồi ngủ đi con!
27/05/2020(Xem: 5371)
Hoa Lan vốn là loài hoa đẹp vừa kiêu sa thanh thoát, tuổi thọ cao (thường trụ trong chậu những sáu tháng), hương thơm nhẹ nhàng được bao người trân quí dùng làm quà tặng nhau hay chưng tại các đại sảnh, trang thờ, phòng khách... Nhưng Hoa Lan ở đây, tôi muốn viết về là bút hiệu của cô bạn văn tên thật là Lan Hương ( hương của hoa lan), cái tên đúng là có sự an bài của định mệnh.
10/05/2020(Xem: 4182)
Cả tuần lễ nay Chùa Linh Thứu như có sức sống của một cành cây đang đâm chồi nẩy lộc, khác hẳn với những tháng ngày cửa đóng then cài vì dịch Corona. Thí chủ nào muốn cúng dường gạo sữa, hoa quả chỉ dám nhấn chuông rồi lặng lẽ để phẩm vật trước cửa Chùa. Không thể nào thực hiện được hạnh nguyện cúng dường ba nghiệp thanh tịnh của Bồ Tát Phổ Hiền, nhưng tấm lòng nhớ đến Tam Bảo như thế cũng đáng được tán thán! Chùa trở nên sống động nhờ ý tưởng độc đáo của Sư Bà Linh Thứu, phải làm một cái gì hữu ích cho xứ sở mình đang sống để trả ơn cho họ trong cơn đại dịch. Sư Bà huy động tất cả các Phật tử có tay nghề may vá, kêu gọi họ may khẩu trang đem đến Chùa quyên tặng và các Sư Cô của Chùa cũng phải ngày đêm may cắt làm sao cho đủ số. Ít nhất phải đến con số 3000 chiếc khẩu trang ân tình Sư Bà mới dám triệu Ngoại Vụ của Chùa đi làm việc. Sư Bà muốn mời một vị khách quý của Chùa đến nhận món quà ấy, ông Thị Trưởng của quận Spandau nơi chùa Linh Thứu sinh hoạt.
01/05/2020(Xem: 12458)
Ngày 25 tháng 10 âm lịch năm 1967, Ngài ngồi thiền trong động Di Lặc, núi Củu Tiên, dãy Quế Lạc, Công xá Thượng Đông, Huyện Đức Hóa, Tỉnh Phước Kiến, đột nhiên được Bồ Tát QUÁN-THẾ-ÂM tiếp dẫn đi khiến mất cả tông tích. Lúc ấy, Pháp Sư được dẫn đến thế giới Tây Phương Cực Lạc, tham quan các cảnh giới 9 phẩm hoa sen. Thời gian dường như chừng 1 ngày 1 đêm, nhưng khi về đến nhân gian đã là ngày mồng 8 tháng 4 âm lịch năm 1973 (đi từ 25/10 âm lịch 1967) chạy ra đã trên 6 năm 5 tháng trôi qua. Thoạt nghe thì như là vượt ra tri thức thường tình, khó mà lý giải được. Có câu nói "trên trời 1 ngày, dưới này vài năm" là vậy, cũng bởi không gian của vũ trụ không giống nhau, khái niệm thời gian cũng khác, người có chút ít hiểu biết về Phật học, tất lý nhận ra được.
30/04/2020(Xem: 4887)
Hãy mau mau buông bỏ mọi mê lầm ngay tại đây và ngay bây giờ. Xin giới thiệu với độc giả hoàn cảnh ra đời của bài này. Tác giả là nhân viên làm việc trong một nhà tù thuộc tiểu bang Victoria. Trong hoàn cảnh đại dịch Covid-19, mọi người dân đều phải chấp hành lệnh của chính phủ tiểu bang và liên bang để giữ gìn an toàn sức khỏe cho cộng đồng. Không được tụ tập trên mười người và phải giữ giản cách xã hội (cách nhau hơn một sải tay). Vì phải làm lễ cầu siêu cho một tù nhân vừa qua đời sau hơn hai năm mang nhiều thứ bệnh trong hoàn cảnh đặc biệt này cho nên chúng tôi chọn cái đề tựa như trên.
27/04/2020(Xem: 3336)
Ra khỏi bến xe Vinh, xe rẽ về ngả Thanh Chương. Hàng cây hai bên đường như lui dần, biến vào trong đám bụi đất đỏ phía sau xe. Sáng sớm trời còn mờ sương. Hơi lạnh từ các hốc núi tỏa ra lãng đãng tan vào không khí. Gió mát dịu, tôi khoan khoái ngả người vào thành ghế phía sau lơ đãng nhìn những đám mây xám lơ lửng trong bầu trời âm u. Dường như có một chút ánh sáng ửng hồng ở phương xa, bên kia ngọn đồi trước mặt. Xe tiến tới. Ánh sáng như thật gần rồi sáng bẵng. Mặt trời đã bắt đầu ló dạng. Người trong xe như trở mình sau một cơn ngáy ngủ. Họ lấm lét nhìn tôi soi mói như nhìn một quái vật từ cung trăng rớt xuống. Chắc là tôi lạ lắm. Tôi nghĩ vậy. Mái tóc ngắn, chiếc áo bà ba bó sát thân hình, chiếc quần đen hàng vải ú, nhưng dáng người ốm ốm, cao cao, tôi không giấu được tôi là người miền Nam vừa đến. - Chị ra Bắc thăm bà con đấy hẳn? Người đàn bà ngồi bên cạnh hỏi tôi. Tôi quay lại mỉm cười rồi gật đầu dạ nhỏ.
27/04/2020(Xem: 2872)
Năm tôi mười hai tuổi, tôi đã biết mộng mơ. Nhưng tôi không mơ công tử đẹp trai con nhà giàu học giỏi hay các chàng bạch diện thư sinh mặt hoa da phấn mà tôi mơ hình ảnh thiếu nữ áo dài xanh (màu xanh nước biển), có đôi găng tay trắng, ở cổ áo gắn hai đầu rồng nho nhỏ, xinh xinh, huy hiệu của tiếp viên phi hành hàng không Air Việt Nam.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]