Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

45. Lòng Cha

31/08/201113:33(Xem: 8474)
45. Lòng Cha

Đường Vào Nội Tâm
Thích Nữ Trí Hải

45. LÒNG CHA

(phỏng dịch theo R..Tagore)

Mini, bé gái năm tuổi của tôi, có lẽ không sống được nếu không nói ba hoa suốt ngày. Tôi nghĩ suốt đời cô bé đã không phí một phút giây nào im lặng. Mẹ nó thường bất bình về điều ấy, và thường tốp cô lại, nhưng tôi thì không. Với Mini, im lặng là chuyện bất thường, và tôi không thể chịu đựng lâu. Bởi thế, câu chuyện giữa tôi và cô bé luôn luôn linh động. Chẳng hạn một buổi sáng, khi tôi đang viết dở một chương tiểu thuyết thì cô bé lẻn vào, cầm lấy tay tôi mà nói:

- Cha! Lão bộc gọi con chó là con muông. Lão không biết gì cả, phải không cha?

Tôi chưa kịp giảng giải, thì cô bé đã bắt sang một vấn đề khác:

- Cha nghĩ sao, Cha? Bộc nói có con voi trong những đám mây, vòi nó phun nước, và thế là trời mưa. Có phải vậy không, Cha?

Trong khi tôi đang tìm cách trả lời câu này, bé đã hỏi một câu khác:

- Cha, mẹ và cha bà con ra sao nhỉ?

Tôi cố lập nghiêm bảo:

- Ra chơi với Bộc đi, Mini. Cha đang bận.

Cửa sổ phòng tôi trông ra đường. Cô bé đã ngồi xuống dưới chân tôi cạnh bàn viết, và đang chơi một mình. Tôi đang suy nghĩ rất lung để viết. Bỗng cô bé Mini vùng chạy lại cửa và reo lên:

- Ông Cabul, ông Cabul!

Và quả thế, ngoài đường dưới kia, một người đàn ông miền Cabul đang tiến bước. Y mục bộ y phục lỏng lẻo dơ dáy, buộc một thắt lưng dài, lưng mang chiếc bị, tay cầm những hộp nho khô. Không biết cô bé nghĩ gì khi thấy người này, nhưng cô bắt đầu gọi ông thật lớn. Ngay lúc ấy lão ta quay lại nhìn lên cô bé. Cô bé thấy vậy thật kinh hồn vía, chạy bay đến núp bên mẹ. Cô tin chắc thế nào trong chiếc bị mà lão đang mang cũng có hai ba đứa trẻ con như cô. Người hàng rong ấy đã vào đến cửa và mỉm cười chào tôi. Phản ứng đầu tiên của tôi là mua một món gì đó, vì Mini đã gọi y vào nhà. Tôi mua ít vật dụng, và chúng tôi khởi sự nói chút đỉnh chuyện chính trị. Khi sắp từ giã, bỗng hắn hỏi:

- Còn cô bé đâu rồi, thưa ông?

Nghĩ rằng nên làm cho Mini hết sợ hão huyền, tôi cho đem cô bé ra. Cô đứng bên ghế tôi, nhìn chòng chọc vào người Cabul cùng chiếc bị. Y biếu cô ả đậu phụng và nho khô, nhưng cô nhất định không để bị dụ dỗ. Cô càng bám riết lấy tôi, và càng nghi ngờ lão thêm.

Đấy là cuộc gặp gỡ đầu tiên giữa lão Cabul và cô bé. Tuy nhiên, vài hôm sau, khi đi ra có tí việc, tôi giật mình thấy Mini ngồi trên chiếc ghế nhỏ cạnh cửa ra vào, đang cười nói với lão Cabul ngồi dưới chân. Suốt đời, cô chưa bao giờ được ai ngoài cha cô, đã nghe cô một cách chăm chú như vậy. Cái túi cô đã đầy ắp đậu phụng và nho khô quà của người khách lạ. "Sao ông cho nó làm gì thế?" Tôi nói, vừa rút tiền trả cho lão. Ông thản nhiên nhận tiền cho vào túi.

Một giờ sau trở về tôi mới thấy tai hại của đồng bạc tôi đưa ra, vì Cabul đã đưa cho Mini, và khi mẹ nó thấy đồng bạc bèn vồ lấy cô bé:

- Mày lấy đồng bạc kia ở đâu, bé?

- Ông Cabul cho con! Mini hớn hở đáp.

- Ông Cabul cho mày! Mẹ nó thét lên. - Mini, sao dám lấy bạc hở?

Vừa lúc ấy tôi đi vào cứu cô bé thoát nạn bị đòn. Tôi tiếp tục điều tra về đôi bạn.

Tôi khám phá đấy không phải lần đầu họ gặp nhau. Người Cabul đã đánh tan sự hãi sợ của cô bé bằng cách đút lót thật nhiều đậu phụng và nho khô. Đến nay hai bên đã thành đôi bạn thiết. Họ có nhiều trò đùa mà họ rất khoái. Mini thường ngồi trước lão Cabul, nhìn xuống vóc dạng khổng lồ ấy với vẻ đường bệ của một bà chủ tí hon, khuôn mặt cười lên rạng rỡ, và cô hỏi:

- Ông Cabul, ông Cabul, ông đựng cái gì trong bị ấy?

Và ông lão sẽ trả lời bằng giọng mũi của người thượng du:

- Một con voi!

Không có gì đáng tức cười lắm, vậy mà họ khoái làm sao. Và riêng tôi, cuộc chuyện trò giữa một đứa trẻ với người lớn luôn có vẻ gì rất quyến rũ.

Rồi người Cabul, để khỏi thua bạn, bắt đầu hỏi lại cô bé:

- Còn cô, này cô bé, bao giờ thì cô về nhà ông nhạc?

Hầu hết các cô bé Ấn đều sớm nghe danh từ ấy, nhưng chúng tôi thì không bao giờ nói những chuyện như thế với con gái. Cho nên trước câu hỏi này, cô hơi chột dạ. Nhưng cô không muốn để lộ sự lúng túng của mình, và đã hỏi lại:

- Còn Ông có về đấy không?

Đối với giai cấp người Cabul này, thì từ ngữ "về nhà ông nhạc" lại có nghĩa là nhà tù, nơi họ được ăn ở miễn phí. Người ấy bèn trả lời:

- Ồ, tôi sẽ đánh vỡ mặt ông nhạc ra!

Vừa nói lão vừa nắm tay hăm dọa một viên cảnh sát vô hình. Mini nhíu mày, rồi cười lên như nắc nẻ. Lão cũng cười theo phụ họa.

Đấy là vào những buổi sáng đầu thu, mùa các vua chúa ngày xưa lên đường viễn chinh dẹp giặc. Còn tôi không rời khỏi góc nhà quê hương nhưng vẫn để tâm hồn phiêu du khắp chân trời góc bể. Mỗi khi nghe địa danh một nơi nào, hồn tôi đã vươn tới chỗ ấy, và bóng một người xứ khác đến trên đường cũng khiến tôi dệt nên những giấc mơ xa xăm về quê hương của anh ta ở cuối chân trời, nghĩ đến những cuộc đời giang hồ phóng lãng. Những xứ lạ hiện lên trong trí tôi càng sống động, có lẽ vì cuộc sống hiện tại của tôi quá giống với cỏ cây. Tiếng gọi viễn du réo rắc trong tôi như tiếng sóng triều gào thét. Bởi thế, trông thấy người Cabul này, trí tôi liên tưởng ngay đến những vùng núi non cản cỗi trên cao, chen chúc với mây trời. Tôi mường tượng những đoàn lạc đà chở hàng đi trên sa mạc, những thương gia lưng đeo vũ khí hộ thân đang tiến về hướng bình nguyên. Tôi thấy và thấy trong trí tưởng...

Nhưng giữa lúc ấy, luôn luôn mẹ Mini sẽ xen vào, tha thiết dặn tôi phải "coi chừng lão ấy". Bà rất dè dặt mỗi khi nghe tiếng huyên náo ngoài đường, hay thấy người vào nhà, và luôn đi đến kết luận một là kẻ cướp, hai là kẻ say, hoặc rắn hổ mang, bệnh sốt rét, phong cùi. Sau bao nhiêu năm kinh nghiệm giữa đường đời, bà vẫn chưa thắng lướt được nỗi sợ hãi kinh niên trong lòng bà. Bởi thế, bà luôn luôn nghi ngờ về người Cabul, và thường van nài tôi phải coi chừng lão ấy. Nếu tôi cố xua đuổi nỗi sợ hãi vô căn cứ của nàng bằng cách cười lớn, thì nàng nghiêm mặt hỏi với đáng điệu rất trịnh trọng:

- Thế trẻ con không bao giờ bị bắt cóc ấy à? Thế không phải ở Cabul còn có bán nô lệ à? Một người đàn ông to lớn bắt một đứa trẻ bé xíu không được hay sao?

Tôi nói, không phải là không được, nhưng không lẽ nào có chuyện như thế xẩy ra. Tuy thế nàng vẫn lo sợ. Nhưng vì nỗi sợ hãi ấy thật bâng quơ, nên không lý gì để cấm đoán lão vào nhà. Sự thân thiện giữa đôi bạn một khổng lồ một chim chích vì thế vẫn tiếp tục không bị ngăn cản.

Hàng năm vào giữa tháng giêng, Rahman tên người Cabul ấy, thường về xứ một lần, và khi sắp về, y thường rất bận rộn đi các nhà để thâu tiền nợ. Năm nay tuy vậy ông vẫn còn thì giờ đến thăm Mini. Một người khác rất có thể nghi ngờ lão có mưu toan gì đấy, vì khi không tới được buổi sáng lão cũng tới vào buổi chiều. Ngay cả tôi đôi khi cũng phải chột dạ chút đỉnh lúc bắt gặp bóng người to lớn ấy đứng trong góc phòng tôi. Nhưng khi Mini hớn hở reo "Ồ ông Cabul, ông Cabul" và đôi bạn khởi sự những trò đùa thường lệ, thì tôi lại yên tâm ngay.

Một buổi sáng vài ngày trước khi lão về xứ, tôi đang chữa lại bản thảo trong phòng viết. Trời rất lạnh. Qua song cửa, ánh mặt trời chiếu vào sưởi ấm hai chân tôi. Lúc ấy vào khoảng tám giờ, những khách bộ hành đi đường đang trùm khăn lạnh. Bỗng chốc tôi nghe ngoài đường huyên náo. Nhìn ra thì thấy Rahman đang bị còng tay dẫn đi giữa hai người cảnh sát, sau lưng là một lũ trẻ tò mò. Áo quần Rahman dính đầy máu, và một trong hai cảnh sát đang cầm một con dao. Tôi vội bước ra h?i xem có chuyện gì. Từ mỗi người một ít, tôi được biết rằng một người lối xóm đã nợ Rahman tiền mua một cái khăn quàng, nhưng lại chối bảo không từng mua nó. Trong lúc cãi vả, Rahman đã đánh người kia. Bây giờ, trong cơn tức giận, phạm nhân chửi rủa đối phương đủ điều.

Nhưng bỗng chốc từ hiên nhà tôi, Mini đã xuất hiện với tiếng reo thường lệ "Ông Cabul, ông Cabul". Gương mặt người Cabul rạng rỡ lên khi nhìn thấy cô bé. Hôm nay lão không mang chiếc bị, nên cô bé không thể nói về con voi với lão. Bởi thế cô hỏi sang câu thứ hai:

- Ông về nhà ông nhắc ấy à?

Rahman cười lớn bảo: - Chính thế, bé đi! Rồi thấy câu trả lời không làm cô bé thích thú, lão đưa hai bàn tay bị còng lên: - A! Đáng lẽ tôi đánh cho vỡ mặt ông nhạc, nhưng tay tôi bị còng rồi.

Bị kết tội cố ý giết người, Rahman ở tù nhiều năm. Thời gian trôi nhanh, Rahman đã bị quên lãng. Công việc thường ngày trong chỗ ở thường ngày vẫn tiếp diễn, nên chúng tôi không bao giờ nghĩ đến một người thượng du nghèo khó đang chịu tù tội trong ngục thất. Cả đến cô bé Mini cũng đã quên mất người bạn cũ của nàng. Càng lớn nàng càng chơi nhiều với bạn gái, và không còn vào phòng làm việc của tôi như trước. Bởi thế tôi rất hiếm dịp nói chuyện với con.

Nhiều năm trôi qua, lại một mùa thu trở về. Chúng tôi đang sửa soạn hôn lễ cho cô gái Mini của chúng tôi. Đám cưới sẽ cử hành trong một dịp lễ. Với Mini về nhà chồng, ánh sáng của ngôi nhà cũng sẽ đi theo, để lại cha nàng trong bóng tối. Buổi mai ấy thật tươi sáng. Sau những ngày mưa, không trung như đã được rửa sạch và ánh sáng mặt trời trông như ánh vàng ròng. Những tường gạch cũ kỹ ngoài đường phố cũng sáng lên dưới ánh nắng trong vắt. Từ rạng đông, những hồi còi đã vang lên báo hiệu hôn lễ. Mỗi hồi còi làm cho tim tôi rộn ràng muôn mối, làm tăng nỗi đau buồn của tôi trước cảnh chia ly. Mini sẽ về nhà chồng đêm ấy. Trong sân, lọng che rợp đất. Những đèn lồng và lục lạc được treo khắp các phòng và hiên nhà. Khắp nơi người ta vội vàng hối hả.

Tôi đang ngồi trong phòng một mình tư lự thì bỗng một người đi vào lễ phép chào, và đứng trước mặt tôi. Đấy là Rahman, người Cabul dạo nọ. Ban đầu tôi không nhận ra lão, vì lão không mang bị, mảng tóc dài đã được hớt cao, và vẻ cường tráng năm xưa không còn nữa. Nhưng khi lão mỉm cười, tôi lại nhận ra ngay. - Ông về lúc nào thế, Rahman? - Tôi được thả tối qua.

Những lời ấy làm tai tôi hơi choáng. Tôi chưa bao giờ nói chuyện với một người nào đã cố ý đả thương đồng loại. Lòng tôi đau nhói khi nhớ ra điều này, vì tôi nghĩ ngày ấy sẽ tốt đẹp hơn nếu hắn ta đừng xuất hiện.

- Hôm nay nhà có việc, và tôi đang bận. Có lẽ ông có thể đến vào một dịp khác chăng?

Lão liền quay đi, nhưng khi ra đến cửa, lão ngập ngừng bảo: - Thưa ông, tôi có thể thăm cô bé một lát? Lão tin tưởng rằng Mini vẫn còn bé xíu như ngày xưa. Chắc lão mường tượng cô bé sẽ chạy ra hớn hở gọi "ông Cabul, ông Cabul" như dạo nào, và họ sẽ cười đùa với nhau như trước. Quả vậy, cũng như những ngày xưa, hôm nay lão cũng mang đến ít đậu phụng và nho khô gói kỹ trong bọc giấy. Những thứ ấy không biết làm thế nào lão kiếm được trong lúc mới ở tù về.

Tôi lặp lại: - Nhà có việc, ông không thể gặp ai hôm nay cả. Lão sa sầm mặt, và nhìn tôi với vẻ thèm muốn số phận của tôi, đoạn nói một lời chúc tụng rồi đi ra. Tôi hơi thương hại, muốn gọi lão trở vào. Nhưng lão đã tự ý quay trở lại, đến cạnh tôi mà bảo: - Thưa ông, tôi đã đem lại chút quà này biếu cô bé. Ông có thể trao lại giùm tôi? Tôi nhận gói quà, định trả tiền, nhưng ông ngăn lại:

- Ông thật quý hóa. Xin ông hãy nhớ đến tôi là đủ. Đừng cho tôi tiền. Ông có một cô con gái. Tôi cũng có một bé gái giống như thế ở quê nhà. Tôi nhớ con tôi, nên mang quà tới cho cô bé, chứ không phải để hòng kiếm chác gì đâu.

Nói xong lão sờ tay vào túi trong, lấy ra một mảnh giấy dơ dáy, mở ra vuốt thật thẳng với cả hai tay trên mặt bàn. Mảnh giấy in hình một bàn tay nhỏ xíu. Không phải một bức ảnh, hay bức họa, mà chỉ là dấu mực in một bàn tay bé con trên tờ giấy nhàu nát. Hình bàn tay của con gái lão, lão đã luôn mang theo bên trái tim mình, từ khi lão đến xứ này bán hàng rong năm này qua năm khác.

Mắt tôi ướt đẫm. Tôi quên rằng lão là một người thượng du nghèo khó, còn tôi...Ồ không, tôi có gì hơn lão? Lão cũng là MỘT NGƯỜI CHA. Bàn tay in của cô bé con lão ở vùng thượng du quê nhà xa xăm của lão, nhắc tôi nhớ đến con tôi. Tôi cho gọi ngay Mini vào. Cô bé đang mục chiếc áo cưới bằng lụa đỏ, trang sức kiểu cô dâu, rụt rè tiến đến bên tôi. Người Cabul dường như kinh ngạc trước sự xuất hiện này. Lão không thể làm sống lại tình bạn ngày trước. Cuối cùng lão mỉm cười: - Cô bé, có phải cô sắp về nhà ông nhạc đấy không?

Bây giờ thì Mini đã hiểu nghĩa danh từ "ông nhạc" nên không trả lời, đỏ mặt đứng trước lão với vẻ e lệ của cô dâu mới. Tôi nhớ cái ngày họ gặp nhau lần đầu, và lòng tôi se lại. Khi con tôi trở vào nhà trong, Rahman thở dài buồn bã, ngồi phịch trên sàn nhà. Có lẽ lão bỗng nhớ rằng con gái lão cũng phải lớn lên nhiều, trong thời gian lão xa quê. Lão sẽ phải làm quen với cô bé trở lại. Chắc chắn lão không còn gặp lại một cô bé như ngày lão từ giã ra đi. Ngoài ra, biết đâu lại không có bao nhiêu chuyện xẩy đến cho nàng sau mười mấy năm xa cách.

Tiếng còi lại vang lên, ánh mặt trời dịu của mùa thu lan khắp không trung. Rahman ngồi trên đất này mà tưởng như thấy trước mắt miền núi khô cảm của quê hương. Tôi lấy ra một xấp bạc và bảo: - Rahman, hãy về quê với con gái ông đi. Cầu nguyện cho hạnh phúc tái ngộ của cha con ông sẽ đem lại cho con gái tôi nhiều may mắn! Sau khi biếu lão món tiền, tôi đã giảm bớt nhiều lễ lạc, như không thể bắt điện, cũng không thể mướn ban nhạc giúp vui, và điều này làm nhiều bà thất vọng. Nhưng với tôi, buổi hôn lễ thật rực rỡ hơn lên, khi nghĩ rằng ở miền đất xa xăm kia, có một người cha biệt tích tha phương đang được trở về gặp lại đứa con yêu dấu.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01/09/2016(Xem: 5726)
Vào cuối đời Tây Tấn, vua Huệ Đế ngu tối, việc triều chính đều do hoàng hậu Giả thị chủ trương. Giả hậu là người nham hiểm, lại biết quyền biến đởm lược, mưu giết các thân vương, phế bỏ Thái tử. Triệu Vương Luân bèn phẫn uất, cử binh giết Giả hậu, truất phế vua Huệ Đế mà tự xưng lên làm vua. Các thân vương khác thấy vậy cũng dấy binh tranh giành lẫn nhau, cốt nhục tương tàn, làm cho nhà Tấn suy yếu.
22/08/2016(Xem: 4654)
Sáng hôm nay trong thinh lặng của một sáng chủ nhật mùa đông, tôi muốn dành tâm trí thảnh thơi để viết vài hàng trả nợ cho cô bạn tí hon ngày xưa. Nợ vì tôi cứ hẹn sẽ viết cho nàng. Gọi là bạn nhưng chưa bao giờ nói chuyện, gọi là bạn vì học cùng trường. Tí hon vì nhỏ hơn tôi ba tuổi. Từ nhỏ, tôi có một tật rất xấu, tôi xem ai nhỏ tuổi hơn tôi là con nít. Vì sao chỉ hơn vài tuổi mà khi nào tôi cũng có cảm tưởng như mình đứng rất cao để nhìn xuống những người tí hon này!
11/08/2016(Xem: 4258)
Nó không biết chính xác năm nay mình bao nhiêu tuổi, chỉ nghe sư thầy nói nó ở chùa đã 12 năm với cái tên Quảng Chân Tâm. Tất cả những đứa trẻ ở chùa ngoài tên đời do cha mẹ đặt, sư thầy đều cho pháp danh với chữ Quảng đứng đầu.
03/08/2016(Xem: 37164)
Nhà thơ triết gia Phạm Công Thiện [1941 - 2011] qua đời năm 2011 tại Houston, nhưng chuyện kể, các bài viết về anh đã nhiều lầm lạc : Người viết : anh bỏ áo tu hành lấy cô vợ người Pháp, theo Thiên Chúa Giáo, kẻ khác viết : anh không hề có một mảnh bằng kể cả bằng tú tài mà dạy Triết Học Viện Đại học Sorbonne, mười lăm tuổi anh đọc và viết hàng chục ngôn ngữ, mười lăm tuổi anh dạy trung học, hai mươi tuổi anh là khoa trưởng khoa Khoa Học Nhân Văn, Đại Học Vạn Hạnh Sài Gòn, anh là triết gia không cần học một ai ? Dạy Triết học tại một Đại Học Pháp mà không cần một văn bằng nào ?
25/07/2016(Xem: 5320)
Người đàn bà đến bên cửa sổ ghé mắt nhìn ra ngoài trời. Qua lớp mưa mù dầy đặc trắng xoá ngoài kia bà chẳng nhìn thấy được gì ngoài những tia chớp xé toạt không gian kèm theo hàng loạt tiếng sấm như long lỡ đất trời. Thời tiết chiều nay quá xấu, xấu hơn người ta đã dự đoán và xấu hơn sự suy nghĩ của Quang, đứa con trai lớn của bà. Đã mấy tháng rồi nó mới có dịp bay về thăm bà vậy mà hôm nay trời lại mưa bão quá chừng! Trước khi lên máy bay nó còn gọi báo cho bà biết: - Bên đây thời tiết đẹp lắm má! Mong rằng khi con bay sang đến Cali thì trời quang mây tạnh, con sẽ chở má đi ăn và ở chơi với má đến tối mới về lại khách sạn.
06/07/2016(Xem: 8710)
Hôm nay là ngày 10 tháng 6 năm 2015, tại thư phòng chùa Viên Giác Hannover, Đức Quốc, tôi bắt đầu viết tác phẩm thứ 65 của mình với tựa đề là “Nước Úc trong tâm tôi” để sang năm 2016 sẽ xuất bản và ấn tống. Tác phẩm nầy được viết trong mùa An Cư Kiết Hạ lần thứ 31 của năm Ất Mùi, nghĩa là từ năm 1984 đến nay (2015) cứ mỗi năm ba tháng như vậy, Thầy trò chúng tôi có trọn vẹn 3 tháng an cư tại chùa Viên Giác thật là an lạc. Chương trình mỗi ngày được bắt đầu từ 5 giờ 45 sáng. Đại Chúng vân tập nơi Tổ Đường để xá Tổ, sau đó lên Chánh Điện, hô canh và tọa thiền 15 phút. Sau khi xả thiền, Đại Chúng bắt đầu trì tụng Thần Chú Thủ Lăng Nghiêm, phần giữa của thời khóa có kinh hành niệm Phật ba vòng, tiếp đó lạy danh hiệu của chư Phật, Bồ Tát và Thánh Chúng độ 35 lạy. Sau thời công phu khuya ai về phòng nấy để nghỉ ngơi hay hành trì tiếp, hoặc tập thể dục. Đúng 8 giờ sáng là giờ điểm tâm của Đại Chúng, ai nấy đều tỉnh thức trong lúc dùng sáng, không nói chuyện, mà câu chuyện hằng ngày chỉ được
13/06/2016(Xem: 4421)
Hoa Lan nhất định không đầu hàng ngẩng mặt than thở: “Đời là bể khổ, tình là giây oan“ như cụ Tố Như đâu. Hoa Lan phải tâm tâm niệm niệm cột vào tâm câu Nhất thiết duy tâm tạo, khổ hay vui đều do cái đầu và bàn tay năm ngón của ta điều binh khiển tướng. Hoa Lan sẽ kể về nỗi khổ, niềm đau của thế gian trong trường thiên Tỵ Nạn Tình Duyên, một vấn nạn trong cuộc sống lứa đôi, trong vòng ái ân, sinh tử. Nỗi khổ chúng sanh chỉ cần khoanh vùng trong hai chữ tỵ nạn cũng đủ làm ta khiếp vía. Nào tỵ nạn cộng sản, con rơi của tỵ nạn chính trị, cháu rớt của tỵ nạn kinh tế, những đề tài ấy nhắc đến đã đủ ù tai hoa mắt và cũng chẳng phải là sở trường của mình, Hoa Lan sẽ kể về đề tài tỵ nạn tình duyên, nơi đã đi, đã đến và đã về.
01/06/2016(Xem: 13643)
Bài này được viết như một ghi chú cho Thiền Tông, để như một cách tiếp cận đơn giản… và hy vọng, cũng là một ghi chú cho rất nhiều pháp khác của nhà Phật, kể cả Tịnh Độ. Bởi vì, Thiền Tông là pháp môn cốt tủy nhất, trực tiếp nhất, không qua bất kỳ phương tiện nào khác, và cũng có thể dùng làm chiếc cửa lớn cho tất cả các pháp khác.
31/05/2016(Xem: 21007)
Chuyện xảy ra ở Việt Nam, nhưng lại bắt đầu từ bên Mỹ. Số là, vào khoảng thời gian năm 1956, có một kỹ sư Hoa Kỳ tên là Frank M.Balk. Chàng kỹ sư này suốt đời chẳng biết gì về cái xứ bé nhỏ xa xôi tận vùng Đông Nam Á tên gọi là Việt Nam cả.
27/05/2016(Xem: 6606)
Bao nhiêu năm ao ước cho đến hôm nay tôi mới có duyên lành được hành hương về Tây Trúc - Tây Trúc hay Thiên Trúc là tên gọi trước đây của xứ Ấn Độ. Trong phái đoàn tôi đi có nhóm Sợi Nắng và các Phật tử đến từ Canada cũng như Hoa Kỳ. Về chư Tăng thì có thầy Tánh Tuệ - nhà thơ Như Nhiên. Thầy là người từng sống và học tập ở Ấn Độ suốt bảy năm nên thầy nắm rất rõ về lịch sử, địa lý, phong tục tập quán... của người Ấn Độ. Cũng chính vì thâm niên như vậy nên nước da thầy rám nắng và người ta thường gọi thầy với cái tên rất gần gũi là "thầy cà-ri". Ngoài ra, phái đoàn còn có thêm sư cô An Phụng và sư cô Huệ Lạc
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]