Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

32. Gọi Phật Bằng Bạn

31/08/201113:33(Xem: 7799)
32. Gọi Phật Bằng Bạn

Đường Vào Nội Tâm
Thích Nữ Trí Hải

32. GỌI PHẬT BẰNG BẠN

(Phỏng thuật theo kinh Giới Phân Biệt)

Một mùa an cư, sau khi mãn hạ, đức Thế tôn du hành một mình thăm viếng các trú xứ của những tỳ kheo, để biết lối sống của họ, việc tu hành tiến thoái của họ. Chính nhân những cuộc du hành này mà có lần Ngài đã tâm sự với thị giả Nàgita:

- Này Nàgita, mỗi khi đi ngang một làng mạc mà thấy một am cốc của tỳ kheo, thì dù vị ấy đang ráo riết thiền tọa, Như Lai cũng không hài lòng về trú xứ của vị ấy. Vì sao? Vì vị ấy có thể bị phụ nữ, trẻ con, người lớn trong làng đến phiền nhiễu, tán chuyện làm cho vị ấy không thể chứng đắc những pháp chưa chứng, và có thể thối thất những pháp đã chứng. Trái lại, mỗi khi trông thấy một vị tỳ kheo ở trong rừng, dưới gốc cây, thì dù vị ấy đang tựa gốc cây mà ngủ gục, Như Lai vẫn hài lòng, nghĩ rằng: tỳ kheo này sau khi hết cơn buồn ngủ, có thể tiếp tục tọa thiền không bị ai quấy rối. Y sẽ chứng đắc những pháp chưa chứng đắc.

Trong cuộc du hành chúng ta đang nói đến, khi đức Thế tôn đi ngang một làng nọ thì trời sẩm tối. Ngài ghé vào nhà một người thợ gốm xin trú ngụ. Không ai biết đấy là Đấng giác ngộ, vì Ngài làm như một tỳ kheo thông thường giản dị, không có tùy tùng thị giả. Ngài ngỏ lời với thợ gốm:

- Này thợ gốm, tôi có thể nghỉ tại nhà người một đêm không ?

Thợ gốm nhìn Ngài đáp:

- Sa môn muốn ở lại cũng được, nhưng đã có một vị đến trước cũng đang nghỉ tại đây. Xin hiền giả (tiếng xưng hô với những vị tỳ kheo còn trẻ) hãy ngỏ lời với vị ấy, nếu ông ta đồng ý thì xin hiền giả cứ tự tiện.

Đức Thế tôn bước vào. Gặp một vị tỳ kheo trẻ đang ngồi, Ngài hỏi:

- Hiền giả, tôi muốn ở lại đây một đêm, có phiền gì cho người chăng?

- Ồ thưa hiền giả, không có gì phiền. Nhà thợ gốm rất rộng.

Thế tôn bèn trải thảm cỏ ngồi kiết già. Vị tỳ kheo cũng ngồi thiền đến quá nửa đêm. Đức Thế tôn quán sát cử chỉ tỳ kheo thanh niên ấy, lấy làm hài lòng. Ngài nghĩ: "Thanh niên này có những cử chỉ tín thành. Ta hãy hỏi chuyện y". Và Ngài mở lời:

- Này bạn, nhân danh ai mà bạn đã từ bỏ gia đình, sống đời khất sĩ? Ai là thầy của bạn?

Tỳ kheo đáp:

- Ồ bạn ơi, có sa môn dòng họ Thích Ca đã từ bỏ ngai vàng để trở thành một ẩn sĩ. Thiên hạ đồn rằng Ngài đã đạt chánh giác, được tôn xưng là Phật, Thế tôn. Chính nhân danh Con Người cao cả đó mà tôi đã xuất gia. Bậc Thế tôn ấy là đạo sư của tôi. Tôi thích sống như Người.

- Vậy con người cao cả đó, đức Phật, Thế tôn ấy, bây giờ ở đâu?

- Này bạn, có một đô thị ở phía Bắc gọi là Xá vệ, chính nơi đó đức Thế tôn đang ngự tòa.

- Bạn có khi nào thấy Đấng Thế tôn ấy chưa? Bạn có nhận ra Ngài nếu gặp Ngài không?

- Bạn ơi! Làm sao tôi có được cái diễm phúc ấy? Tôi chưa bao giờ trông thấy Ngài, chỉ mới nghe danh Ngài thôi. Nhưng chính nhờ Ngài mà tôi bỏ tục xuất gia, sống đời không nhà. Tôi chưa được gặp Ngài thì làm sao nhận ra Ngài được?

Đức Thế tôn suy nghĩ: "Thanh niên này đã nhân danh ta mà xuất gia. Vậy ta hãy thuyết pháp cho y". Rồi Ngài dạy:

- Hỡi khất sĩ, tôi sẽ giảng pháp cho bạn, hãy lắng nghe.

- Được, bạn cứ nói đi.

Đức Thế tôn thuyết pháp cho vị tỳ kheo ấy về cấu tạo của con người gồm bốn đại, năm uẩn, trong đó không có cái gì là ta hay của ta, toàn là những kết hợp vay mượn từ bên ngoài, biến chuyển luôn luôn để đi đến hoại diệt. Do nhận thức chân chính ấy, khi mắt tiếp xúc với sắc, tai với âm thanh v.v... phát sinh ra cái thấy cái nghe, v.v... và những cảm thọ như dễ chịu, khó chịu v.v..., vị tỳ kheo không tham đắm, không ghét bỏ vì quán sát những cảm thọ ấy không phải là ta không phải của ta. Vị ấy có thái độ "huệ xả" (giải thoát nhờ trí tuệ), không còn vọng tưởng, được sự bất động. Khi dứt được những vọng tưởng như vậy, vị tỳ kheo ấy được gọi là ẩn sĩ tịch tịnh.

Đức Thế tôn dùng âm thanh vi diệu như tiếng hót chim Ca lăng tần già để thuyết pháp cho vị tỳ kheo ấy; khích lệ ông, làm cho ông hân hoan phấn khởi với những lời pháp của Ngài, như thể được nếm vị cam lồ bất tử. Nghe xong thời pháp của Thế tôn, vị tỳ kheo biết ngay đấy chính là Đấng A La Hán chánh đẳng giác ông đang ngưỡng mộ tôn thờ. Ông sửa lại y, quỳ gối chắp tay bạch:

- Bạch Thế tôn, con thật ngu si đã gọi Ngài là bạn. Xin Thế tôn cho con sám hối tội lỗi.

- Này tỳ kheo, vì ngươi không biết nên không gọi là tội lỗi.

LỜI BÀN:

Qua giai thoại này, ta thấy rõ khi vị tỳ kheo lắng nghe đức Phật và lãnh hội lời dạy của Ngài, ông không biết người đang nói với mình là ai, đấy là giáo lý của ai, nhưng ông thấy được chân lý qua những lời dạy ấy. Như thuốc hay thì bệnh sẽ lành, không cần phải biết ai làm nên vị thuốc hoặc nó từ đâu lại.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/04/2013(Xem: 4424)
Ông bạn rót thêm tách trà đẩy về phía tôi: - Mời thêm tách nữa, trà này coi vậy mà uống được....
10/04/2013(Xem: 4493)
Nắng. Cái nắng làm người ta lúc nào cũng phải hấp háy mắt, ánh sáng dư thừa đến mức dường như có thể nhìn thấy từng mảng không khí xung quanh đang chuyển động như những váng dầu trên mặt nước. Nắng. Nắng như thế mà không nóng. Ngọn núi này có điều đặc biệt như thế. Những thân cây trụi lá, khô khốc, khẳng khiu, thế nhưng khi đưa tay thử bẻ một cành nhỏ, ta sẽ bất ngờ vì sự tươi mềm của nó. Giống như cây mai mới vừa được lặt lá trong những ngày sắp tết vậy. Chỉ có cây là hiểu rõ mùa, hiểu rõ nắng mưa vốn có. Ông Núi sống trong ngọn núi này cũng thế.
10/04/2013(Xem: 4191)
…những lúc mình tự biết mình, biết người; giữa thiện và ác được phân bày tự tâm một cách quang minh chánh đạt, vượt lên đứng trên bản ngã cao vợi...
10/04/2013(Xem: 4139)
Bốn người chồng đang hồi hộp ngồi chờ đợi về tin khai hoa nở nhụy của những bà vợ đang lâm bồn của mình trong phòng chờ của một nhà thương ...
10/04/2013(Xem: 4308)
Hạc đi dọc theo con đường nhỏ, mặt trời đang xuống chầm chậm, cái nắng gắt gay của mùa hạ chỉ còn lại những oi nồng khó chịu. Cơn mệt từ đâu ập ...
10/04/2013(Xem: 4334)
Khi chúng ta còn thơ ấu, không cần phải biết ông vua trong câu chuyện thần tiên đó là ai. Cũng không cần phải biết vị vua tên gọi là Shiladitya...
10/04/2013(Xem: 5449)
Ðó cũng là tựa đề bài thơ của Nguyễn Duy, người viết bài này sau nhiều năm tìm kiếm, chắp nhặt nay mơi lượm được toàn vẹn. Tuy không phải là ...
10/04/2013(Xem: 4688)
Theo qui chế nhà chùa, sa di, tức là danh từ gọi chung cho các chú tiểu , được chia làm hai hạng : hạng thứ nhất tuổi từ 7 đến 12 gọi là �sa di khu ...
10/04/2013(Xem: 6758)
Võ Hồng sinh ngày 5 tháng 5 năm 1921 ( gia đình nói là sinh ngày 05 tháng chạp năm nhâm Tuất) tại làng Ngân Sơn, tổng An Sơn Phủ Tuy An...
10/04/2013(Xem: 4458)
Đánh cờ tướng là một trò tiêu khiển thú vị lắm. Dàn binh bố trận, đưa quân mình sang xâm lấn nước người, đánh cho tan tác đội ngũ của đối phương...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]