Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

12. Nai Cứu Người

29/08/201105:03(Xem: 4042)
12. Nai Cứu Người

LƯỢC TRUYỆNTIỀN THÂN ĐỨC PHẬT
Hòathượng Thích Ðức Niệm
PhậtHọc Viện Quốc Tế, California, 1998

Nai Cứu Người

Trong thời quá khứ cócon nai chúa thân hình mang bộ lông sắc vàng óng ánh. Trên đầu mỗi sợi lông lànhững hạt ngọc kim cương lóng lánh. Nai tự biết mình có thân hình đặc biệt hơncác nai khác. Ðêm cũng như ngày từ trên thân nai phát ra ánh sáng như những vìsao trên nền trời đêm không trăng. Biết điều nầy dễ khiến cho người chú ý, dẫnđến hiểm nguy tánh mạng, nên nai chúa thường ẩn mình trong rừng sâu.

Tuy nai biết ẩn tránhnhư vậy, nhưng các thợ săn đã nhiều lần theo dõi tìm cách gài bẫy, giăng lưới,đào hầm, trét đồ ăn nơi thân cây, bỏ mồi trên cỏ để cố bắt cho được nai. Thừabiết điều bất trắc hiểm nguy đó, nai chúa đã khôn ngoan tránh né được tất cảnhững cạm bẫy. Nai chúa ở nơi nào cũng đều có một đoàn nai mạnh khỏe lanh lẹtùy tùng hầu hạ. Vì vậy mà mỗi cử chỉ động tĩnh xung quanh liền được báo tinmau lẹ để cho nai chúa kịp thời ẩn tránh.

Cuộc sống của nai chúaêm đềm phẳng lặng ngày tháng trôi qua trong khu rừng già tịch mịch, như thếtrải cũng đã bao năm. Thế rồi, bỗng một hôm trời trong gió mát, khí trời ấm ápsau những ngày mưa giông dữ dội, thì bỗng nhiên có tiếng thất thanh kêu cứu từghềnh đá thác nước ở ven rừng, làm phá tan sự yên tĩnh của sơn lâm u tịch bấy lâunay. Tiếng kêu ré đứt quãng vang dội cả một góc trời: "Xin cứu tôi với!Nước cuốn trôi tôi! Bớ người ta ơi, xin cứu tôi với ..! Tôi sắp chết đuối rồi,xin cứu dùm tôi với ..!" Tiếng thét la kêu cứu gấp rút nghe mà hãi hùngkhiến phải rùng mình!

Thoạt nghe, nai chúavảnh đứng đôi tai thì rõ biết đó là tiếng người đang chết đuối kêu la cầu cứu.Nai chúa liền hét lên một tiếng lớn rồi đâm đầu phóng nhanh về hướng có tiếngngười kêu ơi ới cứu mạng. Thấy vậy, đoàn nai hầu cận cũng co giò cong đuôiphóng theo sau. Ðến bên bờ thác, quả nhiên nhìn thấy một người đang trồi lênhụp xuống bị cuốn trôi theo dòng thác lũ bạc đầu cuồn cuộn chảy. Người nầy đãđuối sức bất lực buông tay theo dòng nước. Nai chúa nhanh như chớp, phóng mìnhra giữa dòng nước lũ, cố lấy hết sức mang gã thợ săn đã mệt lả bất tỉnh sắpchết chìm kia để lên trên lưng đưa vào bờ. Rồi nai chúa liếm mặt mũi kẻ kia chotỉnh lại.

Gã thợ săn được naichúa đưa vào bờ, sau một hồi lấy lại hơi thở bình thường, hoàn hồn tỉnh táo,nhìn thấy thân thể nai chúa đầy hạt châu báu kim cương, sắc vàng lóng lánh.Không dấu được nỗi ngạc nhiên, gã đem lòng hâm mộ, kính ngưỡng chấp hai tay báixá nai chúa lia lịa, để bầy tỏ ơn cứu sống. Gã lẩm bẩm nói: "Thưa ngài, ơncứu sống của ngài, tôi không biết lấy gì đền đáp. Tôi nguyện đời đời ghi mãinơi lòng. Sau nầy có việc chi cần đến tôi, bất cứ lúc nào, xin ngài cứ kêu lênmột tiếng là tôi sẵn sàng tuân mạng phục dịch theo ý ngài".

Nai chúa nói:"Tôi không mong trả ơn. Tôi chỉ mong ông một điều mà thôi, là đừng nói choai biết tôi đang ở khu rừng nầy. Như vậy là ông đã trả ơn tôi rồi. Chúng tôisống trong khu rừng nầy bấy lâu nay, ngày ngày thong dong hưởng thanh khí thiênnhiên, ăn lá cây hoa cỏ, uống nước suối nguồn, nghe gió reo từ đồi cây ngọnnúi, nói lời chân thật. Chúng tôi sợ loài người các ông lắm! Xin ông khi rờinơi đây làm ơn đừng nhớ đến tôi, quên khu rừng già nầy, ấy là tôi an tâm, làvạn phước lắm rồi". Nói xong, nai chúa dẫn đàn nai tùy tùng mau lẹ phóngnhanh biến dạng vào rừng sâu. Gã thợ săn kia đứng nhìn theo ngơ ngác, man máctrong lòng nỗi tiếc nuối, nai đã mất dạng sau đám cây rừng.

Gã thợ săn về nhà kểlại cho vợ con nghe tự sự đầu đuôi câu chuyện trợt chân té xuống dòng thác lũ,được nai chúa cứu sống. Nai chúa lông vàng óng ánh, thân hình đầy ngọc ngà châubáu kim cương rực rỡ v.v... Vừa kể, gã thợ săn vừa vò tay xuýt xoa khâm phụcnai quý. Vợ con gã say sưa nghe, vừa kinh hoàng, vừa ngạc nhiên, vừa mừng, vừathích thú như chuyện thần tiên.

Sau đó chẳng bao lâu,lệnh triều đình truyền rao về sự nằm mộng của hoàng hậu. Hoàng hậu của vua xứđó thường nằm chiêm bao thấy một con nai vàng mình đầy ngọc ngà chói sáng, ngồitrên tòa dùng tiếng người thuyết pháp. Ðiềm chiêm bao nầy xảy đến với bà liêntiếp suốt mấy tháng trời. Hoàng hậu thầm mơ ước được nai quý. Niềm ao ước khiếncho bà tương tư, rồi ngày biếng ăn, đêm trằn trọc chập chờn giấc ngủ. Vào mộtngày nọ, nhân khi nhà vua đến âu yếm, hoàng hậu thừa lúc vua thân thiết ântình, liền đem chuyện mình nằm mộng thuật lại cho vua nghe, và khuyên vua nên tìmcách bắt con nai nầy thả trong vườn ngự uyển, trước để làm tăng thêm giá trịbảo vật của quốc gia, sau là để cho vua và hoàng hậu ngày ngày thưởng ngoạn.

Nghe xong, nhà vuađồng ý chiều theo để đẹp lòng hoàng hậu. Ðồng thời cũng để làm tăng thêm cái giátrị đặc biệt của quốc triều. Sáng hôm sau, nhà vua truyền lệnh: "Ai bắtđược con nai chúa lông sắc vàng óng ánh, trên mình đầy châu báu đem dâng thì sẽđược trọng thưởng ngàn lượng vàng, và cắt cho một huyện để trọn quyền cai trịcùng với mười mỹ nữ trẻ đẹp làm thê thiếp hầu hạ. Hoặc ai biết chỗ nai chúa ởmà dẫn chỉ cho vua cũng được trọng thưởng bằng nhau".

Khi lệnh vua đượctruyền ra nhân gian, các chàng thanh niên, các thợ săn hăng hái thi nhau đi tìmbắt nai chúa, những mong để được trọng thưởng. Riêng gã thợ săn được nai chúacứu sống, khi nghe nhà vua treo giải thưởng đặc biệt to lớn như vậy, lòng cảmthấy xao xuyến giao động, cộng thêm bên cạnh, vợ gã cứ lân la thủ thỉ nỉ nonđêm vắn tình dài xúi dục: "Anh ơi! Ðây là dịp may ngàn năm một thuở, khôngcòn có cơ hội nào tốt hơn nữa. Giàu sang danh vọng đã kề tay mà anh không nắmlấy, cứ nhẫn tâm để cho vợ con mãi mãi sống trong cảnh nghèo nàn đến thế nầysao!? Ơn nghĩa cái giống gì? Ðồ cái loài thú vật mà cũng bận tâm ơn với nghĩa!?Ðàn ông chi mà nhu nhược ngu đần quá thế trời ơi!"

Tiếng khóc than củangười vợ trẻ mỗi lúc mỗi nỉ non thống thiết làm cho anh chàng thợ săn sốt ruộtkhó xử. Trong tâm trí của gã còn hiện rõ cử chỉ hiền từ, lời nói thành khẩnthiết tha của nai chúa: "Xin ông đừng nói cho ai biết, tôi ở chốn rừngnầy. Ông hãy quên tôi, ấy là ông trả ơn tôi rồi đó. Tôi sợ lòng dạ con ngườilắm ..."

Nhưng liền ngay đó,hình ảnh giàu sang phú quý vua ban cứ mỗi lúc lại sôi động trong trí óc của anhnhư nước sôi sùng sục, làm mờ lý trí. Lại thêm cô vợ bên cạnh cứ nỉ non thúcdục, làm cho lương tâm anh mỗi lúc một mờ dần như ngọn đèn cạn dầu trước gió,để nhường lại lòng tham tiền của giàu sang vinh hoa phú quý lấn át ngự trị.Không còn giữ được thái độ sáng suốt bình thản nữa. Một ngày nọ, anh lẹ làngtìm vào hoàng cung tâu vua.

Trước triều đình lộnglẫy uy nghiêm, vua và đình thần cân đai áo mão uy phong lẫm liệt, mà từ trướctới giờ chưa một lần nào thấy qua, khiến anh quá khiếp sợ. Ðối trước cảnh tượnguy nghiêm của triều đình, hình dáng anh càng lúng túng mất tự nhiên, áo quầnkhông tươm tất, mặt mũi thất sắc lộ vẻ sợ hãi, làm cho nhà vua đem lòng ngờvực. Sợ vua không tin, anh nói: "Muôn tâu Bệ-hạ, nếu bần dân không chỉ rađược chỗ nai chúa ở, thì xin đem cái đầu nầy ra đền tội".

Nhà vua nghe giọng nóirun run của anh quả quyết như thế, liền ra lệnh cho quân lính chuẩn bị ngựa xelên đường theo sự hướng dẫn của anh. Còn đích thân nhà vua dẫn đoàn quân đặcbiệt tiếp cận. Khi đến khu rừng già, nhà vua ra lệnh cho quân lính phân ra độingũ cẩn mật bao vây lấy cả khu rừng. Còn chính nhà vua và đoàn tùy tùng hùnghậu, đi theo sự hướng dẫn của gã thợ săn. Dọc theo dòng suối, lần sâu vào rừnggià âm u một hồi lâu, bỗng xa xa có ánh sáng lấp lánh như sao đêm, gã thợ sănra hiệu, mọi người nằm sát mặt đất im lặng rình xem động tĩnh. Nai chúa nhưlinh cảm biết có sự chẳng lành xảy đến, quát to một tiếng, các nai cận vệ cogiò tháo chạy chỉ còn lại mình nai chúa đứng yên một chỗ, hướng mắt nhìn về đámngười sát dấu thân dưới cây lá.

Gã thợ săn đưa tay chỉnai chúa, tâu nhỏ với vua rằng: "Tâu Bệ-hạ, con nai chúa mình đầy châungọc kia đó kìa! Nó đang nhìn về chúng ta đấy! Xin Bệ-hạ ra lệnh gấp kẻo nóchạy mất!"

Nhà vua lẹ như chớplấp tên dương cung bắn nai, thì liền ngay khi đó bàn tay của gã thợ săn cũngđứt rụng xuống đất máu phun lai láng.

Tên không trúng nai.Nai chúa biết mình nguy khốn đến nơi không còn cách nào trốn thoát được, liềncúi đầu quỳ mọp kêu lớn: "Muôn tâu Bệ-hạ dừng tay! Vì tôi mà Bệ-hạ phảicực nhọc long thể ngự giá đến chốn rừng sâu âm u nầy. Ðể đền tội làm phiền lòngBệ-hạ, nay tôi xin vui vẻ nạp mạng, để khỏi phiền nhọc đến long thể . Nhưngtrước khi chết, cho tôi được xin hỏi một điều là, ai chỉ cho Bệ-hạ biết tôi ởchốn nầy?"

Nhà vua chỉ tay vào gãthợ săn.

Nai chúa hướng về gãthợ săn với giọng thống thiết nói: "Ta đã sống ẩn cư nơi chốn rừng sâu anổn tự bấy lâu. Nhưng nào có ngờ đâu, vì lòng từ bi thương xót cứu mạng sống chongươi, mà ngày nay ta phải mang họa vào thân đến nông nổi nầy! Ta đã biết lòngngười phản trắc, cứu nhơn nhơn trả oán. Nên trước đây, khi đôi ta chia tay, tađã khẩn thiết van xin ngươi một điều: Ðừng cho ai biết ta ở chốn nầy. Từ lâu tasống xa cách thế nhơn, nào ngờ hôm nay vì cứu sống nhà ngươi mà ta phải nhậnlấy hậu quả bi thảm như thế nầy!"

Trước thái độ hiền hòathống trách của nai, nhà vua nghe lấy làm lạ, liền hạ cung xuống hỏi đầu đuôicâu chuyện. Nai kể hết sự tình đã xảy ra, khiến cho nhà vua và quần thần xót xacảm động. Nghe nai cúa nói xong, sắc mặt nhà vua trở nên nghiêm nghị, xoay lạihỏi gã thợ săn: "Có đúng như thế không? Ngươi phải nói thật, bằng không sẽbị mất đầu ngay bây giờ".

Gã thợ săn run sợ quỳthưa: "Muôn tâu Bệ-hạ, quả đúng như thế".

Vua vừa xấu hổ vớinai, vì nghĩ rằng loài người quá ư tệ bạc thua cả loài thú. Ðồng thời, vừa giậnghét khinh bỉ gã thợ săn kia là kẻ vong ân bội nghĩa ơn cứu sống, nên địnhdương cung bắn gã thợ săn một phát cho rồi đời. Nhưng nai chúa mau lẹ nhảy đếntrước vua lạy mọp xin tha sống cho gã.

Trước nghĩa cử nhân từquân tử của nai chúa, nhà vua vô cùng cảm phục đức tánh từ bi nhân hậu nhẫnnhục của con thú vật, nên đã ra lệnh cho quân hầu sửa soạn chiếc xe đặc biệt đểđưa nai về cung.

Trước khi lên xe vềcung, nai lại một lần nữa quỳ mọp khẩn khoản xin vua một điều, là mong nhà vualấy đức hiền hòa khoan hậu để an dân trị quốc. Nếu nhà vua hứa làm được nhưvậy, thì nai mới theo vua về triều. Bằng không, xin vua mở lượng hải hà cho naiở lại chốn rừng già để tiếp tục sống cuộc đời ẩn dật, hoặc chết ngay tại chỗcũng cam lòng. Nghe qua những lời nhân hậu phát xuất từ miệng của một con thúvật, khiến cho lòng vua và đoàn tùy tùng tướng sĩ vô cùng xúc động cảm phục,nên nhà vua đã hứa khả với nai. Lúc ấy, nai mới chịu lên xe về triều.

Về đến hoàng cung,hoàng thân quốc thích, văn võ bá quan triều thần, ai nhìn thấy hình thể của naicũng đều cảm mến ngưỡng mộ.

Riêng vua và hoàng hậutừ ngày có nai nơi vườn ngự uyển, lòng cảm thấy thoải mái hơn, đối đãi với báquan trong triều cũng như đối với hoàng thân quốc thích và dân chúng hết sức làrộng lượng cởi mở hơn trước. Ngày ngày mọi người ra nhìn nai, ai nấy cũng cảmthấy trong lòng thanh thản vui vui, tự nhiên muốn phát tâm ăn ở hiền lành, tinhtấn tu tâm dưỡng tánh.

Cũng từ ngày có naichúa trong vườn ngự uyển, cứ ba năm vào khoảng cuối xuân đầu hạ, khi hoa lá đuanhau trổ mầu, dưới đầm hoa sen chớm nở, nhà vua lệnh mở hết cửa thành để chodân chúng vào xem nai và thưởng ngoạn đền đài phong cảnh hoàng cung. Thấy vuakhông còn đóng kín hoàng thành như trước, nên dân chúng cảm thấy vua cùng vớitrăm họ dân gian gần gũi không cách biệt xa lạ nữa. Ai nấy đều khấp khởi vuimừng. Nhờ đức của vua và hoàng hậu biết tu, nhân dân cũng theo gương đó mà ăn ởhiền lành, nên cuộc sống của muôn dân trăm họ được thêm phần an cư lạc nghiệp.

Nói đến đây, đức Phậtxoay lại gọi A-Nan mà bảo rằng: "Gã thợ săn kia chính là tiền thân củỪề-Bà Ðạt-Ða. Nhà vua chính là tiền thân của A-Nan ông đấy. Còn nai chúa cóthân hình đầy châu ngọc chính là tiền thân của Như-Lai ta đây. Bởi do một kiếpxa xưa ta vụng tu mà phải sa đọa làm thân nai. Tuy bị đọa làm thân nai, nhưnglòng ta vẫn giữ mãi tu Bồ-Tát hạnh. Do nhiều kiếp tu Bồ-Tát hạnh tích lũy côngđức, mà ngày hôm nay ta đạt thành đạo quả Vô-thượng Bồ-đề.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
03/04/2016(Xem: 3675)
Một đại văn hào người Pháp đã viết câu “Con người không bao giờ tắm hai lần trên một dòng sông“, nhưng Dòng sông Tịnh Độ của tôi không phải là “Dòng sông định mệnh“ của Quỳnh Dao, nên đã chan hòa đến lần thứ 11 tại chùa Linh Thứu rồi mà vị giải thoát vẫn ngời ngợi tỏa sáng. Vâng, khóa Huân Tu Tịnh Độ kỳ 11 từ ngày 14 đến 20 tháng 3 năm 2016 đã có khoảng 180 Phật Tử đa số từ phương xa và 20 Chư Tăng Ni đến tham dự. Đặc biệt vẫn là HT Phương Trượng chùa Viên Giác Thích Như Điển đến khai mạc và giảng Pháp, để phần hướng dẫn khóa tu cho Thầy Hạnh Giới một chuyên gia hay nói đúng hơn là một Hành Giả chỉ dẫn chúng ta con đường ngắn nhất và nhanh nhất đến gặp Đức Phật A Di Đà.
10/03/2016(Xem: 10044)
“This is SBS Radio The many voices of one Australia Broadcasting in Vietnamese Đây là SBS Radio Và sau đây là chương trình phát thanh Việt Ngữ”... Đó là nhạc hiệu mở đầu của Ban Việt Ngữ SBS Radio vào thập niên 1990 - mười lăm năm sau ngày đàn chim Việt tan tác lìa bỏ bầu trời quê hương. Mới đó mà đoàn lưu dân lê bước chân mục tử đã 40 năm rồi! Với hành trang tị nạn trên vai khi đến với SBS Radio, trong tôi vẫn còn đọng lại những thanh âm thảng thốt, kinh hoàng, van xin cầu khẩn của các thuyền nhân đồng hành khi gặp hải tặc Thái Lan, chuyến vượt biên bất thành đưa những con người sắp đến bờ tự do quay trở về quê cũ để rồi tất cả đều bị bắt vào tù, dù là trẻ con còn bồng ẳm trên tay. Đất nước tôi như thế đó, những con người còn lại trên quê hương sống vất vưởng đọa đày, những con người bỏ nước ra đi không nhìn được trời cao mà lại chìm mình dưới lòng biển lạnh
10/03/2016(Xem: 10081)
Năm 1979 thường được coi là điểm khởi đầu của nền báo chí Việt ngữ tại Úc khi số đầu tiên của tờ Chuông Sài Gòn được phát hành tại Sydney. Tờ báo này xuất bản 2 tuần một lần và sau đó đã trở thành một tuần báo. Trong vòng bốn thập niên qua, truyền thông tiếng Việt đã trải qua thời kỳ phát triển không khác chi truyền thông của các cộng đồng văn hóa đa nguyên khác, theo nghĩa là ngành này đã phát triển về số lượng cũng như sức mạnh theo đà phát triển của cộng đồng nói tiếng Việt.
01/02/2016(Xem: 15112)
“Đế Minh” là cháu ba đời Vua“Thần Nông”tuần thú, chuyển dời phương nam Đến núi Ngũ Lĩnh, (Hồ Nam) (1) Gặp nàng “Tiêngiới” lấy làm hân hoan Kết duyên chồng vợ vẹn toàn Sinh con: “Lộc Tục” hiền ngoan nhất đời “Đế Minh” quyết định truyền ngôi
31/01/2016(Xem: 3404)
Dì Trang là em của má tôi. Nếu không kể bên phía má, tôi có thể gọi dì bằng vai thấp hơn. Đơn giản, ba tôi là chú của chồng dì Trang. Khi ba tôi rời Hà Tĩnh để vào Nam, vào một thời xưa lắm, nghĩa là nói kiểu dân gian là năm một ngàn chín trăm gì đó, có dẫn theo một người cháu.
31/01/2016(Xem: 2869)
Tôi trở về Huế với một tâm trạng nôn nao bồi hồi! Hơn 30 năm sau mới nhìn lại Huế thân yêu, nơi đã cho tôi mật ngọt của thời mới lớn! Phi trường Phú Bài vẫn vậy, vẫn u buồn ảm đạm vào mùa mưa lụt, dù đã mấy mươi năm qua cũng chẳng rộng lớn, sửa sang gì hơn. Đã thế, tôi đặt chân xuống phi trường khi trời đã về chiều nên càng hiu hắt buồn. Niềm vui rộn ràng chỉ bừng lên khi thấy một số bạn cũ đã đứng chờ sẵn bên ngoài. Chúng tôi chỉ biết ôm nhau trong tay với bao niềm cảm xúc, nhìn nhau miệng cười mà nước mắt rưng rưng!
30/01/2016(Xem: 6079)
Có một y viện huyện thuộc vùng cao nguyên Thái Lan, do giao thông bất tiện nên bệnh nhân phải đi từ sáng sớm đến bệnh viện để khám và kịp quay về nhà trước khi trời tối.
20/01/2016(Xem: 4482)
Xin có vài dòng tâm tư nơi đây. Truyện này có một tựa đề rát là phim bộ Hàn Quốc. Tác giả đã nghĩ tới các tựa đề khác cho nhẹ nghiệp tình -- thí dụ như “Tay Ai Chưa Nắm Một Lần” hay “Dây Chuông Ai Níu Bên Trời” – thì lại rất là cải lương, và chẳng hấp dẫn tí nào. Truyện này có thể có vài dị bản khác nhau. Nguyên khởi là viết cho Báo Xuân Việt Báo theo nhu cầu phải có chất lãng mạn thế gian. Cùng lúc, gửi cho nhà thơ Kinh Bắc để đăng trên ấn bản xuân tạp chí Suối Nguồn (của Trung Tâm Dịch Thuật Hán Nôm Huệ Quang), với lời dặn dò rằng xin nhà chùa tùy nghi sửa đổi, cắt bớt, hay thêm vào sao cho phù hợp với chánh pháp.
15/01/2016(Xem: 11985)
Ngày xưa ở tại ven sông Có chàng khỉ sống ung dung một mình Mạnh sức lực, lớn thân hình Thêm tài nhảy nhót tài tình kể chi. Giữa sông có đảo đẹp kia Bao nhiêu cây cối rậm rì xanh tươi Trái cây ngon ngọt khắp nơi Nào hồng, nào chuối chào mời khỉ ta. Từ bờ tới đảo khá xa May thay có đá nhô ra giữa dòng
13/01/2016(Xem: 13836)
Việt nam nước tôi có chiều dài lịch sử thăng trầm trãi qua nhiều thời kỳ chống giặc ngoại xâm để giữ vững và mở rộng biên cương tổ quốc. Rồi qua hơn ba thập niên kể từ năm 1945 đến năm 1975 của thời hiện đại lại thêm một lần nữa Tổ quốc ngập chìm trong khói lửa chiến tranh tương tàn mà cho đến tận ngày nay vết thương vẫn chưa chữa lành bởi vì người ta nhân danh chủ nghĩa này lý thuyết nọ là những ý thức hệ ngoại lai.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]