Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

19. Huệ Tư Tham Ðại sư Huệ Văn

05/06/201115:05(Xem: 10223)
19. Huệ Tư Tham Ðại sư Huệ Văn

CAO TĂNG DỊ TRUYỆN
(Truyện Kể Các Vị Cao Tăng Trung Quốc)
Hạnh Huệ biên soạn - Nhà Xuất Bản TP. Hồ Chí Minh 2001

19. HUỆ TƯ Tham Đại Sư Huệ Văn

Huệ Tư, họ Lý người Vũ Tân, đỉnh đầu có cục thịt nổi lên, đi như trâu, nhìn như voi. Lúc trẻ rất hiền từ, nổi tiếng ở xóm làng, thường mộng thấy Phạm Tăng khuyên xuất gia, bèn từ cha mẹ cạo tóc, đắp y và thọ Đại giới. Ngày chỉ ăn một bữa, tụng Pháp Hoa ngàn biến. Niên hiệu Thừa Thánh năm thứ ba (554) đời Lương, nghe ngài Huệ Văn ở Bắc Tề có đồ chúng đến mấy trăm, Sư liền đến đó xin thọ pháp. Ngày đêm nhiếp tâm, hông không dính chiếu; ngồi hạ hai mươi mốt ngày Sư được túc mạng thông. Bỗng có chướng nổi lên, tay chân yếu ớt, không thể đi được. Ngài tự nghĩ: “Bệnh từ nghiệp sanh, nghiệp từ tâm khởi, nếu nguồn tâm không khởi, thì ngoại cảnh có hình trạng gì? Bệnh nghiệp cùng với thân đều như bóng này”.

Ngài quán như thế xong, thân thể nhẹ nhàng như cũ. Hết hạ, vẫn không được gì, thầm ôm lòng hổ thẹn; dựa vào vách, lưng chưa tới vách, hoát nhiên khai ngộ Pháp Hoa tam muội.

Trụ Đại Tô

Dạy chúng:

- Nguồn đạo không xa, biển tánh rất gần. Chỉ hướng mình tìm, chớ theo người khác tìm. Tìm thì chẳng được mà được cũng chẳng phải chân thật.

Ngài nói kệ:

Đốn ngộ nguồn tâm mở kho báu

Ẩn hiển linh thông hiện chân tướng

Đường bộ thường đi, ngồi một mình

Hóa thân trăm ức không kể xiết

Dù cho đầy dẫy khắp hư không

Lúc xem chẳng thấy một mảy bụi

Đáng cười vật chừ, không so sánh

Miệng nhả châu sáng chiếu rỡ ràng

Tầm thường thấy nói không nghĩ nghị

Một lời nêu tên, ngay lời nhận.

(Đốn ngộ tâm nguyên khai bảo tạng

Ẩn hiển linh thông hiện chân tướng

Độc hành độc tọa thường nguy nguy

Bách ức hóa thân vô số lượng

Túng linh biến tắc mãn hư không

Khán thời bất kiến vi trần tướng

Khả tiếu vật hề vô tỷ huống

Khấu thổ minh châu quang hoảng hoảng

Tầm thường kiến thuyết bất tư nghì

Nhất ngữ tiêu danh ngôn hạ đương).

Ngài thường đăng tòa giảng kinh Đại Bát Nhã, bị các Luận sư ganh ghét đánh thuốc độc. Ngài nhất tâm niệm Bát Nhã, thuốc độc liền tiêu, sai môn nhân Trí Khải giảng thay. Trí Khải giảng đến “Một tâm đủ vạn hạnh” chợt có chỗ nghi, thỉnh Sư giải quyết. Ngài nói:

- Như điều ông nghi là ý thứ lớp của Đại Phẩm, chưa phải là ý chỉ viên đốn của Pháp Hoa. Xưa ta ở trong hạ, một niệm chống phát các pháp hiện tiền. Ta đã thân chứng, chẳng cần phải nghi.

Trí Khải hỏi:

- Thầy chứng Thập địa chăng?

Đáp:

- Ta một đời mong được nhập vào Đồng luân (Viên Thập Trụ); vì lãnh đồ chúng sớm quá, làm tổn mình ích cho người. Nên chỉ ở Thiết luân thôi (Viên Thập Tín).

Huệ Tư thường cầm gậy như ý chỉ Trí Khải bảo:

- Có thể nói là pháp giao cho pháp thần, còn pháp vương thì vô sự.

Rồi Đại Tô bị phòng vệ, đại chúng không an. Huệ Tư bèn bảo ngài Trí Khải rằng:

- Ta từ lâu muốn đến Nam Nhạc mà hậu pháp chưa có chỗ ký thác. Nay ông có thể truyền đăng, chớ làm người cuối cùng đoạn dứt hạt giống Phật. Ông có duyên với nước Trần, nên đến đó làm lợi ích.

Trí Khải vâng lời đi đến nước Trần, trụ chùa Ngoã Quan; khai đề kinh Pháp Hoa. Còn ngài Huệ Tư, niên hiệu Quang Đại năm thứ hai (568) tháng 6, đem hơn bốn mươi Tăng về Nam Nhạc. Lên ngọn Chúc Dung, gặp Nhạc thần đang đánh cờ. Thần nói:

- Sao Sư đến đây?

Ngài bảo:

- Xin đàn việt một miếng đất bằng tọa cụ.

- Được!

Sư phóng gậy để định chỗ (nay là chùa Phước Nghiêm). Nhạc Thần xin thọ giới. Sư thuyết pháp cho, nhân đó nói:

- Ta ở nhờ núi này, chỉ hạn mười năm. Sau xong việc sẽ đi xa. Tiền thân của ta từng đi đến chốn này.

Đi lần đến hành Dương, gặp một chỗ suối rừng đẹp lạ.

Ngài nói:

- Đây là chùa cổ. Ta ngày xưa từng ở đây.

Ngài sai đào đất, thấy nền đất vẫn còn.

Ngài lại chỉ chân núi nói:

- Xưa ta ngồi thiền ở đây. Giặc đến chém đầu ta.

Rồi tìm được hài cốt đã khô đầy đủ. Từ đây tạo hóa càng thạnh. Trần chúa gọi là Đại thiền.

Ngài trụ ở Nam Nhạc, có một lão túc nhắn người đến bảo:

- Sao chẳng xuống núi giáo hóa chúng sanh, cứ ngắm nhìn Vân Hán (cảnh đẹp) làm gì?

Ngài đáp:

- Ba đời chư Phật bị ta nuốt trọn. Còn có chúng sanh nào để giáo hóa nữa.

Niên hiệu Thái kiến năm thứ chín (577) ngày 6 tháng 6. Ngài bảo môn nhân rằng:

- Nếu có được mười người chẳng tiếc thân mạng, thường tu Pháp Hoa, Bát Nhã, Niệm Phật Tam muội, Phương đẳng, Sám hối, hẹn phải kiến chứng thì tùy chỗ cần ta sẽ cung cấp cho. Nếu không có người như thế thì đã xa cách ta rồi vậy.

Lúc đó, chúng cho là việc khổ hạnh khó khăn nên không ai đáp lại. Ngài bèn đuổi chúng ra rồi nhập diệt. Có một thầy nhỏ tên Linh Biện kêu khóc. Sư mở mắt nói:

- Sao được kinh động ta? Đồ ngu, đi ra!

Rồi Ngài niệm Phật chắp tay mà tịch, nhan sắc như lúc sống, hương lạ đầy thất.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
21/01/2014(Xem: 22321)
Đọc bản dịch Cảnh Đức Truyền Đăng Lục của anh Lý Việt Dũng, tôi không khỏi thán phục khi biết sức khỏe anh rất kém mà vẫn phấn đấu kiên trì để hoàn thành dịch phẩm khó khăn này một cách đầy đủ chứ không lược dịch như ý định ban đầu.
01/01/2014(Xem: 7888)
Sau mấy chục năm dài xa quê hương, lần đầu tiên trở về nước, tôi muốn dành cho cả gia đình một bất ngờ lớn nên không báo trước để ai ra đón cả. Lúc ngồi trên máy bay, tôi mường tượng một cách đơn giản ra con đường nào dẫn vào xóm Biển, nơi tôi đã được sinh ra và lớn lên với tất cả những ngày tháng êm đềm nhất của thời niên thiếu. Nhà tôi bao năm qua vẫn ở nơi ấy, bố mẹ và các em tôi vẫn quây quần cạnh nhau trong cái xóm Biển hiền hòa an bình ấy, nhất định tôi sẽ tìm ra được nhà mình, không lầm lẫn vào đâu được.
31/12/2013(Xem: 3471)
Đời người được bao nhiêu mà chiếc khăn bàn ấy đã ở với tôi gần nửa thế kỷ! Cho đến nay vẫn đang còn và có lẽ sẽ còn mãi với tôi cho đến cuối cuộc đời!
30/12/2013(Xem: 18205)
Hương Lúa Chùa Quê, 1 tập truyện hồi ký, ( 432 trang), hoài niệm tuổi thơ của hai tác giả, vừa là anh em ruột, vừa là hai vị giáo phẩm trong hàng lãnh đạo của PGVN ở hải ngoại, đó là Hòa Thượng Thích Bảo Lạc (Úc Châu) và Hòa Thượng Thích Như Điển (Đức Quốc) . Sẽ online trong thời gian sớm nhất, kính mời quý độc giả đón đọc. Nam Mô A Di Đà Phật.
25/12/2013(Xem: 11440)
Con người sanh ra trên cõi đời này đã mang theo nghiệp nhân của đời trước, lúc lớn lên lại gây tạo thêm nghiệp mới. Nghiệp nhân cũ cộng với nghiệp nhân mới nên chi phối cuộc đời còn lại (cận tử nghiệp) của mỗi người.
20/12/2013(Xem: 10983)
Bộ phim là câu chuyện có thật về chú chó Nhật được cả thế giới biết đến như một biểu tượng về tình yêu thương vĩnh cửu. Đây chắc chắn là bộ phim mà bất kỳ đứa trẻ nào cũng không thể nào quên.
12/12/2013(Xem: 19359)
Bé trai Ryan 5 tuổi sống tại bang Oklahoma (Mỹ) kể về lần nhìn thấy Marilyn Monroe tại một bữa tiệc nhưng chưa kịp tiến lại gần cô đã bị một cú đấm vào mặt bởi một vệ sĩ.
12/12/2013(Xem: 5814)
Vào những ngày cuối tháng của năm, tôi có dịp lên Sàigòn, không khí sinh hoạt nhộn nhịp hẳn lên, bao hình ảnh xem như đã chuẩn bị trước từ nhiều tháng qua, những sắc màu, những âm thanh ầm ỉ của người, xe cộ và sự va chạm của mọi thứ xung quanh trong cuộc sống quay cuồng, làm chóng mặt và choáng ngợp cả mắt…
11/12/2013(Xem: 8333)
Bà cụ già đau yếu than thở với bà bạn thân nhất của mình, “Tôi ghét cái tuổi già. Tôi ghét vì phải ở đây trong cái nhà dưỡng lão này.” Bà bạn lên tiếng, “Chúng mình phải lạc quan.” “Lạc quan về cái quái gì chứ? Trời đất ạ!” “Vậy thì, bà đang đau nhức hay sao?”
11/12/2013(Xem: 22962)
Đi tu không có nghĩa là phải vào chùa, cạo bỏ râu tóc mà phải được hiểu rộng rãi hơn nhiều! Đi tu là một quá trình khám phá tâm linh. Chúng ta học ứng dụng những lời Phật dạy trong đời sống hàng ngày của mình. Tu là chuyển hóa bản thân, từ vô minh đến trí tuệ, là tìm kiếm, khám phá con đường đưa đến hạnh phúc và an lạc.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]