Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

13. Thích Ðạo An

05/06/201115:05(Xem: 9288)
13. Thích Ðạo An

CAO TĂNG DỊ TRUYỆN
(Truyện Kể Các Vị Cao Tăng Trung Quốc)
Hạnh Huệ biên soạn - Nhà Xuất Bản TP. Hồ Chí Minh 2001

13. THÍCH ĐẠO AN

Sư quê ở Thường Sơn, họ Vệ, theo Nho giáo. Năm mười một tuổi xuất gia với Phật Đồ Trừng, Sư đọc sách một ngày cả vạn lời, biện tài vô địch. Sư thông minh như thế nhưng dung mạo quá xấu. Người đời gọi là “Tất đạo nhân, kinh tứ lân” (Đạo nhân đen thui, làm kinh hãi bốn bên).

Khi Phật Đồ Trừng thị tịch, Sư thống lãnh đồ chúng ở núi Lục Hồn. Niên hiệu Ninh Khang nguyên niên (373), Sư đến Nhượng Dương lập chùa Đàn Khê, có cao sĩ Tập Tạc Xỉ đến tự xưng: “Tứ Hải Tập Tạc Xỉ”, Sư ứng tiếng đáp: “Di thiên Thích Đạo An”.

Niên hiệu Thái Nguyên năm thứ tư (379), vua Tần Phù Kiên công phạt Nhượng Dương, rước được Ngài rất mừng, bảo tả hữu rằng:

- Ta dùng mười vạn binh lấy Nhượng Dương, vừa được một người rưỡi.

Tả hữu hỏi:

- Là ai?

Đáp:

- An Công là một, Tạp Tạc Xỉ là nửa người.

Sư ở Trường An hoằng dương chánh pháp. Niên hiệu Thái Nguyên thứ mười bốn (389), vào ngày 27 thánh giêng, Sư thấy có một dị tăng ra vào ở lỗ hổng cửa sổ. Sư hỏi quê quán, dị tăng lấy tay chỉ hướng Tây Bắc, tức thì mây vẹt ra, thấy lầu các như huyễn hiện lên, Tăng bảo:

- Đó là cõi trời Đâu Suất.

Ngày tám tháng hai, Sư ngồi kiết già thị tịch.

Sư mỗi lần sớ kinh nghĩa đều cầu Thánh nhân chứng minh. Một lần cảm được tôn giả Trường Mi giáng. Sư đưa bản sớ giải của mình cho Tôn giả xem. Tôn giả rất thán phục, khen là hợp hết tâm Phật, rồi hứa sẽ ngầm giúp Sư truyền bá rộng rãi. Sư biết Tôn giả này chính là ngài Tân Đầu Lô, bèn thiết trai cúng dường. Sư có mười đệ tử thông đạt sự nghiệp sớ giải này.

Một đệ tử Sư là Pháp Ngộ truyền pháp ở Trường Sa, đồ chúng mấy trăm người. Một hôm có người lén uống rượu, Pháp Ngộ làm ngơ không cử tội. Sư biết được, bèn gởi roi đến. Pháp Ngộ ôm roi khóc nói:

- Trông coi chúng không công minh, khiến Thầy ở xa phải lo.

Rồi phủ phục nhận phạt.

Trên cánh tay Sư có một lõi thịt, nổi lên như cái ấn, có thể nhấn lên nhấn xuống mà không ra khỏi bắp tay. Người đời gọi Sư là Bồ tát Ấn Thủ.

Sư có đệ tử là ngài Huệ Viễn, Tổ Sư tông Tịnh Độ, lập Liên Xã để niệm Phật cầu vãng sanh.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
05/05/2011(Xem: 2471)
Ngày xưa có một ông vua và một bà hoàng hậu ngày nào cũng nói: "Ước gì mình có đứa con!" mà mãi vẫn không có.
05/05/2011(Xem: 2522)
Một người có ba con trai, cả cơ nghiệp có một cái nhà. Người con nào cũng muốn sau này, khi bố mất, nhà sẽ về mình.
26/04/2011(Xem: 10673)
Mỹ Uyên tần ngần đứng trước cổng Tam quan chùa, lâu lắm rồi vì nhiều lý do nàng đã không đến đây dù rằng mỗi kỳ lễ Tết nàng đều từ thành phố về nhà thăm cha mẹ và nhà nàng cách chùa không xa lắm. Dù sao, ngôi chùa này với nàng cũng có biết bao kỷ niệm êm đềm thời thơ ấu.
26/04/2011(Xem: 4313)
Ai đã từng đọc tác phẩm “Đoạn Trường Tân Thanh“ tức “Truyện Kiều“ của đại thi hào Nguyễn Du mà chẳng biết Hoạn Thư, người đàn bà “biết ghen“ thông minh vào bậc nhất nhì trên đời. Hoạn Thư thì quá nổi tiếng rồi (nhưng chẳng biết trên đời có thật hay không?), bây giờ thì tôi xin được kể về một Hoạn Thư khác hoàn toàn có thật, thật như mặt trời mọc ở đằng đông và lặn ở đằng tây vậy.
26/04/2011(Xem: 2467)
Một buổi tối, chàng đánh trống trẻ tuổi đi một mình giữa cánh đồng. Tới bên một cái hồ, anh thấy trên bờ ba chiếc áo trắng của ai vứt đó.
26/04/2011(Xem: 2130)
Xưa có một người trước khi đi xa từ biệt ba con gái, hỏi các con muốn lấy quà gì. Cô cả muốn lấy ngọc, cô thứ hai xin kim cương, cô út nói...
26/04/2011(Xem: 3055)
Xưa có một người lính như vậy bị thải hồi. Bác ta không học được nghề gì nên không kiếm tiền được, đành đi lang thang ăn xin thiên hạ.
26/04/2011(Xem: 2727)
Ngày xưa có một người đàn bà góa sống cô quạnh trong một túp lều gianh. Trước cửa là một cái vườn có hai cây hoa hồng, một cây ra hoa đỏ, một cây ra hoa trắng.
26/04/2011(Xem: 2511)
Ngày xưa có một ông vua trị vì vào thời nào, tên là gì, tôi không nhớ rõ nữa. Vua không có con trai, chỉ có độc một cô con gái, luôn luôn đau ốm...
25/04/2011(Xem: 3641)
Ông Tư bị ung thư và biết chắc không thể sống lâu hơn sáu tháng. Ông bình tỉnh chờ cái chết, và vui vẻ sống những ngày ngắn ngủi còn lại, mà không bi ai, không sợ hãi. Ông muốn sau khi chết, gia đình làm đám tang theo ý riêng của ông. Bà vợ nghe dặn dò cách thức làm đám tang kỳ dị, thì nói giọng buồn, với đôi mắt cầu khẩn: - Em nghe nói ngày xưa ở Huế, người đàn bà đầu tiên đi xe đạp, bị cả thành phố phỉ nhổ, xem như là Me Tây, như kẽ phá hoại phong hóa nơi đất thần kinh. Cho đến khi chiếc xe gắn máy hiệu “Velo solex” ra đời, người đàn bà đầu tiên xữ dụng, cũng bị xem như là thứ côn đồ, cao bồi du đảng, chẵng ai dám giao du thân mật. Đến như bà Thu, vốn là một công chúa, dù là con của vị phế đế, là người đàn bà có xe hơi, và lái xe hơi dầu tiên ở Huế, cũng bị thiên hạ nghi ngờ oan ức đến cái đức hạnh của bà, mà suốt đời không kiếm được một tấm chồng. Thế mà bây giờ, anh bảo em làm đám tang khác thiên hạ, không giống ai, thì chịu sao nỗi lời tiếu đàm của bà con, họ hàng! Ông Tư cười,
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]