Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

12. Bà cư sĩ ngộ đạo

05/04/201113:34(Xem: 6228)
12. Bà cư sĩ ngộ đạo

TRUYỆN CỔ PHẬT GIÁO
Diệu Hạnh Giao Trinh sưu tầm và kể chuyện, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính và giới thiệu

PHẦN III: Những chuyện thuộc nhiều giai đoạn khác

12. Bà cư sĩ ngộ đạo

Ở Ấn Độ có một ngôi chùa, bên cạnh chùa có một cây tùng thuộc giống tùng Ông Uất Bà Sa, vì thế nên người ta lấy cây đặt tên cho chùa, gọi là chùa Cây Tùng.

Trong chùa có hơn một trăm vị tăng cư ngụ, mỗi ngày tu tập pháp chỉ quán. Chư tăng nơi đây tu hành rất tinh tiến dũng mãnh, vì thế mà thánh nhân chứng quả trong chùa không phải là ít.

Cách chùa Cây Tùng khoảng hai, ba dặm đường, có một bà cư sĩ tu tại gia. Bà thành tâm cung kính cúng dường các vị xuất gia đến mức cùng cực. Bà phát nguyện mỗi ngày thỉnh một vị tỳ-kheo đến nhà cho bà được cúng dường, vì thế chư tăng trong chùa Cây Tùng luân phiên nhau đến nhà bà thọ cúng. Cúng dường xong, bà còn muốn được nghe chư tăng thuyết pháp khai thị cho, nên các vị tỳ-kheo tuổi cao đức trọng tinh thông liễu giải Phật Pháp thì hoan hỉ chấp nhận, nhưng vì bà cư sĩ này cũng có thông hiểu đôi chút Phật pháp nên các vị tỳ-kheo sức tu học còn ít ỏi thiếu sót thì rất ngại không muốn đến nhà bà.

Trong chùa Cây Tùng có một vị tỳ-kheo tên là Ma Ha Lô, cuối đời mới xuất gia, tuy tuổi rất cao nhưng sự hiểu biết về Phật Pháp rất là ít ỏi. Chỗ thâm sâu của Pháp thì cố nhiên là mù tịt, nhưng ngay cả chỗ cơ bản tối thiểu ông cũng không biết.

Một hôm, đến phiên ông đi thọ cúng. Ông dĩ nhiên không hề muốn đi chút nào vì tự biết mình không đủ sức thuyết pháp khai thị cho ai. Ông từ chối, đẩy người khác đi thế, nhưng đẩy tới đẩy lui mà chẳng ai nhận lời đi thế ông, ai cũng bảo rằng:

– Tới phiên ông thì ông hãy đi chứ, đẩy người khác đi thế nghĩa là thế nào?

Cuối cùng ông thầm nghĩ rằng:

– Dù sao ta cũng là tăng sĩ, là phúc điền của chúng sinh, theo lẽ phải nhận sự cúng dường của người ta, cho người ta được dịp vun bồi ruộng phước và trưởng dưỡng gốc thiện. Tuy ta không biết thuyết pháp, nhưng không ai chịu đi thì tốt nhất là chính ta đi vậy.

Vị tỳ-kheo già bèn chống gậy lần mò từng bước chầm chậm lên đường. Bà cư sĩ ở nhà chờ thật lâu, lòng nóng như lửa đốt vì đã đúng ngọ rồi mà vẫn chưa thấy ai tới. Khó khăn lắm lão tỳ-kheo mới lại tới, bà cư sĩ ngắm ông lão từ xa dáng điệu đạo mạo nghiêm trang, da dẻ hồng hào, đầu tóc bạc phơ, trong lòng cảm thấy vô cùng tôn kính, vội vàng lễ lạy nghênh đón:

– Ngài là bậc trưởng lão tuổi cao đức trọng, được ngài quang lâm tệ xá, đệ tử cảm thấy vô cùng vinh hạnh!

Bà một lòng nghĩ rằng vị lão tăng này nhất định phải là một vị trí huệ thâm sâu, sẽ có thể bố thí cho bà những bài pháp vi diệu vô thượng, vì thế bà hoan hỉ khôn kể xiết, vội vàng bày ra những món ăn tuyệt mỹ nhất để cúng dường vị lão tỳ-kheo.

Cúng dường xong, bà thỉnh vị lão tỳ-kheo ngồi lên tòa cho bà đảnh lễ, và quỳ dưới đất, bà thỉnh ngài thuyết pháp khai thị.

Vị tỳ-kheo đăng bảo tòa rồi, trong lòng xấu hổ muôn phần, thấy mình thật là ngu si một cách đáng thương vì không hề biết gì về Phật pháp. Không có cách nào khác, ông thở dài một tiếng rồi nói nhỏ:

– Sự ngu si của con người đúng là gốc rễ của muôn phiền não!

Nói xong, ông bước xuống bảo tòa bỏ đi. Bà cư sĩ đang quỳ dưới đất, cảm thấy đây là bài pháp vô thượng vi diệu nhất mà bà từng được nghe từ trước đến nay. Bà suy nghĩ phân tích kỹ lưỡng như sau:

“Ngu si có nghĩa là vô minh, mà vô minh là căn bổn của mười hai nhân duyên; vì có cái căn bổn vô minh này nên con người ở mãi trong bể khổ, sinh sinh tử tử triền miên không ngừng trong luân hồi, tất cả mọi khổ não đều do đây mà phát khởi.”

Bà cứ mãi tinh tiến tư duy như thế không ngừng nên ngay lúc ấy chứng quả A-la-hán.

Chứng được quả vị rồi, bà cư sĩ muôn phần hoan hỉ, vào kho lấy ra một tấm thảm dạ lớn màu trắng để cúng dường vị lão tỳ-kheo, nhưng bà tìm khắp nơi không thấy vị này. Sự thật là vị này xuống tòa xong đã bỏ về chùa Cây Tùng ngay, nhưng bà cư sĩ vì mãi chú tâm suy nghĩ bài pháp của ngài ban cho nên lúc đó không nhìn thấy ngài ra về. Tìm mãi không thấy, nên bà đinh ninh là vị này có thần thông, vội vàng mang lễ vật lên chùa cúng dường.

Lão tỳ-kheo về chùa rồi, có người vào báo có bà cư sĩ đến tìm, ông nghĩ bà này lại muốn nghe pháp nữa nên không chịu ra tiếp. Bà cư sĩ cứ khăng khăng muốn gặp, nên người vào thông báo lúc nãy rất lấy làm khó xử, hỏi bà:

– Chẳng hay bà nhất định gặp vị ấy để làm gì vậy?

– Ngài ấy đã giúp tôi giải thoát căn bổn của khổ, vì thế tôi muốn cúng dường cảm tạ.

Khi lão tỳ-kheo biết bà không đến để đòi nghe pháp mới chịu ra nhận cúng dường.

Qua chuyện này mới biết, dù một pháp hay tất cả pháp, khi nhân duyên hội tụ đầy đủ, chỉ cần một câu nói là người nghe liền có được lợi lạc lớn, một đời thọ dụng cũng không hết. Nhân duyên chưa đầy đủ thì dẫu lời nói như hoa sen tuôn khỏi miệng cũng chỉ phí công vô ích!
 
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
22/12/2010(Xem: 3784)
Hậu Nghệ có công bắn 9 mặt trời cứu bá tính khỏi chết trong biển lửa nên được nhân dân kính mến, suy tôn làm hoàng đế. Lên làm vua, Nghệ lại cướp giựt của cải của nhân dân.
14/12/2010(Xem: 2540)
Đời Tam Quốc, em trai của Ngô chúa Tôn Quyền là Tôn Dực làm Thái thú quận Đan Dương. Dực vốn tính cương cường, nóng nảy lại hay rượu.
14/12/2010(Xem: 4053)
Hội đồng Trạch có cả chục ngàn mẫu ruộng. Theo lời cháu chắt ông kể lại, toàn tỉnh Bạc Liêu bấy giờ có 13 lô ruộng thì hết 11 lô là của ông Trạch.
14/12/2010(Xem: 4383)
Điển tích "Ba đào"- sóng lớn - trong sách Dị Văn lục: Triều Huệ Đế đời nhà Minh, tại huyện Tề Hàng, tỉnh Sơn Nam, có hai vợ chồng Trần Hoá Chiêu, Lương Tiểu Nga.
09/12/2010(Xem: 2613)
"Mây Tần" nghĩa bóng chỉ nhớ nhà, nhớ quê hương, cha mẹ. Còn những tiếng "Mây trắng", "Mây Hàng", "Mây bạc", "Mây vàng" cũng để nói ý nhớ gia đình, nhớ cha mẹ, quê hương.
07/12/2010(Xem: 14373)
Ngày hôm qua Steve tới thăm với chú bé Mickey 7 tuổi. Gớm, thằng bé lớn mau quá đi thôi và nghịch ghê. Nó nói giỏi cả tiếng Pháp lẫn tiếng Anh. Nó còn nói được tiếng lóng học ở ngoài đường nữa. Trẻ con bên này được nuôi dạy khác với lối nuôi dạy trẻ con bên mình. Cha mẹ chúng để chúng “tự do phát triển”. Suốt hai giờ ngồi nói chuyện, Steve phải để ý tới thằng bé. Nó chơi, nó nghịch, nó xan vào cả câu chuyệncủa người lớn. Nó làm cho người lớn không nói chuyện với nhau được. Tôi đưa cho nó mấy quyển sách hình của trẻ con, nhưng nó chỉ lật xem sơ sơ rồi lại bỏ sách, xen vào giữa tôi và ba nó. Nó đòi sự chú ý của thế giới người lớn.
05/12/2010(Xem: 2885)
"Tiền Xích Bích phú " là một áng văn chương kiệt tác của Tô Đông Pha (1036-1101), một văn hào đời nhà Tống (950-1275). Đông Pha tên là Thức, tự Tử Chiêm...
05/12/2010(Xem: 2387)
Nước Việt, năm Đinh Hợi (1527), Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê lên làm vua. Vua Lê Chiêu Tông bị họ Mạc bắt nhốt định giết chết.
05/12/2010(Xem: 2439)
Năm Nhâm thân (1572), nhà Mạc sai tướng là quận công Lập Bạo đem quân đánh Thuận Quảng là đất chúa Nguyễn ở miền Nam. Lập Bạo huy động cả thảy lục quân tiến vào.
05/12/2010(Xem: 2834)
Gần bên giếng của chùa bỗng mọc lên một cây hoa lạ. Cây cao một trượng, trên ngọn có một đóa hoa ngũ sắc cực kỳ tươi đẹp.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]