Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

12. Bà cư sĩ ngộ đạo

05/04/201113:34(Xem: 6148)
12. Bà cư sĩ ngộ đạo

TRUYỆN CỔ PHẬT GIÁO
Diệu Hạnh Giao Trinh sưu tầm và kể chuyện, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính và giới thiệu

PHẦN III: Những chuyện thuộc nhiều giai đoạn khác

12. Bà cư sĩ ngộ đạo

Ở Ấn Độ có một ngôi chùa, bên cạnh chùa có một cây tùng thuộc giống tùng Ông Uất Bà Sa, vì thế nên người ta lấy cây đặt tên cho chùa, gọi là chùa Cây Tùng.

Trong chùa có hơn một trăm vị tăng cư ngụ, mỗi ngày tu tập pháp chỉ quán. Chư tăng nơi đây tu hành rất tinh tiến dũng mãnh, vì thế mà thánh nhân chứng quả trong chùa không phải là ít.

Cách chùa Cây Tùng khoảng hai, ba dặm đường, có một bà cư sĩ tu tại gia. Bà thành tâm cung kính cúng dường các vị xuất gia đến mức cùng cực. Bà phát nguyện mỗi ngày thỉnh một vị tỳ-kheo đến nhà cho bà được cúng dường, vì thế chư tăng trong chùa Cây Tùng luân phiên nhau đến nhà bà thọ cúng. Cúng dường xong, bà còn muốn được nghe chư tăng thuyết pháp khai thị cho, nên các vị tỳ-kheo tuổi cao đức trọng tinh thông liễu giải Phật Pháp thì hoan hỉ chấp nhận, nhưng vì bà cư sĩ này cũng có thông hiểu đôi chút Phật pháp nên các vị tỳ-kheo sức tu học còn ít ỏi thiếu sót thì rất ngại không muốn đến nhà bà.

Trong chùa Cây Tùng có một vị tỳ-kheo tên là Ma Ha Lô, cuối đời mới xuất gia, tuy tuổi rất cao nhưng sự hiểu biết về Phật Pháp rất là ít ỏi. Chỗ thâm sâu của Pháp thì cố nhiên là mù tịt, nhưng ngay cả chỗ cơ bản tối thiểu ông cũng không biết.

Một hôm, đến phiên ông đi thọ cúng. Ông dĩ nhiên không hề muốn đi chút nào vì tự biết mình không đủ sức thuyết pháp khai thị cho ai. Ông từ chối, đẩy người khác đi thế, nhưng đẩy tới đẩy lui mà chẳng ai nhận lời đi thế ông, ai cũng bảo rằng:

– Tới phiên ông thì ông hãy đi chứ, đẩy người khác đi thế nghĩa là thế nào?

Cuối cùng ông thầm nghĩ rằng:

– Dù sao ta cũng là tăng sĩ, là phúc điền của chúng sinh, theo lẽ phải nhận sự cúng dường của người ta, cho người ta được dịp vun bồi ruộng phước và trưởng dưỡng gốc thiện. Tuy ta không biết thuyết pháp, nhưng không ai chịu đi thì tốt nhất là chính ta đi vậy.

Vị tỳ-kheo già bèn chống gậy lần mò từng bước chầm chậm lên đường. Bà cư sĩ ở nhà chờ thật lâu, lòng nóng như lửa đốt vì đã đúng ngọ rồi mà vẫn chưa thấy ai tới. Khó khăn lắm lão tỳ-kheo mới lại tới, bà cư sĩ ngắm ông lão từ xa dáng điệu đạo mạo nghiêm trang, da dẻ hồng hào, đầu tóc bạc phơ, trong lòng cảm thấy vô cùng tôn kính, vội vàng lễ lạy nghênh đón:

– Ngài là bậc trưởng lão tuổi cao đức trọng, được ngài quang lâm tệ xá, đệ tử cảm thấy vô cùng vinh hạnh!

Bà một lòng nghĩ rằng vị lão tăng này nhất định phải là một vị trí huệ thâm sâu, sẽ có thể bố thí cho bà những bài pháp vi diệu vô thượng, vì thế bà hoan hỉ khôn kể xiết, vội vàng bày ra những món ăn tuyệt mỹ nhất để cúng dường vị lão tỳ-kheo.

Cúng dường xong, bà thỉnh vị lão tỳ-kheo ngồi lên tòa cho bà đảnh lễ, và quỳ dưới đất, bà thỉnh ngài thuyết pháp khai thị.

Vị tỳ-kheo đăng bảo tòa rồi, trong lòng xấu hổ muôn phần, thấy mình thật là ngu si một cách đáng thương vì không hề biết gì về Phật pháp. Không có cách nào khác, ông thở dài một tiếng rồi nói nhỏ:

– Sự ngu si của con người đúng là gốc rễ của muôn phiền não!

Nói xong, ông bước xuống bảo tòa bỏ đi. Bà cư sĩ đang quỳ dưới đất, cảm thấy đây là bài pháp vô thượng vi diệu nhất mà bà từng được nghe từ trước đến nay. Bà suy nghĩ phân tích kỹ lưỡng như sau:

“Ngu si có nghĩa là vô minh, mà vô minh là căn bổn của mười hai nhân duyên; vì có cái căn bổn vô minh này nên con người ở mãi trong bể khổ, sinh sinh tử tử triền miên không ngừng trong luân hồi, tất cả mọi khổ não đều do đây mà phát khởi.”

Bà cứ mãi tinh tiến tư duy như thế không ngừng nên ngay lúc ấy chứng quả A-la-hán.

Chứng được quả vị rồi, bà cư sĩ muôn phần hoan hỉ, vào kho lấy ra một tấm thảm dạ lớn màu trắng để cúng dường vị lão tỳ-kheo, nhưng bà tìm khắp nơi không thấy vị này. Sự thật là vị này xuống tòa xong đã bỏ về chùa Cây Tùng ngay, nhưng bà cư sĩ vì mãi chú tâm suy nghĩ bài pháp của ngài ban cho nên lúc đó không nhìn thấy ngài ra về. Tìm mãi không thấy, nên bà đinh ninh là vị này có thần thông, vội vàng mang lễ vật lên chùa cúng dường.

Lão tỳ-kheo về chùa rồi, có người vào báo có bà cư sĩ đến tìm, ông nghĩ bà này lại muốn nghe pháp nữa nên không chịu ra tiếp. Bà cư sĩ cứ khăng khăng muốn gặp, nên người vào thông báo lúc nãy rất lấy làm khó xử, hỏi bà:

– Chẳng hay bà nhất định gặp vị ấy để làm gì vậy?

– Ngài ấy đã giúp tôi giải thoát căn bổn của khổ, vì thế tôi muốn cúng dường cảm tạ.

Khi lão tỳ-kheo biết bà không đến để đòi nghe pháp mới chịu ra nhận cúng dường.

Qua chuyện này mới biết, dù một pháp hay tất cả pháp, khi nhân duyên hội tụ đầy đủ, chỉ cần một câu nói là người nghe liền có được lợi lạc lớn, một đời thọ dụng cũng không hết. Nhân duyên chưa đầy đủ thì dẫu lời nói như hoa sen tuôn khỏi miệng cũng chỉ phí công vô ích!
 
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
12/07/2020(Xem: 8273)
Mẹ từ giã cõi đời vào những ngày cuối năm biến không khí đón tết vui tươi giờ đây càng thêm lặng lẽ. Nhìn Cha già ngồi niệm Phật, cúng lễ phẩm mỗi ngày 3 lần cho Mẹ, trông ra phía trước sân những chậu vạn thọ hoa đã nở tròn, khiến tôi càng thấy buồn và nhớ Mẹ nhiều hơn. Tôi ngồi xem mấy món đồ Mẹ để lại được đựng trong chiếc hộp gỗ đã bạc màu, lòng tôi cảm xúc dâng trào khi nhìn thấy xâu chuỗi bằng hạt bồ đề tự tay tôi làm và những lá thư tôi viết gởi về thăm Mẹ cũng như những bài thơ võ vẽ tập làm từ tuổi ấu thơ. Những bài thơ từ khi tôi viết đến khi Mẹ qua đời đã gần hai mươi năm, tưởng chừng đã hư mất thuở nào nhưng được Mẹ gói trong mấy lớp bao ni lông thì giờ đây cũng đã ố vàng. Đây là rất ít số bài thơ còn sót lại trong thời tuổi thơ của tôi. Cảm xúc nhớ Mẹ dâng trào theo từng câu chữ, những kỷ niệm thuở ấu thơ bên Mẹ hiền đầm ấm, hồn nhiên, hạnh phúc biết bao. Đặc biệt, “Đôi Gánh trên vai Mẹ” là một trong những hình ảnh thiêng liêng của cuộc đời và là nguồn động lực vô cùng lớn
10/07/2020(Xem: 8130)
Hồi tháng Giêng năm nay, ông Mohan Paswan, một tài xế xe thồ tuk-tuk, bị thương trong một tai nạn giao thông. Ông tạm trú ở Gurugram, ngoại ô thủ đô New Delhi, nơi ông suốt ngày hành nghề chở khách bằng chiếc xe cà tàng có gắn máy. Tiền kiếm được ông gửi về quê nuôi vợ con ở Bihar, tiểu bang miền đông Ấn Độ, cách xa đến 700 dặm (trên 1.100 km.) Sau tai nạn, ông Paswan không thể tiếp tục chạy xe để kiếm tiền, không những thế ông cần sự săn sóc. Cô con gái ông, Jyoti Kumari, 15 tuổi, nghe tin liền nhảy lên tàu lửa đi tìm cha rồi ở cạnh ông để chăm lo. Thế rồi cơn đại dịch xảy ra.
02/07/2020(Xem: 5335)
- Chú An ơi, chú còn pin không cho tôi xin với? - Ô, hết rồi Cụ ơi, con cũng không có tiền để mua pin mới! Thôi Cụ chịu khó nghỉ nghe tin tức vài hôm nha, có tiền con sẽ mua cho Cụ! Ông Cụ mắt nhìn vào chiếc radio buồn buồn, cúi đầu xuống rồi lại ngước lên, trông thật tội! -Thì cũng đành vậy thôi. Cám ơn Chú! Cụ có chiếc radio đã cũ lắm rồi, khổ cỡ của nó bằng cuốn vở học trò, cái cần ăng ten đã sứt từ lâu, ông tự chế lại bằng cọng căm xe đạp khiến tiếng nói nghe khàn khàn, thỉnh thoảng ông phải đập đập vào tay nó mới có âm thanh; màu sơn bây giờ cũng phai gần hết, lốm đốm, thay vào đó, mồ hôi tay, nhiều chỗ dính chút xi măng, lấm tấm đất…và thời gian đã làm chiếc radio của ông trông thật tội! Ngày nào cũng vậy, cứ hai lần sáng tối, ông nhìn chiếc đồng hồ treo trên vách đất, đến giờ đài phát thanh thời sự là ông mở radio. Thời gian đầu, mấy Chú lo lắng, vì theo sự quy định của Sư Phụ thì tất cả những chú Tiểu mới vào chùa đều không được phép sử dụng bất cứ loại máy thu
29/06/2020(Xem: 6579)
Cụ Phó Bảng Nguyễn Sinh Sắc còn lưu lại một câu đối đậm thiền vị tại ngôi chùa cổ Hội Khánh, nơi đặt Trụ sở Ban Trị Sự Tỉnh Hội Phật Giáo Bình Dương: “Đại đạo quảng khai thố giác khuê đàm để nguyệt Thiền môn giáo dưỡng, qui mao thằn thụ đầu phong” Tạm dịch: Mở rộng đạo lớn như sừng thỏ như mò trăng đáy nước Nuôi dưỡng mái chùa như lông rùa như cột gió đầu cây. Chùa xây dựng từ thế kỷ XVIII (1741), 1861 chùa đã bị chiến tranh tàn phá thiêu hủy. Đến năm 1868, chùa được xây dựng lại ở vị trí hiện nay với khuôn viên trên 1.200m2.
28/06/2020(Xem: 23508)
Bức tượng được sơn son thếp vàng, tạc hình ảnh một nhà vua mặc triều phục đang quỳ gập người, hai bàn tay cung kính mở rộng để trên mặt đất, còn bên trên lưng là một pho tượng Phật cao lớn ngồi trên tòa sen nằm đè lên.
25/06/2020(Xem: 5601)
Thầy tôi là Giáo Thọ về môn Lịch Sử Phật Giáo và Cổ Đại Hán Ngữ trường Cao- Trung Phật Học Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu. Thầy có trí nhớ rất tốt, ngoài lĩnh vực chuyên môn thì hầu như “bỏ túi” nhiều bộ tiểu thuyết Lịch sử nổi tiếng của Trung Quốc như Đông Chu Liệt Quốc, Hán Sở Tranh Hùng, Tam Quốc Diễn Nghĩa, Thủy Hử .v.v…Và đây là những viên kẹo tinh thần mà Thầy tôi thường thưởng cho huynh đệ chúng tôi trong lúc làm việc. Tưởng chừng những câu chuyện đó đã trôi vào dĩ vãng theo những năm tháng đầy biến động của cuộc đời, nhưng thật kỳ diệu tất cả dường như đều được sắp xếp lại gọn gàng trong ký ức của tôi như những món quà tâm linh và cùng lớn dần với dòng đời. Thời gian qua, thế giới đang oằn mình giữa cơn đại dịch Covid-19.
18/06/2020(Xem: 3888)
Phiên đại triều của Thiên Đình cứ trăm năm một lần kỳ này diễn ra trong bầu không khí thật hoang mang, mệt mỏi. Thái Bạch Kim Tinh nay đã già yếu lắm rồi. Cụ tâu trình quên trước quên sau khiến Ngọc Hoàng Thượng Đế chau mày rồi cũng phải thông cảm, khoát tay ra hiệu cho qua. Nam Tào, Bắc Đầu tai đã nghễng ngãng, gầy ốm hom hem, vầng trán nhăn nheo vì quá căng thẳng với chuyện của trần gian. Bà Lê Sơn Thánh Mẫu có lẽ nhờ Vườn Đào và biết sửa sang sắc đẹp cho nên trông vẫn trẻ. Thiên Lôi tuy còn khoẻ nhưng kể từ khi loài người chế ra cột thu lôi thì ông chỉ còn “ vớ ” được một vài người ngu ngơ chẳng may lang thang ngoài đồng ruộng trong lúc trời mưa gió. Ngoài ra uy quyền của ông còn bị sứt mẻ vì Ngọc Hoàng Thượng Đế vừa bổ
17/06/2020(Xem: 3261)
- Hai Chú đói bụng lắm phải không? Mặt mày xanh lè, tái mét hết rồi! Con có cơm của Ông Bà Chủ đem ra để chút nữa ăn. Con chia hai chú một miếng nha. Tôi quay nhìn, Dũng Đen chạy đến gần tôi nói giọng líu ríu, Nó chăn đàn vịt thuê cho Ông Bà Chín trong xóm, nghe nói nó quê Miền Tây nhưng không biết chính xác ở nơi nào, chỉ nghe nó kể nhà nghèo, anh em đông, Dũng là con trai lớn, dù thương lắm nhưng Ba Mẹ nó đành bấm bụng cho nó đi giữ vịt thuê lấy tiền để nuôi gia đình. Mỗi năm Dũng chỉ về nhà được một lần trong dịp tết. Dũng Đen nhỏ hơn tôi hai tuổi nhưng trông mạnh khỏe và lanh lợi, mọi người kêu Dũng Đen vì ngoài cặp mắt ra thì cả người nó đen nhánh. Không biết vì da nó đen hay là vì từ nhỏ đến giờ ở ngoài đồng ruộng nên mới đen như vậy?
15/06/2020(Xem: 4691)
Thuở ấy nơi thành Ca Tỳ La Vệ của xứ Ấn Độ nhiều tín ngưỡng, nhiều giai cấp và nhiều bất công, đấy là nơi lý tưởng cho họ sinh ra và gặp nhau để nối mối lương duyên kết thành vợ chồng trong kiếp cuối cùng. Chàng là Thái tử phước báu đầy người với 32 tướng tốt, sức khỏe phi thường. Nàng là công chúa nước nhỏ láng giềng, dung mạo đoan trang và diễm kiều, lúc nào cũng là đối tượng thu hút cho các vương tôn công tử con nhà quyền quý đến tuổi kén vợ. Nhưng duyên trời đã định sẵn cho họ thành vợ chồng, nên cho dù anh chàng Đề Bà Đạt Đa có ba đầu sáu tay đến đâu, có mưu mô giành giật tới đâu cũng không chiếm được trái tim nàng công chúa khả ái này. Tuy nhiên để cho công bằng và theo đúng luật lệ của hoàng gia, các chàng phải thi đấu trong tất cả các bộ môn từ cung cho tới kiếm, ai chiến thắng sẽ được làm phò mã.
04/06/2020(Xem: 3999)
- Nhanh chân lên các con, vào chòi tránh mưa thôi! Tiếng Thầy gọi, huynh đệ chúng tôi mỗi người cùng phụ nhau đem giỏ thức ăn và mấy đồ lặt vặt đi làm vào trong chòi. Gọi cái chòi chứ thật ra đây chỉ là chuồng Bò cũ của ông Sáu già gần chùa đã bỏ vài năm nay, trống trơn, chỉ còn phần mái che ở trên nhưng tranh cũng đã sắp mục rồi! Giữa bốn bề đồng ruộng trống trơn không có bóng cây thì cái chòi tranh là nơi duy nhất để tạm lánh những lúc nắng mưa.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]