Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phần III: Những chuyện thuộc nhiều giai đoạn khác

05/04/201113:34(Xem: 6088)
Phần III: Những chuyện thuộc nhiều giai đoạn khác

TRUYỆN CỔ PHẬT GIÁO
Diệu Hạnh Giao Trinh sưu tầm và kể chuyện, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính và giới thiệu

PHẦN III: Những chuyện thuộc nhiều giai đoạn khác

1. Năm loại bất tử

Kinh A-di-đà có nói tới 16 vị đại đệ tử của đức Phật, trong số ấy có tôn giả Bạc Câu La. Ngài cao lớn tráng kiện, nghi dung trang nghiêm đẹp đẽ, đó là vì trong những đời quá khứ ngài không hề sát hại một sinh linh nào. Nhờ thiện nghiệp ấy nên trong 91 đời ngài không bệnh hoạn, từ nhỏ tới già không ngã bệnh một lần nào. Không những thế, ngài còn có cái phúc đức là không bao giờ chết vì năm loại tai họa, cũng gọi là có được “năm loại bất tử”. Thế nào là năm loại bất tử?

– Một là không vì thiên nhiên biến chuyển như núi lở hay đất sụp mà chết.

– Hai là không bị lửa dữ thiêu cháy, không bị nước lớn nhận chìm mà chết.

– Ba là không bị giặc cướp làm hại mà chết.

– Bốn là không bị chết bởi lệnh vua.

– Năm là không bị đao binh, chiến tranh làm thiệt mạng.

Tôn giả Bạc Câu La có thiện nghiệp và phúc báo ấy, ai được thấy ngài hay nghe nói đến ngài đều phải cung kính và tán thán.

Ngài tu hành tinh tiến, thường ngồi kiết già, đoan nghiêm bất động. Khi ngài tọa thiền dưới gốc cây, không bao giờ cảm thấy mệt mỏi mà tựa vào thân cây. Cũng thế, trong các phòng thất, ngài cũng không bao giờ ngồi tựa vào các vách tường.

Trên phương diện chuyên cần tu tập cũng không ai bằng ngài, và khó hơn nữa, ngài có đầy đủ biện tài vô ngại, có thể thuyết giảng cặn kẽ tất cả các diệu pháp.

Thế nhưng ngài không thường thuyết pháp cho đại chúng, luôn luôn giữ thái độ tĩnh mặc, vô ngôn. Điều ấy khiến cho nhiều người lấy làm kỳ dị. Đã có tài thuyết pháp thì tại sao lại không thuyết? Vì thế một hôm tôn giả A Nan mới hỏi ngài rằng:

– Tôn giả Bạc Câu La! Tại sao ngài lại không tuyên thuyết diệu pháp cho đại chúng nghe?

Tôn giả Bạc Câu La bèn trang trọng trả lời rằng:

– Nói nhiều chưa chắc đã được người ta tin nghe. Dẫu cho mình nói câu nào cũng đáng giá ngàn vàng, nhưng thế nào cũng có người cho rằng lời mình nói ra làm nhiễu động tâm họ. Tôi thường đắc được Pháp lạc trong cảnh tịnh tĩnh, cho nên tôi muốn mọi người cũng được như tôi, hưởng Pháp lạc trong sự tĩnh lặng.

Tôn giả Bạc Câu La không những rất chuyên tâm trong việc an tọa tham thiền, mà trong việc tu trì công đức nhẫn nhục thì lại càng vượt bực hơn: bị người đánh đau, ngài không những không trả đũa mà còn không khởi tâm sân hận. Bị người hãm hại, đã không phục thù, ngài cũng không hề oán trách người. Cũng như bị người chửi mắng, ngài cũng có thể nhẫn nhục chịu đựng. Được lợi, bị suy thoái, bị hủy báng, được danh dự, được khen ngợi, bị chế nhạo, được sung sướng hay khổ đau, tám loại “gió” (bát phong) ấy không thể làm cho ngài động tâm hay phiền não. Công phu tu dưỡng của ngài thật xứng đáng cho chúng ta muôn đời kính phục và tôn trọng.
 
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
16/09/2011(Xem: 11395)
Tôi cảm động, vì sống trong đạo giải thoát tôi đã tiếp nhận được một thứ tình thiêng liêng, trong sáng; một thứ tình êm nhẹ thanh thoát đượm ngát hương vị lý tưởng...
12/09/2011(Xem: 3620)
Hồ Biểu Chánh (1884–1958), tên thật là Hồ Văn Trung, tự Biểu Chánh, hiệu Thứ Tiên; là một nhà văn tiên phong của miền Nam Việt Nam ở đầu thế kỷ 20. Ông sinh năm 1885 (trong giấy khai sinh ghi ngày 1 tháng 10 năm 1885) tại làng Bình Thành, tỉnh Gò Công (nay thuộc huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang). Ông xuất thân trong một gia đình nông dân, thuở nhỏ học chữ Nho, sau đó chuyển qua học quốc ngữ, rồi vào trường trung học ở Mỹ Tho và Sài Gòn. Năm 1905, sau khi đậu Thành chung, ông thi vào ngạch ký lục của Soái phủ Nam Kỳ; làm ký lục, thông ngôn, thăng dần đến đốc phủ sứ (1936), từng giữ chức chủ quận (quận trưởng) ở nhiều nơi. Ông vốn có tiếng thanh liêm, yêu dân, thương người nghèo khổ.
11/09/2011(Xem: 12421)
Tôi thức dậy trong một sự yên tĩnh như thế ấy ở Pomona. Tiếng chim hót vang rừng những không thể nói là tiếng ồn. Nó lại càng làm cho sự yên lặng thêm sâu hơn về bề sâu là khác.
06/09/2011(Xem: 10461)
Đóa sen, nếu nhìn dưới kính hiển vi và suy luận theo thiên văn học, là nền tảng của vũ trụ và cũng là một phương tiện giúp ta khám phá vũ trụ.
05/09/2011(Xem: 7456)
Điều tôi muốn là con đường đưa đến sự chấm dứt mọi đau khổ, một con đường đã được khám phá hơn hai ngàn năm trăm năm nay nhưng mãi đến thời gian gần đây tôi mới ý thức được nó.
05/09/2011(Xem: 6201)
Tinh thần Hoa Nghiêm từng dạy một câu rất thâm sâu nhưng chỉ cần lắng tâm là có thể nắm bắt được. Đó là: “Khoảnh khắc chứa đựng thiên thu”. Mỗi phút giây là mỗi thách thức của ta qua sự hiện hữu ở cõi Ta Bà này. Ta phải nghĩ thế nào để có chánh niệm, thở thế nào để có tỉnh thức, sống thế nào để có an lạc. Bước được một bước chân vào Tịnh Độ thì cần gì trăm năm?! Khoảnh khắc đó chính là thiên thu đấy.... Đức Phật là tiêu biểu tuyệt hảo về Từ, Bi, Hỷ Xả. Đó là Tứ Vô Lượng Tâm toàn bích, không một tỳ vết, thể hiện qua suốt cuộc đời thị hiện ta-bà của Ngài.
01/09/2011(Xem: 2742)
Lữ khách một mình trên lối mòn vào thung lũng An-nhiên. Núi rừng trùng điệp miền Bản-ngã-sơn huyền bí, nhàn nhạt ánh mặt trởi trên bóng lá thâm u. Mơ hồ đâu đó phảng phất khói lam ai đốt lau làm rẫy dưới sườn non.
31/08/2011(Xem: 12961)
Cám ơn nàng. Nàng đã đem lại cho ta SỰ THẬT. Nàng đã cho ta thấy cái phi lý của tưởng tượng. Ta sẽ không còn ôm giữ một hình ảnh nào, vì Phật đã dạy: Pháp còn phải bỏ huống chi phi pháp.
29/08/2011(Xem: 6948)
Cha cô vẫn nói, cô giống mẹ từ chân tơ, kẽ tóc, vừa xinh đẹp, vừa tài hoa. Cha thương nhớ mẹ bao nhiêu là yêu quí cô bấy nhiêu.
29/08/2011(Xem: 14072)
Bàng bạc khắp trong tam tạng kinh điển, hằng hà sa số mẩu truyện, đức Phật thường nhắc đến sự liên hệ giữa Ngài và các đệ tử, giữa chúng sanh và Ngài trong những kiếp quá khứ.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]