Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phần III: Những chuyện thuộc nhiều giai đoạn khác

05/04/201113:34(Xem: 6105)
Phần III: Những chuyện thuộc nhiều giai đoạn khác

TRUYỆN CỔ PHẬT GIÁO
Diệu Hạnh Giao Trinh sưu tầm và kể chuyện, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính và giới thiệu

PHẦN III: Những chuyện thuộc nhiều giai đoạn khác

1. Năm loại bất tử

Kinh A-di-đà có nói tới 16 vị đại đệ tử của đức Phật, trong số ấy có tôn giả Bạc Câu La. Ngài cao lớn tráng kiện, nghi dung trang nghiêm đẹp đẽ, đó là vì trong những đời quá khứ ngài không hề sát hại một sinh linh nào. Nhờ thiện nghiệp ấy nên trong 91 đời ngài không bệnh hoạn, từ nhỏ tới già không ngã bệnh một lần nào. Không những thế, ngài còn có cái phúc đức là không bao giờ chết vì năm loại tai họa, cũng gọi là có được “năm loại bất tử”. Thế nào là năm loại bất tử?

– Một là không vì thiên nhiên biến chuyển như núi lở hay đất sụp mà chết.

– Hai là không bị lửa dữ thiêu cháy, không bị nước lớn nhận chìm mà chết.

– Ba là không bị giặc cướp làm hại mà chết.

– Bốn là không bị chết bởi lệnh vua.

– Năm là không bị đao binh, chiến tranh làm thiệt mạng.

Tôn giả Bạc Câu La có thiện nghiệp và phúc báo ấy, ai được thấy ngài hay nghe nói đến ngài đều phải cung kính và tán thán.

Ngài tu hành tinh tiến, thường ngồi kiết già, đoan nghiêm bất động. Khi ngài tọa thiền dưới gốc cây, không bao giờ cảm thấy mệt mỏi mà tựa vào thân cây. Cũng thế, trong các phòng thất, ngài cũng không bao giờ ngồi tựa vào các vách tường.

Trên phương diện chuyên cần tu tập cũng không ai bằng ngài, và khó hơn nữa, ngài có đầy đủ biện tài vô ngại, có thể thuyết giảng cặn kẽ tất cả các diệu pháp.

Thế nhưng ngài không thường thuyết pháp cho đại chúng, luôn luôn giữ thái độ tĩnh mặc, vô ngôn. Điều ấy khiến cho nhiều người lấy làm kỳ dị. Đã có tài thuyết pháp thì tại sao lại không thuyết? Vì thế một hôm tôn giả A Nan mới hỏi ngài rằng:

– Tôn giả Bạc Câu La! Tại sao ngài lại không tuyên thuyết diệu pháp cho đại chúng nghe?

Tôn giả Bạc Câu La bèn trang trọng trả lời rằng:

– Nói nhiều chưa chắc đã được người ta tin nghe. Dẫu cho mình nói câu nào cũng đáng giá ngàn vàng, nhưng thế nào cũng có người cho rằng lời mình nói ra làm nhiễu động tâm họ. Tôi thường đắc được Pháp lạc trong cảnh tịnh tĩnh, cho nên tôi muốn mọi người cũng được như tôi, hưởng Pháp lạc trong sự tĩnh lặng.

Tôn giả Bạc Câu La không những rất chuyên tâm trong việc an tọa tham thiền, mà trong việc tu trì công đức nhẫn nhục thì lại càng vượt bực hơn: bị người đánh đau, ngài không những không trả đũa mà còn không khởi tâm sân hận. Bị người hãm hại, đã không phục thù, ngài cũng không hề oán trách người. Cũng như bị người chửi mắng, ngài cũng có thể nhẫn nhục chịu đựng. Được lợi, bị suy thoái, bị hủy báng, được danh dự, được khen ngợi, bị chế nhạo, được sung sướng hay khổ đau, tám loại “gió” (bát phong) ấy không thể làm cho ngài động tâm hay phiền não. Công phu tu dưỡng của ngài thật xứng đáng cho chúng ta muôn đời kính phục và tôn trọng.
 
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/04/2013(Xem: 4606)
Truyện “Quan Âm Thị Kính” không rõ xuất hiện từ thời nào và do ai sáng tác ra. Thoạt tiên truyện là một khúc hát chèo gồm nhiều đoạn, với ngôn từ rất bình dị và tự nhiên, rõ ràng là một khúc hát của dân quê, của đại chúng. Về sau mới có truyện thơ “Quan Âm Thị Kính” xuất hiện, được viết bằng thể thơ “lục bát”, mang nhiều ý nghĩa thâm thúy của cả đạo Nho lẫn đạo Phật. Người ta phỏng đoán rằng tác giả chắc phải là một người có học thức.
10/04/2013(Xem: 6657)
Ðúng vậy, vấn đề là nên “quậy” như thế nào cho phải đạo! “Quậy” mà trên không khiển trách, dưới chẳng dám xem thường khi tính khí “quậy” vốn là ...
10/04/2013(Xem: 6652)
Trong những hình ảnh cũ, tôi còn nhớ buổi đi học lần đầu. Hình như hôm đó vào buổi sáng, cha tôi dắt tôi đi bộ ra đường cái, được...
10/04/2013(Xem: 10016)
Thuở xưa có một anh chàng xấu xí kia, con nhà nghèo, thất học, phải sinh sống bằng nghề khuân vác mướn ngoài chợ. Người ta gọi anh là thằng ...
10/04/2013(Xem: 9894)
Bảo Lâm bước chậm lại... ý như để lắng nghe tiếng chim hót líu lo từ phía khu rừng trúc. Vài tia nắng nhẹ vừa xuất hiện phía hừng đông...
10/04/2013(Xem: 7757)
Mãi viết, tuy có nghe tiếng Cam-Ly sủa ngoài vườn mà tôi không để ý. Nhưng khi ngẩng lên, thì Sư-cô T.T. đã đứng trước mặt.
10/04/2013(Xem: 5290)
Ngày kia, nhà tỷ phú nọ mang cậu con trai duy nhất về nơi thôn dã với ý định để cho con tìm hiểu và so sánh với cuộc sống nghèo nàn của người ...
10/04/2013(Xem: 4387)
Ngày xưa, có một chàng trai mang nhiều tâm sự u uất về đời, một sớm lên đường đi tìm Sự Thật. Anh nghe ở ngôi đền nọ có vị đạo sĩ chân ...
10/04/2013(Xem: 5336)
Khi chàng dũng sĩ về đến chân núi thì trăng cũng vừa lên. Trăng mười chín soi sáng cảnh núi rừng cô tịch. Ánh trăng nhấp nháy...
10/04/2013(Xem: 7657)
Nói đến cái lỗ mũi của sư Thiền Trí cả xóm Đuôi Ao không ai là không biết. Nó dài hơn một tấc rưỡi, nằm lòng thòng từ trên môi cho đến dưới cằm...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]