Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

6. Chết vì việc nghĩa

05/04/201113:34(Xem: 5774)
6. Chết vì việc nghĩa

TRUYỆN CỔ PHẬT GIÁO
Diệu Hạnh Giao Trinh sưu tầm và kể chuyện, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính và giới thiệu

PHẦN II: Những chuyện tiền thân Đức Phật

6. Chết vì việc nghĩa

Ngày xưa, Ấn Độ có một khu rừng rậm to lớn, vô cùng rậm rạp, có hàng ngàn hàng vạn chim chóc, thú rừng sống ở trong ấy. Đây là thế giới của loài động vật, từ đời này sang đời khác, chúng sinh sôi nẩy nở trong khu rừng này.

Mùa xuân, mầm lá non mềm mại xuất hiện trên mỗi cành cây, trăm hoa tỏa hương ngào ngạt, chim con theo mẹ tập bay, thú con theo bố tập chạy, giống như một cảnh thiên đường, hài hòa và tràn ngập hạnh phúc.

Có một hôm, khu rừng bỗng nhiên bốc lửa. Chim chóc, thú rừng nào bay nào chạy, tìm đường thoát tử trong một khung cảnh hỗn loạn, trong tiếng khóc than thảm thiết.

Những ngọn lửa không khác gì những chiếc lưỡi rắn cuộn tròn bay lượn khắp mọi nơi thiêu đốt, ánh lửa rực trời, sức nóng mãnh liệt.

Lúc ấy trong rừng có một con chim trĩ, cứ bay đi bay lại giữa khu rừng cháy với dòng nước sông, nhúng mình trong nước sông để thấm ướt lông cánh rồi bay về rừng rùng mình cho nước rơi xuống, những mong dùng những giọt nước ấy để dập tắt lửa.

Nhưng làm sao có thể dập tắt được biển lữa dữ dội mênh mông ấy với một lượng nước nhỏ bé như thế? Thế mà chim trĩ vẫn cứ bay đi bay về, như thể không hề thấy đó là một điều mệt mỏi khổ nhọc.

Trời Đế Thích thấy được việc ấy bèn hỏi:

– Này chim trĩ, ngươi đang làm gì thế?

– Tôi đang cứu lửa trong khu rừng cháy!

– Thôi ngừng lại đi, đừng có ngu si như thế, với cái sức bé nhỏ yếu ớt của ngươi thì làm sao dập tắt được ngọn lửa kia để mà cứu rừng được chứ! Ngươi có thể bay ra khỏi đây mà thoát thân, như thế chưa đủ cảm thấy mình may mắn lắm rồi sao?

Chim trĩ không đồng ý, trả lời rằng:

– Khu rừng này đã nuôi nấng tôi, có rất nhiều bà con thân hữu của tôi sống trong đó, nhà cửa của họ, con cái của họ, tất cả đều nương dựa vào khu rừng này mà sinh sống an lạc, tôi có sức khoẻ, làm sao tôi có thể thấy nạn mà không cứu? Làm sao tôi có thể khoanh tay mà đứng nhìn được? Tôi không thể ích kỷ và lười biếng! Tôi phải cứu hỏa!

– Vậy thì với cái sức bé nhỏ yếu ớt của ngươi, ngươi tính chừng nào thì dập tắt được lửa?

– Tới chết mới thôi!

Con chim trĩ trả lời không chút do dự.

Trời Đế Thích nghe thế, hết sức kinh ngạc lại cũng hết sức bội phục. Vua của trời Tịnh Cư biết chim trĩ có thệ nguyện và tâm từ bi rộng lớn như thế bèn dập tắt lửa trong rừng giùm nó.

Về sau, khu rừng ấy vĩnh viễn xanh tươi, rậm rạp, dầu mùa thu gió có thổi hay mùa đông trời có tuyết, nhưng sinh khí trong rừng vẫn tràn trề như thể đang giữa một mùa xuân trường cửu.

Các loại chim bay, thú chạy vẫn từng đời, từng đời sinh sôi nảy nở, và nạn cháy rừng không bao giờ xảy ra nữa.

Con chim trĩ có tinh thần Bồ Tát ấy được các loài cầm thú trong rừng tưởng niệm muôn đời.

Biết trước rằng có những việc mình không thể làm được nhưng vẫn quyết tâm làm tới chết mới thôi, đó thật là một tinh thần cao cả!

Với cái tinh thần cúc cung tận tụy, tới chết mới thôi ấy, thì ai cũng có thể thành tựu được Phật đạo!
 
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/04/2013(Xem: 4825)
Đến mùa vía Bà Núi Sam, Châu Đốc, hàng ngàn người lũ lượt kéo nhau về lạy Bà, cầu mua may, bán đắc, làm ăn thịnh đạt và sinh con theo ý muốn...
10/04/2013(Xem: 6578)
Trên đê Yên Phụ một buổi chiều mùa hạ. Nước sông Nhị Hà mới bắt đầu lên to, cuồn cuộn chảy, tưởng muốn lôi ...
10/04/2013(Xem: 6482)
Mùa đông năm ấy tuyết không rơi nhiều, nhưng cái lạnh vẫn theo sương khói ùa về làm xác xơ thêm cho khu rừng mới trải qua một mùa dông bão kéo dài trước đó. Dân trong vùng cũng đang bị nạn dịch cúm. Lúc này mọi người kéo nhau vào rừng tìm hái cỏ thuốc, và những gì có thể ăn được cho qua cơn đói lạnh ngặt nghèo.
10/04/2013(Xem: 6973)
Cánh rừng già đang trải qua một mùa đông dài khắc nghiệt. Cây cỏ xác xơ … cảnh vật chìm sâu trong lớp tuyết trắng dày đặc. Chỉ có những thân cổ thụ...
10/04/2013(Xem: 5010)
Thuở xưa, trong một thành nọ, có một ngôi chùa tên là Viên Âm, mỗi ngày có rất nhiều người đến thắp hương lễ Phật, nên chùa cũng rất hưng thịnh...
10/04/2013(Xem: 5277)
Nắng lên cao, nắng chiếu ngút ngàn quanh các triền núi hoang vu làm khô ráo mấy hạt sương mai còn đọng lại trên những ngọn cây. Càng đi lên...
10/04/2013(Xem: 5594)
Cổng Chùa hiện dần ra trên con đường đất quen thuộc. Trời trưa nắng gắt, thỉnh thoảng từng cơn gió lốc thổi đến, hất tung bụi mù và cuốn theo mấy ...
10/04/2013(Xem: 5241)
_Ồ! sen ở đây nở rộ, trông đẹp quá! Ai đi ngang qua ao sen nhà chùa cũng đều cất tiếng nói như vậy.
10/04/2013(Xem: 5398)
Mùa đông về làm cho ngọn đồi thông thêm rộng thoáng. Không một chiếc lá cây rơi rụng. Không một bóng người lui tới để nghe tiếng bước chân ...
10/04/2013(Xem: 4841)
Chú Tiểu Minh nhặt được chú chim con lúc chiều khi đang cúng thí thực. Con chim run rẩy sà xuống như chiếc lá khô rơi rụng trong buổi chiều tà. Nó cùng bầy với lũ chim được phóng sanh hồi sáng này. Nhưng lại quá kiệt sức nên không thể bay xa được. Động lòng, chú mang chim về liêu mình để chăm sóc và cho ăn.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]