Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

5. Tiếng Chuông Của Chư Thiền Sư

27/03/201104:59(Xem: 3500)
5. Tiếng Chuông Của Chư Thiền Sư

MẸ QUAN ÂM CỬU LONG
Huỳnh Trung Chánh

TIẾNG CHUÔNG CHƯ THIỀN SƯ

Mùa thu năm Kỷ Mẹo (1999), theo chân phái đoàn hành hương tứ đại danh sơn Trung Quốc chùa Khánh Anh, tôi có dịp ghé Hàng Châu và Tô Châu, hai địa danh nổi tiếng thanh lịch tao nhã, đã từng được văn nhân thi sĩ ca ngợi là một chốn thiên đàng hạ giới. Tại Hàng Châu chúng tôi được chiêm bái chùa Tịnh Từ và chùa Linh Ân. Chùa Tịnh Từ là ngôi chùa mà Ngài Vĩnh Minh Diên Thọ, vị tổ sư thiền và cũng được tôn xưng là đệ lục tổ Tịnh độ tông từng trụ trì, đây cũng là nơi mà Ngài Tế Công hòa thượng đã thị hiện để tùy duyên độ chúng, cái giếng mà theo truyền thuyết là nơi mà Ngài đã được long thần hộ pháp cung cấp gỗ xây chùa một cách mầu nhiệm và điện thờ tượng cao như người thật của Ngài tại chùa thu hút đông đảo thiện tín chiêm bái. Chùa Linh Ân là một thắng cảnh du khách dập dìu : ngôi chùa chính vĩ đại và cổ kính gồm nhiều điện rộng lớn tôn trí những pho tượng uy nghi đẹp đẽ, trong đó có pho tượng bổn sư bằng đồng cao đến 20 thước; trước chùa là ngọn Phi Lai Phong(1), mộït ngọn núi xinh xắn, có đến khoảng 350 tượng Phật và Bồ Tát với nghệ thuật điêu khắc linh động đã được tạc khắp nơi : trên vách đá, bên giòng suối, trong các hang động thâm u..., công trình to tát nầy đã trải dài từ thế kỷ thứ 10 đến 14 mới hoàn thành. So với hai ngôi đại tự nầy, thì chùa Hàn Sơn tại Tô Châu có phần điêu tàn và khiêm tốn, nhưng đây lại là nơi mà lòng tôi đã đón nhận được niềm rung động sâu xa nhất. Nguyên tổ Hàn Sơn cùng với bạn là Thập Đắc là hai vị đắc đạo cao tăng, đã dấu chân tướng trong dáng điệu khật khùng, ăn mặc lượm thượm, dơ bẩn thường lang thang chung đụng khất thực với giới bần cùng hoặc kiếm sống bằng thức ăn thừa thãi dành cho các vị tăng sĩ khác. Một hôm cả hai đang la cà xuống nhà trù chùa Quốc Thanh, núi Thiên Thai tìm thức ăn thừa, bỗng bị vị đại quan đương thời là Lư Khâu bắt gặp. Lư Khâu đã được sư Phong Can tiết lộ bí mật của hai nhà sư khùng nên hành lễ hai vị rất cung kính, khiến cho chư tăng trong chùa ngạc nhiên cùng cực, họ dò la tìm hiểu tông tích Hàn Sơn và Thập Đắc, và từ đó, họ mới kính trọng hai nhà sư khùng. Lộ chân tướng, hai vị rút vào hang núi đá ẩn tu. Về sau, Thập Đắc sang Nhật hoằng hóa và Hàn Sơn thì được thỉnh về trụ trì ngôi chùa Phổ Lợi Pháp Minh. Sau khi Ngài thị tịch, tôn kính bậc tôn sư đạo đức, thế hệ sau đã lập điện tôn trí tranh vẽ Hàn Sơn Thập Đắc thờ phượng và ngôi chùa cũng được đổi tên thành Hàn Sơn tự theo pháp danh của Ngài. Tương truyền thì tiếng chuông chùa Hàn Sơn vang rất xa và có diệu dụng xoa dịu nỗi niềm ưu tư sầu muộn trong lòng người. Thi sĩ Trương Kế đã ghi lại tiếng chuông nầy trong bài thơ bất hủ “Phong Kiều dạ bạc”:

Nguyệt lạc ô đề sương mãn thiên
Giang phong ngư hỏa đối sầu miên
Cô Tô thành ngoại Hàn Sơn tự
Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền.
(Quạ kêu trăng xế trời sương
Bến Phong đóm lửa đối buồn mênh mang
Thành Cô Tô, chùa Hàn San
Nửa đêm chuông vọng đưa sang khách thuyền)

Bài thơ tương tự như một thông điệp, chuyên chở tiếng chuông Hàn Sơn vượt thời gian, vượt không gian đến với lòng người qua bao thế hệ khắp cả năm châu. Có thể nói hàng triệu người chỉ đọc thơ mà đã rung cảm với tiếng chuông chùa. Ngày nay, chiếc chuông xưa đã bị cưỡng đoạt mang đi mất, khách hành hương viếng chùa hoài niệm người xưa với chút luyến tiếc ngậm ngùi. Hòa thượng chùa Hàn Sơn tuổi hạc đã cao, trong con người của Ngài tỏa ra một phong thái an lạc, tươi mát khó tả. Tôi không ngờ tại một quốc gia Phật giáo bị kỳ thị, nếp sống tu tập bị kềm kẹp chà đạp mà vẫn có thể xuất hiện những bậc chân tu như vậy. Hòa thượng ban cho chúng tôi một pháp từ ngắn ngủi : “Chùa Hàn Sơn đặc biệt chỉ có một tiếng chuông, ngoài ra là một ngôi chùa tầm thường nhỏ bé, nhưng nhỏ lớn đâu phải là điều quan trọng phải không quý Phật tử? Chúng ta luôn ý thức rằng tự tâm tức Phật, nên dù tu ở chùa lớn hay nhỏ, dù điều kiện sinh hoạt thuận hay nghịch, những ai có tấm lòng đều có thể đón nhận được Đức Phật rào rạt trong tâm.”

Chiếc chuông xưa chùa Hàn sơn đã mất, nhưng đối với tôi âm vang tiếng chuông vẫn còn đó muôn đời. Thật vậy, pháp ngữ của hòa thượng không phải là tiếng chuông cảnh tỉnh nhắc nhở tôi tâm thành tu tập hay sao? Thế rồi bỗng nhiên tôi liên tưởng đến những vị thiền sư Việt Nam hiện thời, có vị đã sống trong hoàn cảnh tu tập cực kỳ khó khăn mà vẫn phát huy đạo tràng, gióng tiếng chuông vang dội khắp năm châu để độ người, tiếng chuông của chư vị đó nào có khác tiếng chuông chùa Hàn Sơn.

Vị thiền sư mà tôi tiên khởi nhớ đến là thầy Nhất Hạnh, tức hòa thượng Làng Mai. Thầy là một vị thiền sư lớn trong hậu bán thế kỷ 20, đã chủ trương đem đạo Phật dấn thân vào đời, thực tập chánh niệm trong từng hơi thở để chuyển hóa mình và mang an lạc thương yêu trao cho mọi người, mọi loài. Lối dạy giản dị, thực tiển mà thâm trầm của thầy, đã thu hút mãnh liệt Phật tử trí thức Việt, đồng thời cũng gây niềm hứng khởi lớn lao cho giới trí thức Âu Mỹ thao thức mong cầu một nếp sống an lạc tâm linh. Đệ tử xuất gia của thầy cả ngàn vị, tuy phần lớn là người Việt Nam, nhưng cũng có rất nhiều vị gốc Âu Mỹ, về phần đệ tử thọ năm giới, chỉ riêng người ngoại quốc cũng lên đến hàng trăm ngàn người. Ngoài đạo tràng làng Mai, mà hàng năm đều có những khóa tu thiền liên tục, có khóa đông đến 2,500 khóa sinh tham dự, pháp môn của thầy còn phát huy đạo tràng đến Gia nã Đại (làng cây Phong), Uùc (làng Sen Búp), Hoa Kỳ (Thanh Sơn Vermont, Lộc Uyển California)..., hàng năm, thầy còn hoằng hóa khắp các nước Âu Mỹ, Uùc Châu và cả Trung Quốc nữa. Thầy sáng tác cả trăm tác phẩm, nhiều tác phẩm đã được dịch hàng vài mươi tiếng ngoại quốc : Pháp, Anh, Ý, Hòa Lan, Na Uy, Đan Mạch, Đức, Bồ Đào Nha, Ba Lan, Tiệp, Nga, Nhật, Trung Hoa, Thái Lan, Đại Hàn..., nhờ vậy, pháp ngữ của thầy đã mang niềm an lạc đến khắp nơi trên thế giới, kể cả những nơi chốn đang oằn oại trong khổ đau, tăm tối, ngụïc tù... Tóm lại, tiếng chuông an lạc của thầy nhẹ nhàng mà công năng thì vô cùng vô tận.

Vị thiền sư thứ hai mà tôi liên tưởng đến là hòa thượng Thanh Từ, thiền viện Trúc Lâm, Việt Nam. Thầy nổi tiếng là bậc chân tu đạo đức, suốt đời thao thức cho sự nghiệp hoằng hóa. Thầy thoạt phụ trách giảng dạy Phật Pháp cho tăng ni sinh viên tại Phật Học Viện Huệï Nghiêm, ni viện Dược Sư, Đại Học Vạn Hạnh..., sau đó, thầy lập thiền viện Chân Không và Bát Nhã tại Vũng Tàu với hoài bảo làm sống dậy thiền tông Trúc Lâm trong nước. Thế nhưng khi tình trạng đất nước thay đổi, tự do tôn giáo bị bóp nghẹt, nếp sống tu tập bị đe dọa, thiền viện bị trưng dụng, tăng ni có kẻ đã phải bỏ đi, thì hoài bảo phát huy thiền tông tưởng chừng như sẽ bị tàn rụi. Trong hoàn cảnh khó khăn đó, thầy đã tùy duyên chủ trương lao động sản xuất để tự túc, tu theo tinh thần “Một ngày không làm, một ngày không ăn” của tổ Bách Trượng. Tăng ni được chuyển về Thường Chiếu và Viên Chiếu, tận lực phá rừng, dựng thiền viện, cày sâu cuốc bẩm trên thửa đất khô cằn, bằng những phương tiện thô sơ, phân bón thiếu hụt..., ngoài ra, lại còn phải tham gia công tác phường khóm, đào kinh, đấp đường..., yếu đuối như hai sư cô Như Thủy, Hạnh Châu cũng phải đi dân công cả tháng trời tại chiến khu D. Thời đó, tăng ni đã phải làm việc ngày đêm mà vẫn thiếu ăn thiếu mặc : ăn độn với khoai sắn, bữa cơm bữa cháo là chuyện bình thường, còn y áo thì may bằng bao bột chằm vá.. Sức kham nhẫn, lòng nhiệt thành đạo pháp của thầy là tấm gương sáng cho tăng ni nương tựa tu học, do đó, tuy nếp sống khổ cực mà phẩm chất lại tăng tiến vượt bực. Sau nhiều năm gian khổ, hoàn cảnh sống cải thiện lần, nếp sống đạo đức sáng ngời của thiền viện đã thu hút tăng ni Phật tử tề tựu về tu học, thầy đã phát triển thêm các thiền viện Linh Chiếu, Phổ Chiếu, Huệ Chiếu và Trúc Lâm để có thêm đạo tràng độ chúng. Giờ đây, đạo tràng của thầy ngày càng lớn mạnh, tăng ni đệ tử cả ngàn vị, đệ tử tại gia trong và ngoài nước có thể lên đến hàng triệu người. Tất cả những tác phẩm và băng thuyết giảng pháp của thầy đều được Phật tử trong và ngoài nước phát hành rộng rãi, và đều là những cẩm nang vô giá cho Phật tử noi theo tu tập. Ngoài chương trình hoằng pháp bận rộn trong nước, theo yêu cầu của Phật tử Việt hải ngoại, thỉnh thoảng thầy cũng xuất dươngï sang Aâu, Mỹ, Uùc Châu gióng tiếng chuông chùa Trúc Lâm ở xứ người, gieo hạt giống thiền Trúc Lâm khắp cả năm châu.


Viếng Trung Quốc, quan sát sinh hoạt Phật Giáo xứ người, tôi chạnh nhớ đến Phật giáo nước nhà, thế rồi bỗng nhiên niềm cảm khích của tôi đối với tăng ni Việt Nam đã dâng tràn. Trong tùy bút nầy, tôi chỉ nhắc đến hai vị hòa thượng, nhưng thật ra, trong thâm tâm tôi muốn đem hết lòng thành hướng về tất cả tăng ni Việt Nam ở trong và ngoài nước để đảnh lễ tán thán. Bao năm qua, có những vị đã xả thân cho đạo pháp, có vị bị tra tấn tù đày, cũng có những vị phải ẩn nhẫn nép mình để tùy duyên hoằng pháp, nhờ vậy, Phật giáo trong nước vẫn tồn tại và lớn mạnh, phát triển cả về phương Bắc, vùng đất mà trước kia Phật giáo đã bị mai một. Trong dịp hành hương Aán Độ, tôi có hân hạnh tiếp xúc với một vài tăng ni Việt Nam trẻ đang du học, tôi đã cảm khích nhận thấy tất cả đều có lý tưởng và tràn đầy tâm huyết hoằng dương đạo pháp, nên rất mừng cho tương lai Phật giáo nước nhà. Tôi cũng không thể quên công đức vô lượng của tăng ni ở hải ngoại. Trong thời gian 30 năm qua, từ hai bàn tay trắng quí tăng ni, đã lãnh đạo tinh thần, hướng dẫn Phật tử tu học, giữ gìn truyền thống tổ tiên..., và đã xây dựng hơn 300 ngôi chùa, đặt một nền mống phát triển Phật giáo lâu dài khắp năm châu.

Tác giả là một cư sĩ quê mùa, chỉ chuyên tu tịnh độ, kiến thức về thiền nông cạn nên những điều viết về nhị vị hòa thượng có điểm nào sai lầm hay thiếu sót, xin bạn đọc niệm tình tha thứ.

tháng 10.2000

Ghi chú :

1.Phi lai Phong : Là ngọn núi đá trước chùa Linh Aån, trên đó đã được tạc khắc khoảng 300 pho tượng Phật giáo. Núi mang danh là Phi Lai phong, dựa trên truyền thuyết theo đó thì ngày xưa trước chùa chỉ là bãi đất trống, rồi đến một đêm nọ, sau tiếng sấm vang dội, thình lình có ngọn núi lướt gió bay đến đáp xuống đó. Vào thế kỷ thứ 3 có nhà sư Ấn Độ viếng cảnh chùa thấy núi bỗng buột miệng nói rằng “Ở Aán Độ có vách đá y hệt như thế nầy, có lẽ, vách đá Aán Độ đã bay đến đây chăng?”. Do sự tích đó, ngọn núi mới có tên là Phi Lai phong. Văn hào Việt Nam Phan huy Ích(1751-1822) đời Tây Sơn, nhân đi sứ viếng Trung Quốc, viếng chùa Linh Aån (tức Phi Lai tự), đã vịnh thơ và nhắc lại truyền thuyết nầy :

Đề chùa Phi Lai

Hồi chuông thưa thớt rơi giòng lạnh
Ánh sáng từ bi quyện chẳng tan
Đêm mọc chùa bay do tiếng sấm
Núi trào thác đổ ngỡ sông Ngân
Đạt Ma truyền xuống giòng chư Phật
Âu Việt nêu cao dấu diệu thần
Gần đóa mây hồng leo tới được
Chén quỳnh vạn tuế rắp dâng lên

Đào phương Bình dịch

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
15/01/2011(Xem: 2263)
Mất cũng phải hết một ngày đêm suy nghĩ đến nhức đầu mệt óc, cắn trụi móng của ngón tay cái, thằng Thạch mới tìm ra được cách giải cho bài toán hóc búa đã làm cho nó mất ăn mất ngủ suốt một tuần qua. Tìm ra được là một chuyện, còn giải được hay không là chuyện khác, phải tùy thuộc vào… ông nội. Thằng Thạch quyết định về quê
15/01/2011(Xem: 2607)
Mọi lần, khi vợ chồng tôi cãi vã nhau chẳng đi đến đâu, tôi đều giận lẫy bỏ đi khỏi nhà, khi thì bồng con theo khi thì chỉ đi một mình tay không. Và, anh ấy sẽ chạy theo, đến một chỗ vắng vẻ nào đó mới níu kéo, năn nỉ, xuống nước xin lỗi. Anh ấy luôn luôn là người nhường nhịn, làm hòa trước. Vậy mà lần này, sau cuộc kình cãi kịch liệt, lời qua tiếng lại có phần động chạm tự ái của nhau, tôi giận muốn khùng lên, bỏ đi khỏi căn nhà đang ấm cúng. Tôi bỏ đi khỏi nhà lần này nhằm vào lúc chẳng còn bao lâu nữa là bước sang năm mới, vậy mới là... giận. Vừa đi, tôi vừa nhìn chừng lại phía sau, hy vọng anh ấy sẽ đuổi theo. Nhưng không, không hề thấy anh ấy.
15/01/2011(Xem: 2123)
Ngồi bên cửa sổ trên căn gác thấp lè tè, thằng Hào nhìn bâng quơ xuống con hẻm nhỏ ngoằn ngoèo chạy ngang trước nhà, đôi mắt nó long lanh ngấn lệ. Nó đâu có muốn khóc, vì nó căm ghét nước mắt lắm. Nó đâu có ưa gì chuyện khóc lóc, vì nó cho đó là yếu hèn, và khóc lóc kể lể là đặc tính chỉ nên dành cho phụ nữ. Mình là con trai thì nhất quyết không được khóc
14/01/2011(Xem: 2502)
Nếu bảo tuổi trẻ là tuổi của rong chơi vui vẻ, của yêu đương mộng mơ, của lãng mạn...thì tôi không có được diễm phúc có tuổi trẻ. Chơi không dám chơi hết mình. Cười, không dám cười to. Nói năng e dè, đi đứng lủi thủi một mình, ít bạn bè thân...lúc nào cũng đầy mặc cảm nghèo khó, quê mùa. Đời tôi, do vậy, từ tốt nghiệp, ra đời, dù có nhiều lúc thăng trầm, nhưng hình như không có lúc nào cảm thấy...xuống chó cả, chỉ có lên voi thôi! Nguyện vọng tha thiết của Ba Mẹ tôi và cũng là hoài bảo lớn nhất của tôi, trong thời gian học ở trường trung học tỉnh lẻ Gò Cong, chỉ là làm sao được thi đậu vào trường Sư phạm để ra trường về làng dạy học.
13/01/2011(Xem: 18992)
Trong Đường Xưa Mây Trắng chúng ta khám phá ra Bụt là một con người chứ không phải là một vị thần linh. Đó là chủ tâm của tác giả...
09/01/2011(Xem: 9264)
Milarepa là Thánh St. Francis của Tây Tạng. Chúng ta không thể nhầm lẫn âm điệu của những ca khúc này với âm điệu của những ca khúc Fioretti...
07/01/2011(Xem: 6791)
Ngày nay, Buddhagay là nơi thu hút giới Phật giáo và các phái đoàn hành hương đến viếng thăm quanh năm. Như một điều kỳ diệu, Buddhagay , một ngôi làng tầm thường, cổ xưa đã được chuyển hoá trong chốc lát. Giờ đây, Buddhgay đang hoạt động mạnh mẽ trong đời sống, và một lần nữa, Buddhagay có triển vọng sẽ là một trung tâm của Phật giáo thế giới. Thánh tích "Bồ-đề Đạo Tràng" (Buddhagay hay còn gọi là Bodhgay ) là địa danh chỉ cho nơi Đức Phật đạt được quả vị giác ngộ tối thượng (Sambodhi). Buddhagay cách thị trấn Gay cũ sáu dặm về phía Bắc, ngày nay cũng được biết với tên Brahmagay , nơi chiêm bái của tín đồ Ấn giáo (Hinduism). Có lẽ tín đồ Ấn giáo đã thêm thuật ngữ ‘Brahma’ vào địa danh của thánh tích này để phân biệt với Buddhagay , thánh tích của Phật giáo. Buddhagaya bây giờ là một thị trấn thịnh vượng, phía bắc giáp với Haripur, phía đông giáp với Mastipur, Dhondowa, Bhalua and Turi, phía nam giáp với Rampur và phía đông giáp với dòng sông Lilajan. Đây là một hình thức
06/01/2011(Xem: 4333)
Tôi và chị chưa hề một lần gây thù chuốc oán với nhau. Vậy mà không hiểu sao ngay từ ngày chạm mặt đầu tiên ở trụ sở Hội Văn Học Nghệ Thuật Tỉnh, bỗng dưng tôi thấy ghét chị thậm tệ. Và nhìn ánh mắt, vầng trán nhăn nhíu, điệu bộ của chị khi đứng gần tôi vào lúc cuộc họp chuẩn bị khai mạc, tôi cảm nhận, thấy biết được chắc chắn rằng chị cũng chẳng ưa gì tôi, có thể là ghét cay ghét đắng tôi, còn hơn cái mức mà tôi ghét chị. Sao kỳ vậy? Đố kỵ tài năng sao? Không phải.
06/01/2011(Xem: 2574)
Sắp Tết đến nơi rồi. Ngồi bên vỉa hè ngập nắng trước ngôi chùa suốt ngày đóng cổng tam quan im ỉm tịch lặng, dì Thanh rơm rớm nước mắt nhìn dòng người ngược xuôi tấp nập trên đường, ai nấy cũng lăng xăng sắm sửa chuẩn bị tống tiễn năm cũ, còn dì thì cứ như bất động, muốn động đậy cũng không còn sinh lực để nhấc cử tay chân. Bây giờ có muốn lo toan đèo bòng cùng thiên hạ, sắm thứ này thứ nọ, thì dì cũng chẳng có tiền để mà đứng dậy đi ra chỗ chợ búa xôn xao trăm hàng khoe sắc. Dì cúi xuống nhìn bé Trang đang nằm ngủ thật vô tư trên manh chiếu rách nát
06/01/2011(Xem: 6360)
Sau kỳ nghỉ hè, trở vào hãng làm việc, không thấy Goga mang theo chó, tôi hỏi : - Ủa , chó của bạn đâu ? Goga, con nhỏ bạn người Nam Tư trả lời : - Chó của tôi còn bé quá, phải một tháng sau, tôi mới mang qua được. - Bạn gởi nó bằng bưu điện ? -Không, tôi sẽ trở về rước.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567