Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

15. Cái máy vô tình

26/03/201107:18(Xem: 3637)
15. Cái máy vô tình

HOA CỦA MỖI NGƯỜI
Tác giả: Diệu Kim

PHẦN II: HƯƠNG ĐẠO TÌNH ĐỜI

CÁI MÁY VÔ TÌNH

1.

Ngày nhận cái thẻ rút tiền ATM, nhiều người hồ hởi. Trong nhiều lý do, có lý do là "thấy ghét" những nhân viên văn phòng ít nở nụ cười khi giao dịch, thậm chí còn cáu gắt, bắt chờ bắt đợi... Mối quan hệ "người - người" được nhanh chóng thay bằng "người - máy" một cách đầy phấn khởi.

Riêng tôi lại không vui chút nào. Đơn giản vì tánh tôi không quá sùng thượng máy móc, cứ nghĩ rằng mình phải "đối diện" với một khối sắt lạnh ngắt thôi thà chịu khó xuống văn phòng gặp chị A, chị B mỗi tháng để lãnh lương còn sướng hơn.

Nhưng chẳng bao lâu, cái quan hệ "người - máy" nhanh chóng gặp khủng hoảng. Báo chí kêu ca đầy trời về cảnh xếp hàng chầu chực, rồi máy hư, máy thiếu tiền, máy nuốt thẻ, máy trừ tài khoản vô tội vạ... Hóa ra máy cũng "bệnh" tùm lum chứ có phải toàn vẹn đâu. Mà khổ, hồi nào chị thủ quỹ cau có thì mình còn biết kêu ầm lên kể tội chị ấy, bây giờ cái máy "cà chớn" như thế nhưng mình chẳng biết trút cơn giận vào đâu. Người quản lý máy là ngân hàng thì không hiện diện trước mặt, dù mình có hét lên cũng mình nghe chứ ai? Cái máy lạnh tanh nhìn mình chạy đôn chạy đáo vì mấy đồng lương còm. Nó lạnh hơn nét mặt chị thủ quỹ nhiều lắm.

Chợt bồi hồi nhớ những ngày xuống văn phòng... Ít nhất còn trông thấy chị mặc áo xanh hay áo đỏ, thay đổi mỗi ngày, thấy chị kẹp cây kẹp mới, đeo cái vòng tay nho nhỏ xinh xinh. Hoặc bất ngờ một hôm nhận ra cô kế toán bụng hơi to, thế là mình nói một câu chúc mừng có em bé, lại xí xọn tư vấn cho cô mua áo bầu ở shop nào, ăn uống ra sao để dưỡng thai. Có hôm reo lên vì lọ hoa trong văn phòng đẹp quá, ai khéo tay cắm vậy ta! Một bữa khác thấy chị văn thư buồn hiu, hỏi thăm mới biết mẹ chị bệnh. Rồi đến lượt mẹ mình bệnh, chị cũng hỏi thăm. Đến văn phòng, người ta thường chỉ chăm chăm vô chuyện cần giao dịch mà quên đi những con người đang giao tiếp với mình, thành ra không nhận thấy những chi tiết nhỏ có thể gây trìu mến, thân thương. Mình trách nhân viên văn phòng cư xử thế này thế nọ, nhưng chính bản thân mình cũng có quan tâm tới người ta đâu? Hôm nay chị thủ quỹ quạu, có thể chị vừa cãi nhau với chồng. Cô kế toán giải quyết chậm chạp, có thể đêm qua con của cô bị sốt, cô phải thức canh, mệt mỏi. Biết bao nhiêu áp lực đè lên một con người. Đành rằng họ không có quyền đem chuyện riêng làm ảnh hưởng chuyện công, nhưng tất cả những áp lực đó đều có thể làm "hỏng hóc" bản thân họ, y như cái máy bị hỏng hóc vậy thôi. Vậy, thay vì chỉ biết trách cứ một chiều, mình nên thông cảm một chút, và có khi một câu hỏi thăm, một lời khen ngợi, một câu chuyện vu vơ lại gắn kết rất nhanh. Xét cho cùng dù họ bị chê là "người máy" thì vẫn gần gũi mình hơn, chứ còn cái máy thì không thể biến thành "máy người" được. Không biết có phải là lẩn thẩn!

2.

Lại còn một cái máy khác mà tôi cũng... dị ứng. Cái máy bán nước giải khát, đứng to đùng ngay góc phố, siêu thị, cơ quan. Văn minh? Ừ, thì... văn minh. Nhưng tôi nghĩ hình như thêm cái máy là thêm một người thất nghiệp, phải chi ngay chỗ đó là một bà nào đứng bán thì bà sẽ nuôi được chồng con, có một mái gia đình no ấm. Nước mình đông dân, lại là dân nghèo, sử dụng nhân lực chưa hết, vội vàng gì "cơ giới hóa" những chỗ không cần thiết như thế? Có những thứ khác cần văn minh lẹ lẹ thì không chịu lo, thí dụ như đừng xả rác, khạc nhổ, hút thuốc nơi công cộng...

Rốt cuộc, cái máy bán nước giải khát bị bỏ xó, người ta lại mua nước chỗ bà Tư, bà Tám, vì bà có thể chiều ý từng khách hàng, ai thích ít đường, hoặc ít đá, hoặc cà phê loãng một chút, đậm một chút... Có khi vừa thối tiền vừa cám ơn rối rít. Cái máy dĩ nhiên không biết cám ơn, thua bà một bàn trông thấy!

3.

Bây giờ siêu thị mọc lên như nấm, và gần như thay thế cho những cái chợ thường bị chê là ọp ẹp, nắng thì nóng mệt, mưa thì văng sình, lại cân thiếu, nói thách, hàng kém chất lượng...

Nhiều năm nay tôi hầu như chỉ đi siêu thị. Nhưng rồi vẫn có những lúc bắt buộc phải đi chợ, khi có khách đột xuất, khi bị bệnh, khi thiếu món này món kia trong thực đơn... thì thôi chọn cái chợ gần nhà cho nhanh, cho khỏe. Rồi tự nhiên nhận ra có những điều siêu thị không thay thế được.

Trung bình một tuần đi mua sắm một lần, để dành thức ăn trong tủ lạnh, vậy một năm mình vô đó 52 lần, thế nhưng không quen được một ai, không nhớ nổi gương mặt nào! Còn đi chợ mới năm lần thôi, chị bán rau cải đã cười toe chào mình "Ủa, bữa nay đi làm về sớm ha?" Bà bán dưa hấu phẩy tay: "Bữa nay dưa hổng ngon lắm, tui nói thiệt, vì tui biết tánh cô phải ăn đồ ngon." Bà bán hoa ngoắc ngoắc: "Có hoa li mới về nè. Tui biết cô chỉ thích cúng Phật bằng hoa li." Anh bán báo thì hỏi: "Thằng con chị năm nay thi vô trường nào?" Còn chị bán đường đậu thở dài: "Tui đâu có hay má cô mất. Thấy bà già lâu quá không đi chợ, tưởng bị bệnh thôi chứ ai dè..." Nước mắt mình ứa ra. Vậy đó, cái không gian chợ chẳng có máy lạnh, máy tính tiền, hóa đơn hiện đại, nhưng nó có thể "tính" ra được ý thích, tình cảm con người.

Đến lượt mình, trả tiền nải chuối cho bà cụ mắc hơn giá siêu thị mà bụng lại vui, vì tội nghiệp cái lưng còng của bà giữa trời nắng gắt. Buổi chiều mua giùm mớ cải cho chị kia vì sợ cải héo chị bị lỗ. Mua trái dừa của hai vợ chồng trẻ mới ly thân, tranh thủ khen thằng con bụ bẫm của nó để coi có hàn gắn được không. Vài bữa sau, thấy hai đứa sáp lại bán chung một quầy, tôi mừng không thể tả. Vậy đó, không có cái hóa đơn nào chính xác cho tình thương đâu! Chợ còn là chợ đời, người ta có thể trao đổi những thứ mà tiền không tính ra được.

Đời sống càng lúc càng hiện đại, máy móc đóng vai trò không nhỏ. Nhưng cái máy nào cũng "vô tình" cả, mình đừng trách nó. Coi chừng mình biến thành máy mới là đáng sợ!

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
20/01/2018(Xem: 4547)
40 Năm Ở Mỹ, sách của TT Thích Từ Lực
11/01/2018(Xem: 5179)
Vào những năm đầu của thập niên 2000, khi cây bút đang còn sung sức, tôi viết rất nhiều bài về danh lam thắng cảnh trên quê hương Nha Trang của mình để giới thiệu trên các báo và tạp chí khắp đất nước. Trong số đó, hiển nhiên là có bài viết về ngôi chùa đã lưu nhiều hình ảnh, dấu ấn kỷ niệm vào ký ức tuổi thơ của tôi với tên gọi thân quen mộc mạc: “Chùa Núi Sinh Trung”.
08/01/2018(Xem: 11588)
Hồi còn tại thế xưa kia Trên đường giáo hóa Phật đi qua làng Ngài đi cùng ông A Nan Khai tâm gieo ánh đạo vàng giúp dân. Đang đi ngài bỗng dừng chân Bước quanh lối khác có phần xa thêm Ông A Nan rất ngạc nhiên Vội lên tiếng hỏi. Phật liền giảng ra: "Này A Nan phía trước ta Có quân giặc cướp thật là hiểm nguy Sau ta ba kẻ đang đi Gặp quân giặc đó khó bề thoát qua!"
08/01/2018(Xem: 9753)
Ở bên Ấn Độ thuở xưa Nơi thành Xá Vệ, buổi trưa một ngày Gia đình kia thật duyên may Phật thương hóa độ, dừng ngay tại nhà, Tiếc thay chồng vợ tỏ ra Tham lam, độc ác, xấu xa, hung tàn. Hóa thành một vị đạo nhân Phật đi khất thực dừng chân trước thềm Ôm bình bát, đứng trang nghiêm, Anh chồng đi vắng, vợ liền nhảy ra Tay xua đuổi, miệng hét la
07/01/2018(Xem: 7846)
Sau mỗi lần có dịp viếng thăm các chứng tích như tượng đài, lăng mộ, viện bảo tàng, nhà lưu niệm, ..., của những nhân vật mà cuộc đời phần nào liên quan đến đời sống vật chất hay tinh thần, sự thịnh suy ,... của một nhóm người, một dân tộc, một vùng, một quốc gia,..., tôi ra về lòng những bâng khuâng với hai câu : Những người muôn năm cũ Hồn ở đâu bây giờ ? trong bài thơ Ông Đồ của nhà thơ Vũ Đình Liên.
21/12/2017(Xem: 3846)
Anh sinh ra và lớn lên ở miền gió cát khô nóng Phan Rang. Là một Phật tử thuần thành, lại được phước báu khi có đến hai người con trai xuất gia, nên nhân duyên đưa đẩy đã trở thành đạo hữu của tôi qua nhiều lần hội ngộ lạ lùng ở các thiền viện thuộc dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử. Kết tình đạo hữu với nhau đã gần mười năm rồi, mỗi lần gặp mặt, tôi và anh đều tay bắt mặt mừng, trò chuyện thân mật, nhưng người huyên thiên lúc đàm đạo là anh, còn tôi thì cứ chỉ biết gật gù, mỉm cười, họa hoằn lắm mới buông một đôi câu phụ họa. Anh quý mến tôi ở điểm đó.
15/12/2017(Xem: 6408)
Hương Lúa Chùa Quê" Bản Tình Ca Quê Hương của nhị vị Hòa Thượng Thích Bảo Lạc và Thích Như Điển. Sau khi đọc tác phẩm “Hương Lúa Chùa Quê” chúng con không dám mong ước giới thiệu sự nghiệp văn học, văn hóa cả đạo lẫn đời của nhị vị Hòa Thượng. Vì công trình tạo dựng sự nghiệp của các bậc xuất sĩ không nằm trong “nguồn văn chương sáng tác”. Vì xuyên qua mấy chục năm hành đạo và giúp đời, nhị vị đã xây dựng nhiều cơ sở Phật giáo đồ sộ trên nhiều quốc độ khác nhau như: chùa Pháp Bảo tại nước Úc; chùa Viên Giác và Tu viện Viên Đức tại nước Đức. Nhị vị cũng đã mang ánh Đạo vàng đến khắp muôn nơi, soi sáng cho bước chân “người cùng tử” được trở về dưới mái nhà xưa, để thấy lại “bóng hình chân nguyên”; dẫn đường cho những người chưa thể “tự mình thắp đuốc lên mà đi” được tìm lại “bản lai diện mục”. Đó mới gọi là “sự nghiệp” của bậc xuât sĩ. Điều nầy đã có lịch sử ghi nhận từ mạch nguồn công đức biểu hiện và lưu truyền.
15/12/2017(Xem: 87998)
Trải hơn 25 thế kỷ, Chánh Pháp của Phật vẫn được tuyên dương và lưu truyền bởi hàng đệ tử xuất gia lẫn tại gia, đem lại giải thoát và giác ngộ cho những ai học hỏi và thực hành đúng đắn. Chánh Pháp ấy là thuốc hay, nhưng bệnh mà không uống thì chẳng phải là lỗi của thuốc. Trong kinh Di Giáo, đức Phật cũng ân cần huấn thị lần chót bằng những lời cảm động như sau: “Thể hiện lòng đại bi, Như Lai đã nói Chánh Pháp ích lợi một cách cứu cánh. Các thầy chỉ còn nỗ lực mà thực hành… Hãy tự cố gắng một cách thường trực, tinh tiến mà tu tập, đừng để đời mình trôi qua một cách vô ích, và sau này sẽ phải lo sợ hối hận.” Báo Chánh Pháp có mặt để góp phần giới thiệu đạo Phật đến với mọi người. Ước mong giáo pháp của Phật sẽ được lưu chuyển qua những trang báo nhỏ này, mỗi người sẽ tùy theo căn tánh và nhân duyên mà tiếp nhận hương vị.
29/11/2017(Xem: 6684)
Trong loạt bài Kể Chuyện Đường Xa lần này, người viết đặt thêm tên cho mục này Vòng Quanh Thế Giới, để có cùng tên với loạt phóng sự sẽ đưa lên tvtsonline.com.au với nhạc hiệu mở đầu của bài “Vòng quanh thế giới” người viết sáng tác gần bốn thập niên trước đây. Từ năm 1990, chúng tôi đã bắt đầu viết bút ký với chuyến đi Bangkok (Thái Lan) và loạt bài cuối cùng là chuyến du lịch Âu Châu vào năm 2015.
27/11/2017(Xem: 4926)
Nếu chấp nhận thuyết nhân duyên của Đạo Phật thì có thể dễ dàng, giải thích cho mọi tình huống và mọi sự việc xảy ra trong cuộc đời nầy. Nhân duyên hay duyên sanh cũng tương tự với nhau. Đó là: „Cái nầy có cho nên cái kia có; cái nầy sanh cho nên cái kia sanh. Cái nầy diệt, cho nên cái kia cũng diệt theo“. Không ai trong chúng ta có thể biết trước được việc gì sẽ xảy đến cho mình về sau nầy cả; dầu cho chúng ta có cố gắng làm mọi việc tốt đẹp trong hiện tại; nhưng dư báo trong quá khứ, ai biết được thiện, ác còn lại bao nhiêu mà lường được. Chỉ khi nào nắp quan tài đậy lại trong kiếp nầy, thì lúc ấy ta mới biết được cái quả trong hiện tại là cái nhân như thế nào mà trong quá khứ của chúng ta đã gây ra và chính cái quả của ngày hôm nay sẽ là cái nhân cho ngày sau nữa.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]