Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

6. Sông

26/03/201107:18(Xem: 3472)
6. Sông

HOA CỦA MỖI NGƯỜI
Tác giả: Diệu Kim

PHẦN II: HƯƠNG ĐẠO TÌNH ĐỜI

SÔNG

Thị trấn An Long cách Hồng Ngự mười mấy cây số. Có một bến đò nhỏ từ thị trấn đưa sang cù lao Tân Quới. Tôi về Tân Quới thường xuyên để dạy học cho những đứa trẻ nghèo. Và anh đã theo tôi suốt từng chặng đường vất vả.

Ngồi xe đò, tôi nôn thốc nôn tháo vì say xe, thì di động tít tít tin nhắn: "Trưa em về An Long- Dạy từng chữ vỡ lòng- Mịt mù đường cát bụi- Em vẫn cười thong dong- Từng đóa hoa vi tiếu- Tặng thiếu nhi vùng sâu- Em tự làm sứ giả- Của Đức Phật trong lòng." Tôi mỉm cười. Anh lại ví tôi là con của Phật, vui theo cái vui của chúng sanh. Tôi nhắn trả lời: "Mắc cỡ quá đi. Làm có chút xíu, khen hoài." Và cơn mệt nhọc chợt biến đi đâu mất.

Bến đò chiều gió thổi lộng tư bề. Cuối đông còn sót trận mưa phùn hiếm hoi của đất trời phương Nam. Tôi co ro áo mỏng, cố giữ cho trang giáo án đừng ướt. Sông gợn sóng, đò bồng bềnh trôi như một chiếc lá. Bến bãi dần xa, những gốc bằng lăng tím biếc một màu thương nhớ đã ở lại sau lưng... Tin nhắn lại về. "Đưa người, ta không đưa qua sông. Sao có tiếng sóng ở trong lòng. Nắng chiều không thắm, không vàng vọt. Sao đầy hoàng hôn trong mắt trong..."

Những hoàng hôn đầy sóng và gió nơi bến quê nghèo, nhưng trái tim đầy ắp yêu thương...

Rồi chúng tôi chia tay. Đường đời đẩy mỗi người đi một ngã. Chỉ có tôi vẫn trở về An Long, qua cù lao dạy học. Bến đò vẫn thấm đẫm hoàng hôn, đầy sóng và gió. Tôi khoác thêm chiếc áo mà nghe lòng vẫn lạnh, tái tê. Đò tách bến, hàng bằng lăng tím biếc ở lại phía sau lưng...

Những đứa trẻ ra tận bến đò đón cô giáo, reo lên mừng rỡ. Học trò tôi vẫn nghèo, vẫn ngong ngóng đợi chờ. Tôi ôm từng đứa, nước mắt chảy dài. Thằng Quý móng tay đầy đất, lát nữa cô cắt cho. Nhỏ Ngọc sao khóc vậy, dượng ghẻ lại đập ống heo của con lấy tiền đi uống rượu phải không? Nhỏ Phượng bà ngoại lành cái chân bị té hôm nọ chưa? Ai nấu cơm cho con ăn đi học?... Thôi thôi vô lớp, chia mấy cái bánh trong túi xách của cô nè. Hông, cô đâu có khóc, tại nhớ tụi con quá chừng đó mà...

Tụi nhỏ mới chớp mắt đã cười tí toét, hồn nhiên nhai bánh ngon lành. Tôi chui vô phòng, lau nước mắt. Ngón tay chạm vào điện thoại. Tin nhắn cũ còn lưu. "Trưa em về An Long- Dạy từng chữ vỡ lòng- Mịt mù đường cát bụi- Em vẫn cười thong dong..." Chợt xốn xang. Cảm ơn những câu thơ, không bao giờ là quá khứ. Những câu thơ bây giờ mới thật sự thấm thía. Anh đã đưa tôi qua trọn chuyến đò, mà anh đâu có hay. Nếu không có những vần thơ ấy, có thể tôi đã dừng lại nửa chừng, chọn một con đường phẳng phiu hơn, có thể ở bên anh nhưng mất anh mãi mãi. Còn bây giờ, anh đã rất xa, nhưng sông lại chở anh về bến cũ, bên cạnh tôi mỗi lần mở trang giáo án. Sông mênh mang gợn sóng, mà lòng người tĩnh lặng vô bờ. Nắng chiều rất thắm, rơi trên từng cánh bằng lăng tím. "Em vẫn cười thong dong..." Ờ, thì... cười. Cô giáo mang nụ cười lên lớp. Học trò đâu hiểu vì sao. Chỉ thấy hoàng hôn ngập tràn trong những đôi mắt trong veo, để sáng hôm sau tia nắng ấy hiện lên thành nắng mai rực rỡ.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/04/2013(Xem: 4606)
Truyện “Quan Âm Thị Kính” không rõ xuất hiện từ thời nào và do ai sáng tác ra. Thoạt tiên truyện là một khúc hát chèo gồm nhiều đoạn, với ngôn từ rất bình dị và tự nhiên, rõ ràng là một khúc hát của dân quê, của đại chúng. Về sau mới có truyện thơ “Quan Âm Thị Kính” xuất hiện, được viết bằng thể thơ “lục bát”, mang nhiều ý nghĩa thâm thúy của cả đạo Nho lẫn đạo Phật. Người ta phỏng đoán rằng tác giả chắc phải là một người có học thức.
10/04/2013(Xem: 6657)
Ðúng vậy, vấn đề là nên “quậy” như thế nào cho phải đạo! “Quậy” mà trên không khiển trách, dưới chẳng dám xem thường khi tính khí “quậy” vốn là ...
10/04/2013(Xem: 6652)
Trong những hình ảnh cũ, tôi còn nhớ buổi đi học lần đầu. Hình như hôm đó vào buổi sáng, cha tôi dắt tôi đi bộ ra đường cái, được...
10/04/2013(Xem: 10016)
Thuở xưa có một anh chàng xấu xí kia, con nhà nghèo, thất học, phải sinh sống bằng nghề khuân vác mướn ngoài chợ. Người ta gọi anh là thằng ...
10/04/2013(Xem: 9894)
Bảo Lâm bước chậm lại... ý như để lắng nghe tiếng chim hót líu lo từ phía khu rừng trúc. Vài tia nắng nhẹ vừa xuất hiện phía hừng đông...
10/04/2013(Xem: 7757)
Mãi viết, tuy có nghe tiếng Cam-Ly sủa ngoài vườn mà tôi không để ý. Nhưng khi ngẩng lên, thì Sư-cô T.T. đã đứng trước mặt.
10/04/2013(Xem: 5290)
Ngày kia, nhà tỷ phú nọ mang cậu con trai duy nhất về nơi thôn dã với ý định để cho con tìm hiểu và so sánh với cuộc sống nghèo nàn của người ...
10/04/2013(Xem: 4387)
Ngày xưa, có một chàng trai mang nhiều tâm sự u uất về đời, một sớm lên đường đi tìm Sự Thật. Anh nghe ở ngôi đền nọ có vị đạo sĩ chân ...
10/04/2013(Xem: 5336)
Khi chàng dũng sĩ về đến chân núi thì trăng cũng vừa lên. Trăng mười chín soi sáng cảnh núi rừng cô tịch. Ánh trăng nhấp nháy...
10/04/2013(Xem: 7657)
Nói đến cái lỗ mũi của sư Thiền Trí cả xóm Đuôi Ao không ai là không biết. Nó dài hơn một tấc rưỡi, nằm lòng thòng từ trên môi cho đến dưới cằm...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]