Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

18. Phật tử

26/03/201107:18(Xem: 3361)
18. Phật tử

HOA CỦA MỖI NGƯỜI
Tác giả: Diệu Kim

PHẦN I: HOA CỦA MỖI NGƯỜI

PHẬT TỬ

Ngày rằm, đi chùa ở Tiền Giang, lên xe đò ngồi cạnh một ông khách. Ông ta cười cười nói với tôi: "Ờ, vô chùa thấy toàn mấy bà, mấy cô, nhứt là mấy bà ở giá, thôi chồng, hoặc ở nhà ăn hiếp chồng, thu tóm tiền bạc nên vô chùa cho bớt tội. Tui cũng chở vợ đi chùa, nhưng bả vô lạy, còn tui đứng ngoài cổng chờ, xong rồi chở về."

Tôi nghe, hết biết đường trả lời. Thật ra, tôi đang tính cách trả lời thế nào cho ông khách này hiểu về giới Phật tử của mình. Trước hết là buồn cái đã. Hiện nay, đa số người vẫn có cách nghĩ giống như ông ta, nhưng nghĩ lại, làm sao trách họ được? Bởi vì "tiên trách kỷ, hậu trách nhân", mình thử nhìn lại mình mà xem...

Rõ ràng, nếu thử thống kê sẽ thấy Phật tử chúng ta hiện nay đa số là phụ nữ, và là giới bình dân, người già, ít học hành, thường vô chùa với tính cách cầu xin, cúng vái, có khi mang theo màu sắc mê tín, thậm chí còn thị phi phức tạp trong chùa nữa. Đi chùa hoài mà không thay đổi, không tiến bộ, nên mới bị người ta phê phán. Một cộng đồng như thế khiến người trẻ, người trí thức, đặc biệt nam giới, ngại ngần không muốn gia nhập.

Từ chỗ "đánh giá" Phật tử mà họ "đánh giá" luôn cả đạo Phật. Thật sự là một sự thiệt thòi cho chính những người đó và cho cả đạo Phật. Bởi đạo Phật là đạo trí tuệ, rất cần thu hút lực lượng trẻ, trí thức, tại sao chúng ta lại không làm được? Dĩ nhiên không ai phủ nhận công lao đóng góp của đội ngũ Phật tử hiện nay, nhưng chúng ta không thể bằng lòng mãi như vậy, mà nên nghĩ cách nâng cấp lên, làm sao cho mọi thành phần đều tìm đến và nhận được sự an lành từ ánh sáng của Phật đà.

Muốn tiến hành nâng cấp Phật tử, không gì khác hơn ngoài công tác giáo dục. Hiện nay rất nhiều chùa chỉ chú trọng việc lễ, đám rình rang, mà thiếu tổ chức những buổi thuyết pháp, những lớp học giáo lý, hoặc chương trình văn nghệ Phật giáo, làm báo tường, dạy Anh văn, vi tính. Nếu làm được công tác giáo dục này thì các bà các cô mở rộng hiểu biết, vô chùa đỡ mê tín, đỡ thị phi. Mặt khác, người trí thức thấy đạo Phật có học hành đàng hoàng, họ sẽ tìm hiểu, nghiên cứu, rồi mới tin tưởng. Giới trẻ thì có các môn học và phong trào hấp dẫn, sẽ chịu lui tới cổng chùa. Như vậy, chúng ta vừa nâng cấp đội ngũ Phật tử cũ, song song với thu hút đội ngũ Phật tử mới.

Không đến nỗi quá khó. Chỉ cần vị trụ trì quyết tâm là làm được. Nhiều chùa trong vùng sâu vùng xa nhưng vị trụ trì rất cấp tiến, mở lớp dạy giáo lý, dạy múa hát, khiến lớp trẻ kéo về nườm nượp. Chúng ta có thể tham quan và nhân rộng mô hình đó ra.

Nghĩ ngợi một hồi, tôi chỉ biết nói với ông khách một câu: "Thôi, anh ráng chịu khó bước vô cổng chùa thử xem. Có khi đứng ngoài không thấy hết cái hay, cái đẹp đâu. Chuyện đời luôn lẫn lộn tốt xấu, anh vô thử, rồi lọc lấy cái tốt cho mình, còn cái xấu để lại, hoặc 'ngon' hơn nữa thì giúp người ta cải cách. Biết đâu, anh 'đi sau' bà xã mà 'về trước' hổng chừng! Bả sẽ bái phục anh, cảm ơn anh!"

Và cũng xin gởi luôn câu đó đến với những ai chưa một lần thử bước vào cổng chùa vì định kiến của mình. Quý vị ơi, trái tim mình không mở ra thì cánh cổng nào cũng là khép chặt!

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
14/11/2010(Xem: 9303)
Thúy Kiều, con của viên ngoại họ Vương, người ở Bắc Kinh. Nàng yêu kiều diễm lệ, có một thái độ phong lưu, tính thích hào hoa, thích âm luật...
13/11/2010(Xem: 3130)
Lam Kiều là một cái cầu bắc trên sông Lam, thuộc tỉnh Thiểm Tây bên Tàu, tương truyền là nơi tiên ở.
11/11/2010(Xem: 3993)
Ngày xưa có một vị lái buôn tên là Kappata. Ông có một con lừa chuyên chở hàng gốm, mỗi ngày ông thường đi một cuộc hành trình dài bảy lý...
10/11/2010(Xem: 3693)
Tôi thăm lại chùa Viên Giác sau nhiều năm xa cách. Lần này không như vài lần về dự lễ Phật Đản, tôi đến với một tâm trạng khác. Đã hơn ba tuần trước đó, kể từ khi gần ngày công bố kết quả cuộc thi Giải Thưởng Viên Giác "Viết Về Âu Châu",
09/11/2010(Xem: 3318)
Núi Na ở thôn Quần Ngọc, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa. Trên đỉnh núi có chùa xưa, tục danh là Tiên am. Phía tả có động thâm u.
09/11/2010(Xem: 2759)
"Giảo thố tam quật" nghĩa là "con thỏ khôn có ba ngách hang". Ý nói: thỏ có ba ngách hang để tránh cho khỏi bị chết...
05/11/2010(Xem: 2560)
Ở xã Trị Nội, huyện Nga Sơn, phía hữu núi Thần Phù có "Bích Đào động" cũng gọi là "Từ Thức động", trong trải rộng rãi mà lại thanh hư, cây cối xinh tốt.
03/11/2010(Xem: 2659)
Nhà Tần (306-209 trước D.L.), đời vua Tần Thủy Hoàng (221-209 trước D.L.) có người con gái họ Hứa tên Mạnh Khương. Chồng của nàng họ Phạm tên Thực, người ở miền Quan Trung nước Sở.
31/10/2010(Xem: 2929)
Đời vua Hán cảnh Đế có người bán dầu tên Bùi Độ nghèo khổ lang thang, được thầy tướng số cho biết sẽ chết đói vì coi tướng mặt có hai đường chỉ...
30/10/2010(Xem: 2888)
Triều vua Lý Thái Tông (1028-1054) nước Đại Việt, Xạ Đẩu không theo lệ cống, thất lễ phiên thần, vua tự đem binh Nam chinh. Xạ Đẩu bày trận ở sông Bồ Chính...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]