Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

14. Mẹ con

26/03/201107:18(Xem: 3405)
14. Mẹ con

HOA CỦA MỖI NGƯỜI
Tác giả: Diệu Kim

PHẦN I: HOA CỦA MỖI NGƯỜI

MẸ CON

Nhân ngày 30 tháng 4 được nghỉ lễ, tôi tranh thủ về quê thăm các lớp Phật học thiếu nhi của mình tổ chức, mấy tháng nay vì quá bận nên giao hẳn cho quý thầy cô phụ trách. Đi một vòng thăm bốn chùa, di chuyển từ Sài Gòn xuống Định Yên, rồi vòng về cù lao An Hiệp, sau đó trở lên Sa Đéc, rất mệt, nhưng vui.

Các em rất mừng khi nhận những món quà thưởng tôi mang về, và những trò chơi, câu đố sinh động. Nhưng nhiều học trò cũ thì mừng bởi đơn giản là gặp lại cô giáo sau thời gian xa cách. Những đứa bé của Trúc Lâm năm nào bây giờ đã là thiếu nữ với chiếc áo dài trắng thuỳ mị, xinh đẹp. Các em nghe tin tôi về vội chạy bay tới chùa, có đứa vẫn gọi tôi là mẹ như hồi xưa. Tối đó mấy mẹ con ngồi quây quần bên nhau nói chuyện không dứt.

Nhớ năm ấy, tôi về Trúc Lâm phải qua con sông khá lớn, lại còn đi tiếp một đoạn rạch ngoằn ngoèo mới tới ngôi chùa nhỏ xíu, cột kèo xiêu vẹo. Tôi tận dụng căn nhà kho để dạy học. Lứa học trò đầu tiên ngơ ngác lắm, chỉ trong khoảng từ 6 tới 10 tuổi. Nhưng chỉ một hai lần là chúng đã quấn quít lấy tôi và kêu bằng "mẹ" ngon lành. Buổi tối, đứa nào cũng đòi ngủ với tôi, sư cô Duyên phải sắp xếp cho chúng một chiếc giường riêng, như vậy khỏi phân bì. Riêng con Bé Hai thường được tôi cho ngủ chung, vì mẹ nó có chồng khác, có vẻ như nó rất thiếu tình cảm, hay tủi thân, hờn giận. Nó ôm tôi cả đêm, còn ban ngày thì cạo gió cho tôi, chăm sóc từng đôi dép, đôi giày. Tôi cũng ôm nó vào lòng, coi như con của mình.

Có hôm, tôi bắt đứa nào cũng phải về nhà ngủ, thì sáng hôm sau mới 5 giờ, trời còn tù mù chúng đã gõ cửa chùa và ào hết vô mùng ôm lấy mẹ Kim. Thằng Núm Rơm, con Dung, con Thùy... Sương lạnh, mưa lắc rắc, gió từ sông thổi vào buốt da, tóc đứa nào cũng ướt, tay chân lạnh cóng. Chúng giành nằm cạnh mẹ, cãi nhau chí choé, đè nhau bẹp dí. Tôi lấy chăn trùm hết cả bọn, và "phân công" mỗi đứa được mẹ ôm một tí thì phải đổi chỗ cho đứa khác. Thằng Núm Rơm mẹ chết từ hồi nó còn nhỏ xíu, ba nó lấy vợ khác, ở xa, nó sống với ông ngoại và dì, nổi tiếng lì lợm nhất xóm, vậy mà tôi về mấy tháng đã nghe hàng xóm khen nó ngoan dần. Tôi thường âu yếm gọi nó: "Con trai của mẹ!" y như gọi thằng Rani của tôi. Con Thùy cũng sống với ông bà ngoại, tánh tình hồn nhiên, mặt mày xinh đẹp. Con Dung có mẹ mà vẫn thương tôi, lẽo đẽo theo suốt. Nó đông em, tay ẳm đứa này, tay dắt đứa kia, không khác hình ảnh của tôi thời thơ ấu. Tôi cho nó cái bánh nào nó cũng để dành đem về cho em. Cả bọn chui vào lòng tôi và xuýt xoa: "Mẹ thơm quá!" Tôi tức cười, thơm nỗi gì, mới cạo gió hồi đêm, sực mùi dầu thì có! Nó thương nên thấy cái gì cũng thương. Tôi cũng đã thương mùi mồ hôi, mùi cỏ, mùi khét nắng của chúng. Chợt nghĩ, phải tìm cho đám con vài bộ quần áo mới, đứa nào cũng ăn mặc lấm lem quá…

Hồi tối, dẫn cả chục đứa đi ăn hủ tiếu trong cái quán nhỏ tí ở xóm. Đứa nào cũng tranh nhau dắt tay mẹ, tranh cầm đèn pin soi cho mẹ. Mỗi tô hủ tiếu có 2.000 đồng, mẹ con húp xì xụp. Xong, mẹ con chạy về chùa trốn mưa. Sáng chúa nhật, lớp học bắt đầu. Nhưng 6 giờ mẹ con cũng tranh thủ đi chợ được một chuyến. Rồng rắn kéo nhau đi trên đường làng, con lại giành nắm tay mẹ, đến mức phải "chia ca" mỗi đứa nắm một hồi. Chợ xã An Hiệp cách chùa 1 km, đường đất đầy sương và thơm thơm mùi cỏ. Lũ con nói ríu rít không ngừng, mẹ Kim nghe không kịp thở. Con sợ mẹ là dân thành phố đi bộ không quen nên giành xách hết mấy cái giỏ. Người ở chợ một phen kinh ngạc không biết "đoàn đại biểu" này mua gì mà đông dữ vậy. Nhưng lâu ngày rồi quen, cả xóm khi vừa thấy chúng tôi đã mỉm cười chào: "Mấy mẹ con vui ghê nghen!", "Tụi bây có mẹ về sướng quá hén!" Tôi mua mấy bó hoa cúng Phật, mua tàu hủ, bún, rau, giá, dưa leo, nước tương, đường, đậu… đem về chùa, lại còn mua bánh bò, bánh bông lan cho các con. Trẻ con lúc nào chả thèm bánh. Có lần còn mua tặng mỗi đứa một bình nhựa đựng nước đi học, chúng reo lên sung sướng. Rồi mẹ con tôi ăn bún riêu, ngồi chật cả quán, vui hết biết!

Chuyến về, lại ríu rít như chim. Bầy chim trên cây thấy "bầy chim" này "hót" dữ quá, hết hồn im tiếng! Các con lại tranh nhau chỉ nhà của bạn này, nhà của bạn kia, kể vanh vách hoàn cảnh mỗi bạn. Ngược lại, trẻ con thành phố học chung lớp, ngồi cạnh nhau nhưng chưa chắc biết nhà nhau và biết gia cảnh, tâm tư bạn mình. Tụi nhỏ còn chỉ cho tôi xem ngôi trường tiểu học của chúng. Ngôi trường nghèo, chỉ có vài lớp xập xệ, vôi vữa ngả màu cũ kỹ. Tôi chợt ứa nước mắt nhớ ngôi trường xưa của mình, cũng y như thế. Nhưng chính nơi đó tôi đã lớn khôn. Biết đâu sau này lũ con của tôi cũng lớn khôn, và chúng sẽ quay về dìu dắt thế hệ tiếp theo.

Chúng tôi đi, đường làng quanh co uốn lượn, cỏ rất xanh, lúa nõn nà, ngoài bến sông sóng vẫn vỗ vào bờ bãi cù lao…

Bây giờ thì tôi không cần cho các em món quà gì nữa, các em chỉ cần ở bên tôi ôn lại quãng thời gian ấu thơ là đã vui rồi, đứa nào cũng long lanh đôi mắt. Tôi nghĩ rằng mình không chỉ cho đi những kiến thức Phật học, mà còn cho các em một tuổi thơ tuyệt đẹp với tiếng cười, niềm vui, mộng mơ, thân ái. Mẹ con chúng tôi đã có những ngày hạnh phúc bên mái chùa nghèo, để các em lấy đó làm hành trang vào đời. Tuổi thơ là nền tảng quan trọng của nhân cách, và tôi tin các em sẽ trở thành những người tốt từ nền tảng đó. Bây giờ thì mẹ con chúng tôi ngồi chia sẻ với nhau những nỗi niềm, những tâm sự, "người lớn" hơn một chút, sâu sắc hơn một chút. Tôi trở thành nhà tư vấn cho các em về nghề nghiệp, về xã hội, về gia đình... Mọi thứ đều rất "đời" nhưng vẫn nằm trong lòng Phật pháp.

Các em quyến luyến không muốn về nhà, nhưng tôi nhìn đồng hồ đã 9g30, trời tối đen, buộc các em phải về, sợ nguy hiểm. Ở nông thôn không có đèn đường, nhà nhà 8 giờ đã đóng cửa, chúng tôi ngồi tới giờ này đã là phá lệ.

Đêm đầy sao, mỗi ngôi sao lấp lánh là một đứa con của tôi lớn lên rạng ngời, nhân hậu.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
21/01/2014(Xem: 22599)
Đọc bản dịch Cảnh Đức Truyền Đăng Lục của anh Lý Việt Dũng, tôi không khỏi thán phục khi biết sức khỏe anh rất kém mà vẫn phấn đấu kiên trì để hoàn thành dịch phẩm khó khăn này một cách đầy đủ chứ không lược dịch như ý định ban đầu.
01/01/2014(Xem: 7964)
Sau mấy chục năm dài xa quê hương, lần đầu tiên trở về nước, tôi muốn dành cho cả gia đình một bất ngờ lớn nên không báo trước để ai ra đón cả. Lúc ngồi trên máy bay, tôi mường tượng một cách đơn giản ra con đường nào dẫn vào xóm Biển, nơi tôi đã được sinh ra và lớn lên với tất cả những ngày tháng êm đềm nhất của thời niên thiếu. Nhà tôi bao năm qua vẫn ở nơi ấy, bố mẹ và các em tôi vẫn quây quần cạnh nhau trong cái xóm Biển hiền hòa an bình ấy, nhất định tôi sẽ tìm ra được nhà mình, không lầm lẫn vào đâu được.
31/12/2013(Xem: 3495)
Đời người được bao nhiêu mà chiếc khăn bàn ấy đã ở với tôi gần nửa thế kỷ! Cho đến nay vẫn đang còn và có lẽ sẽ còn mãi với tôi cho đến cuối cuộc đời!
30/12/2013(Xem: 18313)
Hương Lúa Chùa Quê, 1 tập truyện hồi ký, ( 432 trang), hoài niệm tuổi thơ của hai tác giả, vừa là anh em ruột, vừa là hai vị giáo phẩm trong hàng lãnh đạo của PGVN ở hải ngoại, đó là Hòa Thượng Thích Bảo Lạc (Úc Châu) và Hòa Thượng Thích Như Điển (Đức Quốc) . Sẽ online trong thời gian sớm nhất, kính mời quý độc giả đón đọc. Nam Mô A Di Đà Phật.
25/12/2013(Xem: 11791)
Con người sanh ra trên cõi đời này đã mang theo nghiệp nhân của đời trước, lúc lớn lên lại gây tạo thêm nghiệp mới. Nghiệp nhân cũ cộng với nghiệp nhân mới nên chi phối cuộc đời còn lại (cận tử nghiệp) của mỗi người.
20/12/2013(Xem: 11337)
Bộ phim là câu chuyện có thật về chú chó Nhật được cả thế giới biết đến như một biểu tượng về tình yêu thương vĩnh cửu. Đây chắc chắn là bộ phim mà bất kỳ đứa trẻ nào cũng không thể nào quên.
12/12/2013(Xem: 19823)
Bé trai Ryan 5 tuổi sống tại bang Oklahoma (Mỹ) kể về lần nhìn thấy Marilyn Monroe tại một bữa tiệc nhưng chưa kịp tiến lại gần cô đã bị một cú đấm vào mặt bởi một vệ sĩ.
12/12/2013(Xem: 5858)
Vào những ngày cuối tháng của năm, tôi có dịp lên Sàigòn, không khí sinh hoạt nhộn nhịp hẳn lên, bao hình ảnh xem như đã chuẩn bị trước từ nhiều tháng qua, những sắc màu, những âm thanh ầm ỉ của người, xe cộ và sự va chạm của mọi thứ xung quanh trong cuộc sống quay cuồng, làm chóng mặt và choáng ngợp cả mắt…
11/12/2013(Xem: 8427)
Bà cụ già đau yếu than thở với bà bạn thân nhất của mình, “Tôi ghét cái tuổi già. Tôi ghét vì phải ở đây trong cái nhà dưỡng lão này.” Bà bạn lên tiếng, “Chúng mình phải lạc quan.” “Lạc quan về cái quái gì chứ? Trời đất ạ!” “Vậy thì, bà đang đau nhức hay sao?”
11/12/2013(Xem: 23908)
Đi tu không có nghĩa là phải vào chùa, cạo bỏ râu tóc mà phải được hiểu rộng rãi hơn nhiều! Đi tu là một quá trình khám phá tâm linh. Chúng ta học ứng dụng những lời Phật dạy trong đời sống hàng ngày của mình. Tu là chuyển hóa bản thân, từ vô minh đến trí tuệ, là tìm kiếm, khám phá con đường đưa đến hạnh phúc và an lạc.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]