Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

12. Chùa xuân

26/03/201107:18(Xem: 3302)
12. Chùa xuân

HOA CỦA MỖI NGƯỜI
Tác giả: Diệu Kim

PHẦN I: HOA CỦA MỖI NGƯỜI

CHÙA XUÂN

Mỗi lần Tết đến, tôi lại nhớ quê với bà ngoại già và ngôi chùa làng ẩn sâu sau những vòm cây xanh mát. Từ nhỏ, tôi đã chạy lon ton theo bà, sau này lớn lên thì đi chùa một mình hoặc đi với bạn bè, em gái, lòng lâng lâng một cảm xúc yên bình...

Quê tôi cũng như nhiều làng quê khác ở nông thôn, ít có nơi vui chơi, hoạt động văn hóa, nên ngôi chùa trở thành trung tâm sinh hoạt của mọi người, nhất là phụ nữ. Mà dù cho có gánh hát, có đoàn cải lương về diễn, người ta vẫn thích đi chùa. Ngôi chùa nằm trong tâm thức mọi người, "một cõi đi về" cho từng khoảnh khắc cuộc đời. Ngày xuân, cái khoảnh khắc xôn xao nhất của trời đất, mà lạ, lại kéo bước chân người ta tìm đến nơi thanh tịnh, yên bình. Có lẽ không khí chốn thiền môn giúp tâm hồn con người lắng xuống sau một năm đua chen, bươn chải với đời.

Qua mấy con đường đất quanh co và một cây cầu nhỏ bắc ngang con mương nước trong leo lẻo, ngôi chùa hiện ra khiêm tốn. Cổng vào có một ao sen kề bên và hai hàng bông trang thâm thấp trổ đầy bông đỏ thắm. Những viên gạch tàu mốc thếch rêu, nhẹ kêu giòn dưới chân. Tôi thường đi thẳng ra sau nhà Tổ để xá sư ông trụ trì hoặc sà vào nhà trù nơi mấy bà mấy cô đang gói bánh. Bởi mới rẽ vào cổng đã nghe mùi nếp, mùi đậu thơm lừng hòa lẫn trong mùi khói hương nghi ngút. Trên bộ ván gỗ bóng loáng có đến gần 50 năm tuổi, các bà các cô đang quây quần, tay thoăn thoắt buộc những đòn bánh tét to nặng hoặc xếp những cái bánh ít hình tam giác xinh xinh, miệng thì kể những câu chuyện đạo, hoặc chuyện xóm chuyện làng. Vui vẻ và đầm ấm lạ kỳ. Có những người ngày thường xích mích với nhau, vậy mà khi đến chùa cùng ngồi bên nhau lau từng tấm lá, cột từng đòn bánh, thổi từng ngọn lửa, họ chợt thấy gần gũi, rồi dễ dàng xí xóa, làm hòa.

Ai không rảnh để xuống phụ bếp thì tranh thủ lên chánh điện lễ Phật. Ngày mùng một Tết người ta đi lễ đông nhất. Đó là ngày vía Đức Phật Di Lặc nên mọi người thường tìm đến bức tượng một ông có cái bụng tròn to như cái trống, phạch áo ra cho 6 đứa nhỏ xúm quanh nghịch ngợm, mà miệng vẫn cười hết cỡ. Ai trông thấy bức tượng cũng phải vui vẻ, và mở lòng hỉ xả như ông. Đầu năm, nở được nụ cười đã là một liều "thuốc bổ" giúp người ta thêm sức mà đi tiếp cuộc hành trình. Chùa nào không có tượng Di Lặc thì mọi người chiêm bái Đức Thích Ca Mâu Ni, vừa cầu nguyện cho đất nước, gia đình, vừa nhủ lòng sống tử tế, đàng hoàng như lời dạy của Ngài. Đơn giản, thấm nhuần, ngôi chùa hiện diện trong nền văn hóa dân tộc như thế đó.

Hồi nhỏ tôi thường bỏ bà ngoại để chạy theo mấy con quy màu vàng bò quanh sân chùa. Nó hiền lành thưởng thức món quà xuân của tôi là mấy trái chuối chín, rồi rụt cổ vào chiếc mai trốn lũ trẻ con xúm đến chọc ghẹo. Lớn lên, tôi vẫn đi tìm nó, thấy chiếc mai đã thêm những vòng rêu mốc cũ kỹ, và chiếc cổ thêm những đốm vẩy sần sùi. Con quy vẫn thích ăn những trái chuối thơm mềm mà tuổi thơ của tôi đã trao cho nó...

Mỗi năm một lần, tôi lại về thăm ngôi chùa quê nhỏ bé nằm nép mình sau vòm cây. Lại nghe hương nếp, hương sen hòa lẫn, lại thấy các bà các cô chắp tay lễ Phật, rồi thoăn thoắt gói bánh mời khách thập phương. Không biết nơi đâu là đạo, là đời...

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
16/09/2011(Xem: 11654)
Tôi cảm động, vì sống trong đạo giải thoát tôi đã tiếp nhận được một thứ tình thiêng liêng, trong sáng; một thứ tình êm nhẹ thanh thoát đượm ngát hương vị lý tưởng...
12/09/2011(Xem: 3722)
Hồ Biểu Chánh (1884–1958), tên thật là Hồ Văn Trung, tự Biểu Chánh, hiệu Thứ Tiên; là một nhà văn tiên phong của miền Nam Việt Nam ở đầu thế kỷ 20. Ông sinh năm 1885 (trong giấy khai sinh ghi ngày 1 tháng 10 năm 1885) tại làng Bình Thành, tỉnh Gò Công (nay thuộc huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang). Ông xuất thân trong một gia đình nông dân, thuở nhỏ học chữ Nho, sau đó chuyển qua học quốc ngữ, rồi vào trường trung học ở Mỹ Tho và Sài Gòn. Năm 1905, sau khi đậu Thành chung, ông thi vào ngạch ký lục của Soái phủ Nam Kỳ; làm ký lục, thông ngôn, thăng dần đến đốc phủ sứ (1936), từng giữ chức chủ quận (quận trưởng) ở nhiều nơi. Ông vốn có tiếng thanh liêm, yêu dân, thương người nghèo khổ.
11/09/2011(Xem: 12598)
Tôi thức dậy trong một sự yên tĩnh như thế ấy ở Pomona. Tiếng chim hót vang rừng những không thể nói là tiếng ồn. Nó lại càng làm cho sự yên lặng thêm sâu hơn về bề sâu là khác.
06/09/2011(Xem: 10888)
Đóa sen, nếu nhìn dưới kính hiển vi và suy luận theo thiên văn học, là nền tảng của vũ trụ và cũng là một phương tiện giúp ta khám phá vũ trụ.
05/09/2011(Xem: 7524)
Điều tôi muốn là con đường đưa đến sự chấm dứt mọi đau khổ, một con đường đã được khám phá hơn hai ngàn năm trăm năm nay nhưng mãi đến thời gian gần đây tôi mới ý thức được nó.
05/09/2011(Xem: 6284)
Tinh thần Hoa Nghiêm từng dạy một câu rất thâm sâu nhưng chỉ cần lắng tâm là có thể nắm bắt được. Đó là: “Khoảnh khắc chứa đựng thiên thu”. Mỗi phút giây là mỗi thách thức của ta qua sự hiện hữu ở cõi Ta Bà này. Ta phải nghĩ thế nào để có chánh niệm, thở thế nào để có tỉnh thức, sống thế nào để có an lạc. Bước được một bước chân vào Tịnh Độ thì cần gì trăm năm?! Khoảnh khắc đó chính là thiên thu đấy.... Đức Phật là tiêu biểu tuyệt hảo về Từ, Bi, Hỷ Xả. Đó là Tứ Vô Lượng Tâm toàn bích, không một tỳ vết, thể hiện qua suốt cuộc đời thị hiện ta-bà của Ngài.
01/09/2011(Xem: 2800)
Lữ khách một mình trên lối mòn vào thung lũng An-nhiên. Núi rừng trùng điệp miền Bản-ngã-sơn huyền bí, nhàn nhạt ánh mặt trởi trên bóng lá thâm u. Mơ hồ đâu đó phảng phất khói lam ai đốt lau làm rẫy dưới sườn non.
31/08/2011(Xem: 13175)
Cám ơn nàng. Nàng đã đem lại cho ta SỰ THẬT. Nàng đã cho ta thấy cái phi lý của tưởng tượng. Ta sẽ không còn ôm giữ một hình ảnh nào, vì Phật đã dạy: Pháp còn phải bỏ huống chi phi pháp.
29/08/2011(Xem: 7119)
Cha cô vẫn nói, cô giống mẹ từ chân tơ, kẽ tóc, vừa xinh đẹp, vừa tài hoa. Cha thương nhớ mẹ bao nhiêu là yêu quí cô bấy nhiêu.
29/08/2011(Xem: 14198)
Bàng bạc khắp trong tam tạng kinh điển, hằng hà sa số mẩu truyện, đức Phật thường nhắc đến sự liên hệ giữa Ngài và các đệ tử, giữa chúng sanh và Ngài trong những kiếp quá khứ.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]