Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

11. Đi Tây

26/03/201107:18(Xem: 1958)
11. Đi Tây

HOA CỦA MỖI NGƯỜI
Tác giả: Diệu Kim

PHẦN I: HOA CỦA MỖI NGƯỜI

ĐI TÂY

Nhiều năm nay, xu hướng đi du lịch của người dân càng ngày càng tăng. Đời sống kinh tế khá hơn, giao thông cũng thuận lợi hơn, thậm chí đi nước ngoài thủ tục cũng dễ dàng hơn, nên nhiều người đổ xô "đi cho biết đó biết đây". Người đời thì gọi đúng tên là "du lịch", chơi cho vui, cho khoẻ. Còn người trong chùa, Phật tử thì hay đi dưới dạng "hành hương", vừa thăm thú các địa phương, vừa viếng cảnh chùa, tiện lợi đôi bề.

Chùa trong tỉnh đi chán thì đến chùa ngoài tỉnh, miền Tây có Hà Tiên, núi Sam, núi Cấm, miền Đông có núi Bà Tây Ninh, núi Dinh, rồi Thường Chiếu, Viên Chiếu, Linh Chiếu... Ra Đà Lạt mù sương có Thiền viện Trúc Lâm. Hay ra miền Bắc leo lên đỉnh Yên Tử, hoặc chùa Đậu có nhục thân của hai thiền sư nổi tiếng v.v...

Chán nữa thì đi Thái Lan, giá tour rẻ rề, rẻ hơn cả đi Hà Nội. Đi tuốt qua Ấn Độ thăm Tứ Động Tâm, nhặt chiếc lá bồ đề ngỡ Đức Phật còn ngồi thuyết pháp đâu đây. Hoặc đến chùa Việt Nam của thầy Huyền Diệu, nơi có những con hồng hạc sống yên lành trong vòng tay từ bi của quý thầy.

Quá nhiều nơi để đi, để chiêm ngưỡng, vui thú, tạm quên, rồi sau đó trở về chiến đấu với cuộc sống thường nhật mệt mỏi.

Tôi thường được rủ đi du lịch và đi hành hương như thế, nhưng tôi thường từ chối. Gạn hỏi nguyên nhân, tôi chỉ cười, gọn lỏn: "Lên xe hay ói, mệt lắm." Vậy là không truy cứu nữa. Mấy lần bạn bè dự trại sáng tác văn học ở Đà Lạt, Nha Trang, thật vui, réo gọi liên tục, nhưng tôi đã làm tụi nó giận vì cái lắc đầu của mình. Nó bảo tôi tham công tiếc việc, thậm chí... ham tiền. Rồi nào là xơ cứng tâm hồn, hết dung dăng dung dẻ cùng văn chương như ngày trước. Rồi quên hết bạn bè ở quê, trở thành con người của thành thị... Ôi thôi là dư luận!

Thiệt tình, tôi cũng muốn đi lắm, và cũng có khả năng để đi. Lương ít, nhưng kiếm hơn trăm đô để sang Thái Lan thì đâu đến nỗi. Còn ra Đà Lạt, chỉ cần lận lưng một triệu, ở hai ba ngày, vừa ngủ khách sạn vừa ăn uống thoải mái. Một năm, tôi có thể đi nghỉ mát một lần, tự thưởng cho mình sau bao nhiêu mệt mỏi. Thế nhưng, tôi ngồi rù rì cân nhắc, rồi... thôi.

Bởi tôi nghiệm ra mình không còn bao nhiêu thời gian, sức khỏe, cũng như tiền bạc, thì phải tính toán ưu tiên sử dụng những thứ quý giá ấy vào chuyện thật cần thiết cho mình. Tóc đã muối tiêu trên đầu, càng phải tính, kẻo không còn kịp nữa. Mình tự biết mình, chứ không dám chạy đua theo người ta.

Thế là tôi không đi chơi. Nhưng lại vác ba lô đi chỗ khác. Một năm đi cả chục lần, hăng hái lắm. Có khi một tháng mà đi mấy lần. Không đi thì nhớ, cứ nôn nao ngồi không yên nơi thành phố. Khổ nỗi, người ta đi nghỉ mát, còn tôi đi... nghỉ nóng. Những xứ sở biệt mù san dã, nghèo nàn, nóng bức, nước nôi chua phèn, ao sông múc lên, chứ có vòi sen xịt tràn trề như khách sạn đâu! Những xứ sở quá nhiều người nghèo, lam lũ, nhìn họ mà lòng mình nặng trĩu. Chiếc ba lô của tôi luôn trong tư thế sẵn sàng, khỏi cần soạn ra soạn vô hành lý chi cho mất công, vì loay hoay hai, ba tuần đã tới ngày lên đường. Xà bông, bàn chải đánh răng, giáo trình, giáo án, máy cassette, máy chụp hình, quần áo, khăn nón... cứ thế mà "lập trình" sẵn. Tôi hát mãi bài ca lãng du trên từng nẻo đường xa xôi hẻo lánh. Rành từng bến đò có hàng trúc xanh thơ mộng, rành từng cây cầu ván gập ghềnh mới được đổ bê tông, rành từng món ăn quê hương, tỷ như xứ dừa có món bánh tét khoai mì thiệt lạ, còn ở xứ khác thì ăn lẩu có kèm rau mồng tơi mới ngộ! Rành cả xứ nào trồng dưa hấu, xếp lăn lóc bên vệ đường như heo con, giòn và ngọt lịm, xứ nào người ta hát dân ca hay hơn nơi khác... Tôi tròn mắt khám phá con người và những góc nhỏ quê hương, thấy đáng yêu vô cùng.

Và số tiền thay vì tiêu tốn cho một mình vui, tôi "tính sói trán" ra những thứ người khác cùng vui. Một triệu đồng đi Đà Lạt? Ừm... đổi được 100 cuốn tập, 100 cây bút bi, 50 hộp bút màu, và 100 cái bánh ngọt cho mấy đứa nhỏ nghèo trong làng. Tụi nhỏ mừng lắm, mắt cứ long lanh như biển trong veo, miệng chúm chím cười như hoa mùa xuân, và trái tim đang lớn dần sự thánh thiện như ngọn núi dịu dàng mây trắng... Ừ, thôi, khỏi đi ngắm biển, ngắm hoa, ngắm núi chi xa, về tận vùng sâu vẫn thấy biển đó, hoa đó, núi đó trong từng sinh linh nhỏ bé. Đi chơi thì vui một mình, bây giờ vui tới... 50 mình, 100 mình. Lãi nhiều quá xá!

Ngồi nghĩ tức cười, hổng chừng mình đi "du lịch" gấp mấy lần người ta, vậy mà làm bộ nói hổng thích đi. Cái chân có chịu ngồi yên đâu! Có điều, tôi đi mấy chỗ này chẳng có gì để kể. Người ta mang về cả xấp hình chụp cung điện, đền đài, núi non hùng vĩ, hổng lẽ tôi "khoe" mấy tấm hình chụp với lũ con nít áo quần lem luốt, đứng ngồi lố nhố bên mái hiên chùa trơ cột kèo tole lá nghèo nàn? Thôi, cất làm kỷ niệm mình ên.

Thằng con hay hỏi:

– Mẹ à, sao mẹ kỳ vậy?

Tôi cười hì hì, giả bộ "chảnh":

– Mẹ khoái đi Tây hà!
– ???
– Nước đó có ông Tổng thống tên A-di-đà. Chỗ nào cũng vàng bạc lấp lánh, khỏi cần nấu nướng thức ăn chi cho mệt, chỉ cần nghe pháp là no. Cũng khỏi cần xây nhà xây cửa, lo chạy sổ hồng sổ đỏ xất bất xang bang như bây giờ, mà mình cứ chui vô cái bông sen, sáng bông nở ra cho mình đi nghe pháp, chiều bông cụp lại cho mình ngủ, mát hơn là máy lạnh. Muốn tắm thì nhảy xuống ao Bát công đức thủy, không lo nước ô nhiễm, đục bẩn như nước máy bây giờ.

Thằng con nhảy lên:
– A, con biết cái nước đó rồi!

– Cho nên mẹ ráng dành dụm "tiền" để mua "vé" đi nè. Giá cao lắm nghen con. Lơ mơ cả đời cũng không đủ mà mua. Hễ đi là đi một chuyến thiệt xa cỡ đó mới thích!

– Mẹ này! Lãng mạn quá đi!

Hì, không lãng mạn mà dám mơ đến Tây phương sao? Nói chơi mà là... thiệt đó nghen! Tôi vẫn mơ đi du lịch một chuyến như thế...

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/09/2010(Xem: 50407)
Một cuộc đời một vầng nhật nguyệt (quyển 3) Vào thời không có đức Phật Chánh Đẳng Giác ra đời, tại vùng Allakappa bị dịch bệnh hoành hành, lây lan từ người này sang người khác, nhà này sang nhà khác làm cho rất nhiều người chết, đói kém xảy ra khắp nơi. Những người còn mạnh khỏe, chưa bị lây nhiễm
02/09/2010(Xem: 5507)
Sơ lược về Thiền Sư Nguyễn Minh Không, Ông tên là Nguyễn Chí Thành sinh ngày 14/8 năm Bính Thìn (1076) tại Điềm Xá, Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình. Thiếu thời ngài chuyên làm nghề chài lưới của ông cha. Năm 29 tuổi ngài xuất gia đầu Phật. Ngài đã cùng Thiền sư Giác Hải và Thiền sư Từ Đạo Hạnh làm bạn thân sang Thiên Trúc học đạo với thầy Samôn được phép: Lục Trí Thần.
02/09/2010(Xem: 2498)
Tha phương sinh sống xứ người, tuy thâm tâm lúc nào cũng hướng về quê hương mến yêu, thế nhưng phải chờ đợi đến hơn hai mươi năm trời, sau bao ngày khắc khoải suy tư Thanh mới đột ngột quyết định về nước nghỉ hè hai tháng. Chàng về Saigon viếng thăm họ hàng vài ngày, rồi lang thang du ngoạn khắp các vùng biển từ Sầm Sơn đến Vũng Tàu, sau cùng quay lại Nha Trang, chiều chiều thơ thẩn đi dài dài trên bãi, mắt lơ láo nhìn biển khơi xa xăm với nỗi buồn vời vợi.
02/09/2010(Xem: 2386)
“Khác hơn thường lệ, đôi bạn thân Hiển và Phước, đối ẩm trong lặng lẽ, chẳng ai chịu mở lời. Hiển nâng chung trà hớp từng ngụm, rồi dường như đang bâng khuâng thả hồn theo những chiếc lá phong đỏ thẩm từng chiếc, từng chiếc rụt rè buông rời cành theo làn gió chiều mơn man. Còn Phước thì cầm chung trà, đi tới lui đăm chiêu suy nghĩ, mấy lần định lên tiếng mà cố đè nén chưa chịu hở môi.
02/09/2010(Xem: 2307)
Nghĩa háo hức theo mẹ về Việt Nam thăm viếng quê hương. Sau mấy ngày vui nhộn làm sống lại những kỹ niệm ấu thơ tại Thủ Đức với bà con họ nội xa gần, chàng theo mẹ về quê ngoại, tạm trú tại nhà cậu Út ở thành phố Phan Rang, Ninh Thuận. Vì thuở nhỏ chàng không có cơ hội liên lạc với họ ngoại, nên dù được cậu tiếp đón rình rang, nhưng chàng muốn thân thiết với hai đứa em cô cậu thật khó.
01/09/2010(Xem: 4355)
Dù dòng thời gian đã xoá nhòa những hình ảnh quý gíá xa xưa, dù dấu chân của các Ngài đã rêu phong phủ kín. Nhưng những dấu chân ấy đã đi vào lịch sử nhân gian, dù tiếng nói các Ngài đã hòa vào không gian tĩnh lặng. Nhưng đâu đây vẫn còn vang vọng pháp âm của các Ngài, làm chấn động tâm tư huyết mạch của bao người con Phật. Trong quyển “Những Vị Phật ở Miền Tây Nam Việt Nam” này. Chúng tôi sưu tầm, nghiên cứu và ghi chép trung thực theo lời thuật của các vị Trưởng Lão uy tín; hay các vị trí thức trung hậu; hoặc trích trong các tài liệu giá tri được mọi người tin tưởng.
28/08/2010(Xem: 51835)
Quyển 6 • Buổi Pháp Thoại Trên Đỉnh Cao Linh Thứu (Gijjhakūṭa) • Ruộng Phước • Tuệ Phân Tích Của Tôn Giả Sāriputta • MÙA AN CƯ THỨ MƯỜI CHÍN (Năm 569 trước TL)- Mỹ Nhân Giá Mấy Xu? • Chuyện Cô Sirimā • Móc Cho Con Mắt Đẹp • Ngạ Quỷ Mình Trăn • Cùng Một Nguyên Lý • “Hớt” Phước Của Người Nghèo! • Ghi chú đặc biệt về hạ thứ 19: • MÙA AN CƯ THỨ HAI MƯƠI (Năm 568 trước TL)-Phước Cho Quả Hiện Tại • Bảy Thánh Sản • Chuyện Kể Về Cõi Trời • Hóa Độ Gia Đình Thợ Săn • Nhân Duyên Quá Khứ
28/08/2010(Xem: 3467)
Tết Mậu Thân 1968, một cái Tết mà Việt Cộng tràn về quá bất ngờ, tôi không thể tin rằng đó là sự thật. Mồng Một Tết vẫn ăn Tết sắm sửa bình thường. Nhà tôi ở lầu 2 trường Đồng Khánh vì tôi làm Giám Học tại trường này, bên hông là Tòa Hành Chánh và Lao xá Thừa Thiên - nơi giam giữ nhiều tù binh Việt Cộng. Cả ngày vẫn tấp nập bà con tới lui thắm viếng, chiều lại còn có con của các nhân viên trong trường đến thăm chuyện trò hàn huyên vui như ngày hội. Tối đến cả nhà còn bàn nhau nên đi ngủ sớm để ngày mai xuống phi trường đón gia đình người anh chồng về Huế ăn Tết.
28/08/2010(Xem: 51316)
Sau khi sinh hoạt của hội chúng đã tạm thời đi vào quy củ, nền nếp; đức Phật thấy thời tiết có nắng nhẹ, trời không lạnh lắm, thuận lợi cho việc du hành nên quyết định rời Gayāsīsa, đến kinh đô Rājagaha, đường xa chừng sáu do-tuần. Thấy đoàn sa-môn quá đông, khó khăn cho việc khất thực, đức Phật gợi ý với ba anh em Kassapa cho chúng đệ tử phân thành từng nhóm,
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567