Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

7. Thằng Quý

22/03/201114:25(Xem: 2843)
7. Thằng Quý

BÓNG THỜI GIAN
Tác giả: Diệu Kim

THẰNG QUÝ

Mẹ nó đặt cho nó tên là Quý, nhưng người ta không thấy nó quý chút nào. Vừa chào đời, nó đã lọt vào một gian nhà tranh rách nát, nhỏ xíu xiu như cái tổ chim với nhiều lỗ thủng có thể ngắm được cả trăng sao. Lớn một chút, nó thấy ba nó vắng nhà liên tục, và cuối cùng ba nó bỏ đi theo một người đàn bà khác. Còn lại mẹ nó, một người phụ nữ chưa trẻ bao lâu đã vội già vì hờn giận, ghen tuông, đau đớn, chờ đợi, và già thêm vì một mình nuôi con bằng cái nghề làm mướn bấp bênh nay có mai không. Chị để mặc ngày tháng trôi qua, thời gian gặm nhấm nhan sắc, tuổi xuân của mình, và để mặc đứa con trai trong sự cô đơn, lam lũ không thua gì chị.

Mười bốn tuổi, thằng Quý vẫn chưa biết chữ nào, chưa hề được tới trường, suốt ngày lêu lổng ngoài đường, ngoài ruộng. Nó theo đám bạn đi bắt cá, hái rau, đánh lộn, chửi thề, rồi tập tành hút thuốc, đánh bài. Vậy đó, nó như cây cỏ dại lớn lên cằn cỗi trên mảnh đất quê nghèo, chẳng ai muốn đến gần nó.

Mà nó cằn cỗi thật. Mười bốn tuổi nhưng chỉ bằng đứa trẻ lên mười, ngoại trừ khuôn mặt thì lại hằn những dấu ấn cuộc đời. Hôm cô Diệu gặp nó, cô ngỡ ngàng nhìn cái cổ gầy nhom của nó đóng đen thui những ghét bẩn. Cô mủi lòng, chắc mẹ nó không hề nhắc nó tắm rửa thế nào. Chiếc áo nó mặc thâm kim cả mảng lưng, còn cái quần lếch thếch sát đất cứ như mặc quần bính. Đôi vai trơ xương cứ nằng nặc đòi vác ba lô cho cô, và đưa ra tận bến đò, lưu luyến nhìn theo bóng cô mờ khuất. Đôi mắt nó thấm đẫm niềm thương, khiến con đò cô Diệu đi cứ như chòng chành trên sóng nước. Ngày đầu tiên nó gặp cô Diệu là như thế đó...

Thật ra, ban đầu cô Diệu cũng không hề nhận biết thằng Quý. Nó lẫn vào đám đông trẻ nhỏ kéo đến chùa để cô Diệu phát quà. Cô Diệu là Phật tử ở xa, lâu lâu về ghé thăm chùa. Ngôi chùa nhỏ nằm cách nhà thằng Quý vài trăm mét, cũng nghèo như bao nhiêu mái tranh của dân trong làng. Cô Diệu đem quà bánh về cho trẻ con, tụi nhỏ tưng bừng hớn hở ôm lấy những hộp bút màu, những cuốn tập, những chiếc ô tô nhựa, và mấy cái bánh ngọt hấp dẫn. Thằng Quý cũng được một phần quà nặng tay. Cô Diệu đâu có biết rằng nó mù chữ. Và cô Diệu cũng đâu có biết nó được đặc biệt “quan tâm” hơn những đứa trẻ trong xóm. Cô thấy nó lanh lẹ nên cứ nhờ nó xách dùm bịch bánh, khiêng dùm chồng tập, nó sung sướng chạy te tái giúp cô, mồ hôi ướt đẫm cả áo. Phát hết quà, nó cứ đứng gần cô, không chịu về. Thầy trụ trì nói nhỏ với cô:

– Thằng nhóc này ăn cắp lắm nghen cô. Tôi bị nó lấy mấy món rồi đó, nên bây giờ không cho nó vô trong khuôn viên chùa, chỉ cho đi vòng vòng ngoài cổng tới nhà bếp thôi.

Cô Diệu giựt mình sờ tay vào túi kiểm tra lại cái điện thoại di động. Nhưng cô mỉm cười ngay lập tức:

– Dạ không sao. Con thấy nó cũng dễ thương đó thầy.

– Ờ, cô cẩn thận...

Và không đầy năm phút sau, cô Diệu đã nắm hết “lý lịch” của thằng Quý từ mấy bà Phật tử tự động “méc” cho cô nghe. Rõ ràng, nó đã tự làm mất “uy tín” từ lâu.

Nhưng cô Diệu lại ngoắc thằng Quý đến gần:

– Con ăn bánh chưa?

– Dạ con ăn rồi.

– Con lấy tập ra viết chữ cho cô coi. Thầy nói thầy đã dạy con học được nửa cuốn vần, sao con không học tiếp?

– Dạ... tại con lấy đồ của thầy, thầy giận...

– Cô dạy con học nghen. Và lát nữa con xin lỗi thầy, thầy sẽ tha thứ cho con.

– Dạ. Nhưng con không học đâu. Ngán thấy mồ. Chữ nọ lộn chữ kia. Nhức đầu quá.

Cô Diệu gật đầu:

– Được rồi. Thôi không học chữ, mà cô sẽ dạy con vẽ.

Thằng Quý giãy nảy:

– Con không biết vẽ.

Cô Diệu mỉm cười:

– Con đưa bàn tay cô xem nào.

Thằng Quý đưa tay ra. Bàn tay khẳng khiu, đen đúa, những cái móng dài nhét đầy đất như mười con sâu nằm vắt ngang gớm ghiếc. Cô Diệu mở túi xách lấy chiếc bấm móng tay nhẹ nhàng cắt hết mười con sâu ấy, còn lại mười ngón nhỏ gầy sạch sẽ. Cô bảo Quý ra sàn nước rửa tay, rồi bảo Quý nhìn cho thật kỹ:

– Con xem, con có bàn tay rất khéo léo, cô tin là con sẽ làm được những việc rất tốt. Bây giờ con thử vẽ, cô chắc chắn là con vẽ đẹp. Con đừng có ý nghĩ thua kém bạn bè, mà phải tin rằng mình cũng có những khả năng riêng của mình. Con không học chữ được thì hãy học vẽ. Cố gắng lên, cô biết con sẽ thành công mà.

Thằng Quý nhìn cô Diệu không chớp mắt. Nhưng nó vẫn lắc đầu:

– Con chẳng biết vẽ cái gì bây giờ.

Cô Diệu lấy cây bút màu đỏ đặt vào tay nó:

– À, con thử vẽ con cá xem.

Bàn tay thằng Quý cứng đơ nắm chặt cây bút. Cô Diệu lấy cây bút khác kéo mấy nét gọn hơ là trang giấy hiện lên một con cá. Thằng Quý trố mắt. Cô Diệu nói:

– Rồi, con vẽ đại đi. Con cứ vẽ con cá nào mà con tưởng tượng. Miễn cô nhìn ra con cá thì thôi.

Thằng Quý ngập ngừng đưa nhẹ cây bút. Một con cá tong teo, méo xẹo, nhưng cũng đủ cả vây, cả vảy. Cô Diệu reo lên:

– A, Quý vẽ con cá giống ghê. Quý vẽ thêm một con nữa đi. Dưới sông nhiều loại cá lắm chứ.

– Con vẽ cá rô nghen cô. Cá lóc nữa. Hay cá mè vinh.

Và nó mạnh dạn đưa cây bút lướt trên mặt giấy. Những con cá lần lượt hiện ra, thay đổi hình dáng, thay đổi kỳ vi, râu vảy, đẹp đến bất ngờ. Cô Diệu lật sang trang vở khác, và đưa cho nó cây bút màu vàng, màu xanh.

– Bây giờ con tự vẽ cái bông đi. Bông gì cũng được.

Thằng Quý vẽ ngay một cái bông năm cánh, chung quanh là thân cây và lá màu xanh chằng chịt. Nó ngước lên:

– Cô ơi, con muốn vẽ cái chậu, màu nâu được không cô?

– Đúng rồi. Chậu trồng bông thì màu nâu. Quý giỏi quá.

Chưa đầy 20 phút sau, mấy trang vở đã chất đầy những chậu bông đủ màu hồng, vàng, cam, tím. Thằng Quý buông cây bút xuống, những ngón tay nó mỏi nhừ, mồ hôi lấp lánh trên trán, nhưng đôi mắt thì sáng ngời. Cô Diệu cười thật tươi:

– Con có tin mình sẽ thành công không?

Quý gật đầu. Cô Diệu thủ thỉ:

– Từ nay về sau, con phải sống thật tốt để mọi người yêu quý con. Con tên là Quý mà, phải làm sao cho người ta quý mình chứ. Nghèo không phải đã tuyệt vọng. Nếu con sống tốt thì cuộc đời con sẽ sung sướng.

Thằng Quý nuốt từng lời của cô Diệu. Nó im lặng, nhưng nước mắt sắp trào ra. Còn cô Diệu cũng ngân ngấn mắt khi nhìn thấy bộ quần áo của nó và cái cổ gầy đóng những ghét bẩn. Cô thở dài:

– Chiều tắm, con lấy khăn chà mạnh lên cổ nghen. Rồi cô gởi một bộ đồ về cho con.

– Còn con sẽ vẽ đầy cuốn tập để tặng cô. Mà cô ơi, cô dạy con viết chữ đi. Viết tên cô đó.

Cô Diệu ghi chữ Diệu thật bự lên tờ giấy. Thằng Quý nguệch ngoạc viết thêm chữ mẹ đằng trước chữ Diệu. Nó cười lỏn lẻn:

– Thầy dạy con học tới chữ mẹ rồi. Cô ơi, cô cho con kêu cô là mẹ nghen. Con sẽ viết hoài cho thuộc chữ “mẹ Diệu.”

Cô Diệu bất ngờ:

– Ờ... con thích kêu cô là mẹ hả?

– Dạ, con làm con của cô được không? Cô hiền như cô tiên vậy.

– Được rồi, cô sẽ là mẹ của Quý. Nhưng Quý phải ngoan và chăm học. Cô sẽ nhờ thầy dạy tiếp cho hết cuốn vần. Nếu con không chịu học là mẹ giận.

– Dạ, con sẽ học, để sau này viết thư cho mẹ chớ. Rồi con sẽ học vẽ để sau này đi làm kiếm tiền nuôi mẹ.

– Con rất giỏi, chỉ cần con cố gắng là con sẽ thành công. Mẹ tin chắc như thế.

– Con cũng tin chắc như thế.

Thằng Quý xòe bàn tay ra. Cô Diệu cũng xòe bàn tay ra, vỗ vào tay nó kêu một tiếng thật giòn như một lời hứa. Tiếng thằng Quý cười trong veo cả hiên chùa.

Đã tới giờ xe chạy, cô Diệu phải sang sông đón xe. Quý nhất định đưa mẹ qua đò cho bằng được. Nó lóc cóc vác cái ba lô nặng trĩu, sợ mẹ xách nặng rồi mỏi tay. Nó không quên nhắc mẹ Diệu đội nón, và đem theo trái xoài thầy vừa tặng.

Cô Diệu lên xe rồi, thằng Quý vẫn đứng trông theo, trên tay nó là hộp bút màu và quyển tập ôm chặt vào ngực. Xe lăn bánh, nó vẫy tay với cô Diệu, bàn tay vừa được nâng niu và đặt vào đó một niềm tin...

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
17/08/2014(Xem: 21536)
Nhân quả là định luật căn bản xuyên suốt quá trình thành trụ hoại diệt của tất cả chúng sinh từ đời này sang đời khác, cho đến vũ trụ, vạn vật cũng không phải tuần hành, biến dịch một cách ngẫu nhiên, vô lí, mà luôn tuân theo định luật nhân quả. Định luật này không do một đấng thần linh nào, xã hội nào đặt ra cả, mà là luật tự nhiên, âm thầm, lặng lẽ, nhưng luôn đúng đắn, chính xác, hiệu quả vô cùng.
17/08/2014(Xem: 28643)
Ngài Nam Tuyền nói: “Tâm bình thường là đạo.” Chư vị Tổ sư dùng đến vô số phương tiện cũng không ngoài việc dẫn dắt người học đạt đến tâm bình thường này. Vì thế, thiền không phải là một lãnh vực siêu nhiên vượt ngoài phạm trù ý thức thông thường như nhiều người lầm tưởng, mà trái lại chính là sự soi rọi, chiếu sáng những trạng thái tâm thức hết sức bình thường mà mỗi người chúng ta đều đã và đang trải qua trong cuộc sống thường ngày.
16/08/2014(Xem: 4549)
Đất đai phì nhiêu nhưng không ai dám khai phá do quá nhiều đỉa. Có vị sư giàu lòng thương dân đã phát nguyện dâng hiến thân xác của mình cho bầy đỉa bâu xé đổi lấy sự bình yên. Tương truyền vùng đất làng Thới Hòa (nay thuộc ấp 4, xã Tân Định, huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương) vốn phì nhiêu nhưng không ai dám khai phá do quá nhiều đỉa. Có vị sư giàu lòng thương dân đã phát nguyện dâng hiến thân xác của mình cho bầy đỉa bâu xé đổi lấy sự bình yên.
15/08/2014(Xem: 10157)
Sau thời kinh, ở phương đông trời cũng vừa ửng sáng. Sa di Thiện Thiên như thói quen đi mở hết các cánh cửa sổ của chánh điện cho ánh sáng và gió sớm lùa vào. Chẳng bao lâu toàn chánh điện đã chan hòa ánh sáng báo hiệu một ngày như mọi ngày sinh hoạt của tịnh xá Ngọc Hưng. Chánh điện tịnh xá Ngọc Hưng nền tráng xi-măng, có những đường nứt thật rõ. Gần bục thờ được trải 4 chiếc chiếu nylon để tăng chúng lễ lạy hai thời công phu. Nhìn từ cuối chánh điện, tượng Đức Bổn sư Thích Ca và những đồ thờ bằng kim loại sáng bóng như mới được đánh dầu đồng trong dịp Đản Sinh vừa qua.
14/08/2014(Xem: 12579)
Thủ tướng Abe Shinzō (An Bội Tấn Tam-安倍 晋三) đã từ chức vào năm 2007, và chức Chủ tịch Đảng Dân chủ Tự do khi chưa làm được một năm, sau thất bại thảm hại của đảng này khi bầu cử Thượng viện. 12 tháng 9 năm 2007 : Nhiệm kỳ của ông lại bị phá hỏng vì hàng loạt cuộc từ chức của các Bộ trưởng Nội các và vụ tiết lộ về việc để mất số liệu lương hưu. Ông từ chức sau một năm tại nhiệm với lý do sức khỏe. Bảy tháng sau, Thủ tướng Abe Shinzō (An Bội Tấn Tam-安倍 晋三) bị bệnh hay quên lãng và đã thử thách mình bằng cách dùng phương pháp trị liệu "Tọa thiền" ngồi thiền tại Chùa Zenshōan (臨済宗國泰寺)một ngôi chùa thuộc Thiền phái Lâm Tế ở huyện Yanaka, Tokyo.
14/08/2014(Xem: 5827)
Mãi đến tận giờ, có lẽ ít người ngờ rằng Hòa thượng Thích Minh Châu ngoài phong cách một học giả có văn phong cổ kính, nghiêm túc và khô khan nhất trong làng Phật giáo Việt Nam, còn là một ngòi bút tân kỳ và thơ mộng đáng bậc thầy của không riêng Phật giáo. Tác phẩm Trước Sự Nô Lệ Của Con Người, xuất bản giữa thập niên 1960 đã chứng minh điều đó. Nhưng vẫn chưa hết, cái duyên ngầm trong chữ nghĩa của Hòa thượng càng kinh người hơn khi ta có dịp so sánh các bài kệ trong bản dịch Kinh Tạng với nguyên tác Pāḷi hay qua bản dịch tiếng Anh.
14/08/2014(Xem: 4513)
Vâng, tôi là một con Ma, các bạn đừng vội sợ hãi tôi không làm gì đâu! Tôi cũng giống như các bạn, chỉ khác một điều là tôi nhìn thấy được bạn nhưng bạn không có khả năng nhìn thấy được tôi. Để tiện việc xưng hô, cứ gọi tôi là Con Ma “Nửa đời chuông mõ“, cái tên cũng thánh thiện đấy chứ! Đã hết sợ tôi chưa? Nhân đọc bài “Bóng anh hùng“ của nhà văn Doãn Dũng, chuyên gia chuyển âm tư tưởng của người chết cho người sống cảm thông. Vì tôi lúc sinh thời là độc giả trung thành của tờ báo đạo Viên Giác, nên muốn tìm cô Bút Nữ Nhật Hưng để nhờ vả. Nhưng khi biết cô rất sợ ma, chỉ cần sự xuất hiện của tôi là cô đã hồn siêu phách lạc mất rồi. Do đó không còn sự lựa chọn nào khác hơn là tìm cô Hoa Lan để “chọn mặt gửi lời“, cái người dám tuyên bố câu “không sợ ma chỉ sợ người“.
12/08/2014(Xem: 7624)
Ngày nọ, một đứa trẻ hỏi cha nó : -“Thưa cha, sau này con phải sống làm sao cho được lòng khen ngợi của mọi người ?” Người cha thấy con mình còn nhỏ tuổi mà đã biết suy nghĩ như thế, trong lòng không khỏi lâng lâng vui mừng. Buổi sáng đi làm việc, ông gọi con đi theo, để cho nó có dịp được học hỏi.
25/07/2014(Xem: 12084)
Mùa An Cư Kiết Hạ lại về, đặc biệt lần này Giáo Hội Úc Châu sẽ tổ chức kỳ thứ 15 tại Tu Viện Quảng Đức của thành phố Melbourne đáng yêu, với số người Việt đông vào hạng nhất nhì của xứ Úc. Đấy cũng là mùa Vu Lan, mùa báo hiếu với một biểu tượng không thể thiếu là Ngài đại hiếu Mục Kiền Liên. Ngài là ai mà nổi tiếng đến thế! Từ già đến trẻ, ai cũng thuộc điển tích “Mục Liên vào địa ngục đưa cơm cho mẹ, nhưng than ơi cơm hóa than“, đã biết bao nhạc sĩ phổ nhạc và biết bao soạn giả dàn dựng những vở tuồng cải lương về lòng hiếu thảo của Ngài đã lấy bao nước mắt người xem.
25/07/2014(Xem: 5645)
Những con thú dữ như cọp, beo, gấu.. bình thường thì chúng cũng biểu lộ tình cảm, lòng thương đối với con chúng sinh ra, y như các loài hiền lành khác như chim, sóc, nai ...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]