Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

54. Phật nhập Niết-bàn

21/03/201103:50(Xem: 5447)
54. Phật nhập Niết-bàn

TRUYỆN PHẬT THÍCH-CA
Đoàn Trung Còn biên soạn, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính

HỒI THỨ BA

54. PHẬT NHẬP NIẾT BÀN

Tuy mệt mỏi, Phật vẫn đi cùng các vị tỳ-kheo đến bờ sông Ca-quốc-thá.

Nước dưới sông này trong vắt, chảy chậm. Đức Phật xuống sông tắm. Tắm xong, ngài uống nước và đi đến một cụm rừng xoài. Rồi ngài bảo tỳ-kheo Cung-đa-ca rằng:

“Ngươi hãy xếp áo ta lại làm tư để ta nằm lên mà nghỉ.”

Tỳ-kheo Cung-đa-ca vâng theo lời Phật. Người liền trải áo ra và xếp lại làm tư.

Phật nằm lên đó mà nghỉ, ông Cung-đa-ca ngồi bên. Qua vài giờ sau, Đức Phật lại dậy đi nữa. Đến xứ Câu-thi-na, gần bờ sông, trước một cụm rừng xanh tốt và yên vắng, Phật bảo ngài A-nan:

“Ngươi đi tìm chỗ có hai cây sa-la mọc sóng đôi, dọn một chỗ nằm quay đầu về hướng bắc. Ta có bịnh.”

A-nan vâng theo, tìm được một chỗ có hai cây sa-la, mỗi cây đều mọc lên hai thân sóng đôi rất đẹp. Đức Phật đến đó nằm.

Bấy giờ không phải là mùa hoa sa-la nở, nhưng hai cây che cho Phật đều có hoa. Hoa rụng lên chỗ ngài nằm, tỏa hương thơm ngát.

Đức Phật bảo A-nan rằng:

“Này A-nan! Dù không phải là mùa hoa, nhưng hai cây này cũng nở hoa và rụng trên mình ta, tỏa hương thơm ngát. Ấy là để ca ngợi, tôn trọng ta đó. Song có một sự tôn trọng cao quý và bền bỉ hơn nhiều. Ấy là việc chư tỳ-kheo, tỳ-kheo ni, thiện nam, tín nữ đều thấu hiểu chân lý ta đã truyền dạy và sống theo đạo hạnh. Ấy là cách kính trọng, thờ phụng chư Phật cao quý hơn hết.

“A-nan! Nên sống theo đạo hạnh, dù đối với những việc rất nhỏ nhặt ở đời cũng đừng bao giờ khinh suất mà xa rời đạo hạnh.”

Ngài A-nan không cầm lòng được, vội bước ra ngoài để giấu nước mắt. Ông suy nghĩ rằng:

“Ta nhận mình vẫn chưa tỉnh ngộ, chưa hết sự lầm lạc. Ta chưa đạt đến mục đích tối thượng, mà nay Phật đã sớm nhập Niết-bàn.”

Phật biết ý nghĩ ấy, gọi A-nan lại, bảo rằng:

“Ngươi chớ than khóc, phiền muộn, cũng đừng chán nản, thối chí. Hãy nhớ lời ta đây: những người yêu quý nhất ở đời, cũng không thể nào tránh khỏi lúc biệt ly. Có sinh là có tử, những gì đã có rồi đều phải mất. Ngươi theo phụng sự ta đã lâu, ta cũng yêu quý ngươi lắm. Tâm ý, lời nói cùng hành động của ngươi luôn chân thành, ngay thẳng. Ngươi hãy gắng mà đi theo đường lành, thì những sự lầm lỗi trước sẽ dần tiêu tan đi vậy.”

Trời tối dần. Dân chúng trong thành Câu-thi-na nghe tin đức Phật đang nghỉ ở chỗ hai cây sa-la song đôi, bèn kéo đến lạy chào.

Có một ông lão tên là Tu-bạt-đà-la, đã hơn trăm tuổi, đến xin được gặp Phật. Từ xưa nay ông đi tìm học khắp nơi mà đến giờ vẫn chưa quyết định được nên tu theo đạo nào. Ngài A-nan thấy Phật đang mệt nên không muốn cho ông đến gặp, liền ngăn lại từ xa.

Phật biết điều đó, gọi A-nan đến và bảo cho ông lão ấy vào. Ông vào lễ Phật, hỏi việc tu tập. Phật liền thuyết pháp cho ông nghe. Nghe xong, ông quỳ lạy xin Phật nhận ông làm đệ tử. Phật đồng ý và chỉ rõ cách tu tập, tham thiền cho ông. Ông trở thành vị đệ tử sau cùng của Phật.

Ông lão lễ tạ, đi ra rừng cây gần đó tìm chỗ mà tham thiền. Ông nỗ lực hết sức và chứng quả A-la-hán ngay trong đêm đó, trước khi Phật nhập diệt.

Hôm ấy tối trời. A-nan đến ngồi gần Phật, đức Phật lại bảo A-nan rằng:

“A-nan! Đừng tưởng rằng sau khi ta nhập diệt rồi thì không ai có thể được hóa độ. Nên biết rằng đạo lý ta truyền dạy hãy còn đó. Sau khi ta nhập diệt, các ngươi nên hết lòng noi theo đạo lý ấy mà tu tập.”

Rồi ngài nói: “Chư tỳ-kheo! Có sanh tất có diệt. Các ngươi phải hiểu được điều ấy, sau khi ta nhập diệt đừng đem lòng bi lụy, buồn thảm.”

Nói xong lời ấy, ngài thản nhiên mà nhập Niết-bàn.

Hôm sau, mặt trời vừa mọc, công chúng trong thành Câu-thi-na cùng nhau xây một cái tháp cao mà thờ kính Phật. Lễ trà-tỳ được tổ chức rất long trọng.

Theo lời Phật truyền lại, quyền điều hành giáo hội được giao về ngài Ca-diếp. Ngài là tổ sư đầu tiên trong giáo hội Tăng-già. Tiếp sau ngài Ca-diếp, ngài A-nan làm tổ sư thứ hai. Lần lượt truyền cho đến ngài Bồ-đề-đạt-ma là tổ sư thứ hai mươi tám ở Ấn Độ.

Ngài Bồ-đề-đạt-ma sang truyền đạo ở Trung Quốc, làm Tổ sư thứ nhất của Thiền Trung Hoa.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
28/08/2011(Xem: 2945)
Diệu nhắm mắt lại, không biết mình đang mơ hay tỉnh. Phép lạ nào đã biến đổi tâm hồn Quảng đến không ngờ?
28/08/2011(Xem: 2709)
Mẹ tôi qua đời đã hơn 10 năm rồi, nhưng cái bếp thân yêu, như là chỗ ghi nhớ bóng dáng mẹ, thì vẫn được các em tôi dùng làm nơi đun nước hàng ngày...
23/08/2011(Xem: 2427)
Vào một năm không nhớ rõ năm nào, trời làm hạn hán khủng khiếp, nắng lửa hết tháng này đến tháng khác thiêu cháy cây cối...
23/08/2011(Xem: 5643)
Xưa có một gia đình rất đông con, đông đến nỗi bố mẹ không nhớ hết được tên từng đứa. Người chồng tên Đang, người vợ tên Phang.
23/08/2011(Xem: 2182)
Một ngày mùa hạ, trời mưa to nước lũ tràn về. Chàng đem củi đi chợ bán, vì nước lũ tràn về nhanh quá, không thể lội qua sông...
23/08/2011(Xem: 2555)
Ngày ấy có đôi bạn chí thân là Quắc và Nhân. Họ đều là con nhà học trò nghèo, lại đều mồ côi cha mẹ, Quắc được học nhiều hơn bạn...
23/08/2011(Xem: 3133)
Ngày đó trâu cùng nói một thứ tiếng với người. Nhờ thế người dùng lời nói để sai khiến con vật theo ý muốn của mình rất tiện.
05/08/2011(Xem: 14515)
Khi vua Tịnh Phạn hay tin Phật thành đạo, nhà vua và dòng họ Thích rất vui mừng. Lúc ấy, em trai vua vừa sanh hoàng tử và xin vua Tịnh Phạn đặt tên. Vua liền đặt tên Khánh Hỷ (Vui Mừng), tức là tên của ngài A Nan.
01/08/2011(Xem: 2788)
Bằng đức độ, lòng từ bi và trí tuệ siêu tuyệt, Nhị Tổ Pháp Loa chinh phục được mọi hạng người trong xã hội, từ vua quan đến quân sĩ...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]