Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

54. Phật nhập Niết-bàn

21/03/201103:50(Xem: 5460)
54. Phật nhập Niết-bàn

TRUYỆN PHẬT THÍCH-CA
Đoàn Trung Còn biên soạn, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính

HỒI THỨ BA

54. PHẬT NHẬP NIẾT BÀN

Tuy mệt mỏi, Phật vẫn đi cùng các vị tỳ-kheo đến bờ sông Ca-quốc-thá.

Nước dưới sông này trong vắt, chảy chậm. Đức Phật xuống sông tắm. Tắm xong, ngài uống nước và đi đến một cụm rừng xoài. Rồi ngài bảo tỳ-kheo Cung-đa-ca rằng:

“Ngươi hãy xếp áo ta lại làm tư để ta nằm lên mà nghỉ.”

Tỳ-kheo Cung-đa-ca vâng theo lời Phật. Người liền trải áo ra và xếp lại làm tư.

Phật nằm lên đó mà nghỉ, ông Cung-đa-ca ngồi bên. Qua vài giờ sau, Đức Phật lại dậy đi nữa. Đến xứ Câu-thi-na, gần bờ sông, trước một cụm rừng xanh tốt và yên vắng, Phật bảo ngài A-nan:

“Ngươi đi tìm chỗ có hai cây sa-la mọc sóng đôi, dọn một chỗ nằm quay đầu về hướng bắc. Ta có bịnh.”

A-nan vâng theo, tìm được một chỗ có hai cây sa-la, mỗi cây đều mọc lên hai thân sóng đôi rất đẹp. Đức Phật đến đó nằm.

Bấy giờ không phải là mùa hoa sa-la nở, nhưng hai cây che cho Phật đều có hoa. Hoa rụng lên chỗ ngài nằm, tỏa hương thơm ngát.

Đức Phật bảo A-nan rằng:

“Này A-nan! Dù không phải là mùa hoa, nhưng hai cây này cũng nở hoa và rụng trên mình ta, tỏa hương thơm ngát. Ấy là để ca ngợi, tôn trọng ta đó. Song có một sự tôn trọng cao quý và bền bỉ hơn nhiều. Ấy là việc chư tỳ-kheo, tỳ-kheo ni, thiện nam, tín nữ đều thấu hiểu chân lý ta đã truyền dạy và sống theo đạo hạnh. Ấy là cách kính trọng, thờ phụng chư Phật cao quý hơn hết.

“A-nan! Nên sống theo đạo hạnh, dù đối với những việc rất nhỏ nhặt ở đời cũng đừng bao giờ khinh suất mà xa rời đạo hạnh.”

Ngài A-nan không cầm lòng được, vội bước ra ngoài để giấu nước mắt. Ông suy nghĩ rằng:

“Ta nhận mình vẫn chưa tỉnh ngộ, chưa hết sự lầm lạc. Ta chưa đạt đến mục đích tối thượng, mà nay Phật đã sớm nhập Niết-bàn.”

Phật biết ý nghĩ ấy, gọi A-nan lại, bảo rằng:

“Ngươi chớ than khóc, phiền muộn, cũng đừng chán nản, thối chí. Hãy nhớ lời ta đây: những người yêu quý nhất ở đời, cũng không thể nào tránh khỏi lúc biệt ly. Có sinh là có tử, những gì đã có rồi đều phải mất. Ngươi theo phụng sự ta đã lâu, ta cũng yêu quý ngươi lắm. Tâm ý, lời nói cùng hành động của ngươi luôn chân thành, ngay thẳng. Ngươi hãy gắng mà đi theo đường lành, thì những sự lầm lỗi trước sẽ dần tiêu tan đi vậy.”

Trời tối dần. Dân chúng trong thành Câu-thi-na nghe tin đức Phật đang nghỉ ở chỗ hai cây sa-la song đôi, bèn kéo đến lạy chào.

Có một ông lão tên là Tu-bạt-đà-la, đã hơn trăm tuổi, đến xin được gặp Phật. Từ xưa nay ông đi tìm học khắp nơi mà đến giờ vẫn chưa quyết định được nên tu theo đạo nào. Ngài A-nan thấy Phật đang mệt nên không muốn cho ông đến gặp, liền ngăn lại từ xa.

Phật biết điều đó, gọi A-nan đến và bảo cho ông lão ấy vào. Ông vào lễ Phật, hỏi việc tu tập. Phật liền thuyết pháp cho ông nghe. Nghe xong, ông quỳ lạy xin Phật nhận ông làm đệ tử. Phật đồng ý và chỉ rõ cách tu tập, tham thiền cho ông. Ông trở thành vị đệ tử sau cùng của Phật.

Ông lão lễ tạ, đi ra rừng cây gần đó tìm chỗ mà tham thiền. Ông nỗ lực hết sức và chứng quả A-la-hán ngay trong đêm đó, trước khi Phật nhập diệt.

Hôm ấy tối trời. A-nan đến ngồi gần Phật, đức Phật lại bảo A-nan rằng:

“A-nan! Đừng tưởng rằng sau khi ta nhập diệt rồi thì không ai có thể được hóa độ. Nên biết rằng đạo lý ta truyền dạy hãy còn đó. Sau khi ta nhập diệt, các ngươi nên hết lòng noi theo đạo lý ấy mà tu tập.”

Rồi ngài nói: “Chư tỳ-kheo! Có sanh tất có diệt. Các ngươi phải hiểu được điều ấy, sau khi ta nhập diệt đừng đem lòng bi lụy, buồn thảm.”

Nói xong lời ấy, ngài thản nhiên mà nhập Niết-bàn.

Hôm sau, mặt trời vừa mọc, công chúng trong thành Câu-thi-na cùng nhau xây một cái tháp cao mà thờ kính Phật. Lễ trà-tỳ được tổ chức rất long trọng.

Theo lời Phật truyền lại, quyền điều hành giáo hội được giao về ngài Ca-diếp. Ngài là tổ sư đầu tiên trong giáo hội Tăng-già. Tiếp sau ngài Ca-diếp, ngài A-nan làm tổ sư thứ hai. Lần lượt truyền cho đến ngài Bồ-đề-đạt-ma là tổ sư thứ hai mươi tám ở Ấn Độ.

Ngài Bồ-đề-đạt-ma sang truyền đạo ở Trung Quốc, làm Tổ sư thứ nhất của Thiền Trung Hoa.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
03/04/2016(Xem: 3739)
Một đại văn hào người Pháp đã viết câu “Con người không bao giờ tắm hai lần trên một dòng sông“, nhưng Dòng sông Tịnh Độ của tôi không phải là “Dòng sông định mệnh“ của Quỳnh Dao, nên đã chan hòa đến lần thứ 11 tại chùa Linh Thứu rồi mà vị giải thoát vẫn ngời ngợi tỏa sáng. Vâng, khóa Huân Tu Tịnh Độ kỳ 11 từ ngày 14 đến 20 tháng 3 năm 2016 đã có khoảng 180 Phật Tử đa số từ phương xa và 20 Chư Tăng Ni đến tham dự. Đặc biệt vẫn là HT Phương Trượng chùa Viên Giác Thích Như Điển đến khai mạc và giảng Pháp, để phần hướng dẫn khóa tu cho Thầy Hạnh Giới một chuyên gia hay nói đúng hơn là một Hành Giả chỉ dẫn chúng ta con đường ngắn nhất và nhanh nhất đến gặp Đức Phật A Di Đà.
10/03/2016(Xem: 10335)
“This is SBS Radio The many voices of one Australia Broadcasting in Vietnamese Đây là SBS Radio Và sau đây là chương trình phát thanh Việt Ngữ”... Đó là nhạc hiệu mở đầu của Ban Việt Ngữ SBS Radio vào thập niên 1990 - mười lăm năm sau ngày đàn chim Việt tan tác lìa bỏ bầu trời quê hương. Mới đó mà đoàn lưu dân lê bước chân mục tử đã 40 năm rồi! Với hành trang tị nạn trên vai khi đến với SBS Radio, trong tôi vẫn còn đọng lại những thanh âm thảng thốt, kinh hoàng, van xin cầu khẩn của các thuyền nhân đồng hành khi gặp hải tặc Thái Lan, chuyến vượt biên bất thành đưa những con người sắp đến bờ tự do quay trở về quê cũ để rồi tất cả đều bị bắt vào tù, dù là trẻ con còn bồng ẳm trên tay. Đất nước tôi như thế đó, những con người còn lại trên quê hương sống vất vưởng đọa đày, những con người bỏ nước ra đi không nhìn được trời cao mà lại chìm mình dưới lòng biển lạnh
10/03/2016(Xem: 10273)
Năm 1979 thường được coi là điểm khởi đầu của nền báo chí Việt ngữ tại Úc khi số đầu tiên của tờ Chuông Sài Gòn được phát hành tại Sydney. Tờ báo này xuất bản 2 tuần một lần và sau đó đã trở thành một tuần báo. Trong vòng bốn thập niên qua, truyền thông tiếng Việt đã trải qua thời kỳ phát triển không khác chi truyền thông của các cộng đồng văn hóa đa nguyên khác, theo nghĩa là ngành này đã phát triển về số lượng cũng như sức mạnh theo đà phát triển của cộng đồng nói tiếng Việt.
01/02/2016(Xem: 15477)
“Đế Minh” là cháu ba đời Vua“Thần Nông”tuần thú, chuyển dời phương nam Đến núi Ngũ Lĩnh, (Hồ Nam) (1) Gặp nàng “Tiêngiới” lấy làm hân hoan Kết duyên chồng vợ vẹn toàn Sinh con: “Lộc Tục” hiền ngoan nhất đời “Đế Minh” quyết định truyền ngôi
31/01/2016(Xem: 3439)
Dì Trang là em của má tôi. Nếu không kể bên phía má, tôi có thể gọi dì bằng vai thấp hơn. Đơn giản, ba tôi là chú của chồng dì Trang. Khi ba tôi rời Hà Tĩnh để vào Nam, vào một thời xưa lắm, nghĩa là nói kiểu dân gian là năm một ngàn chín trăm gì đó, có dẫn theo một người cháu.
31/01/2016(Xem: 2912)
Tôi trở về Huế với một tâm trạng nôn nao bồi hồi! Hơn 30 năm sau mới nhìn lại Huế thân yêu, nơi đã cho tôi mật ngọt của thời mới lớn! Phi trường Phú Bài vẫn vậy, vẫn u buồn ảm đạm vào mùa mưa lụt, dù đã mấy mươi năm qua cũng chẳng rộng lớn, sửa sang gì hơn. Đã thế, tôi đặt chân xuống phi trường khi trời đã về chiều nên càng hiu hắt buồn. Niềm vui rộn ràng chỉ bừng lên khi thấy một số bạn cũ đã đứng chờ sẵn bên ngoài. Chúng tôi chỉ biết ôm nhau trong tay với bao niềm cảm xúc, nhìn nhau miệng cười mà nước mắt rưng rưng!
30/01/2016(Xem: 6137)
Có một y viện huyện thuộc vùng cao nguyên Thái Lan, do giao thông bất tiện nên bệnh nhân phải đi từ sáng sớm đến bệnh viện để khám và kịp quay về nhà trước khi trời tối.
20/01/2016(Xem: 4623)
Xin có vài dòng tâm tư nơi đây. Truyện này có một tựa đề rát là phim bộ Hàn Quốc. Tác giả đã nghĩ tới các tựa đề khác cho nhẹ nghiệp tình -- thí dụ như “Tay Ai Chưa Nắm Một Lần” hay “Dây Chuông Ai Níu Bên Trời” – thì lại rất là cải lương, và chẳng hấp dẫn tí nào. Truyện này có thể có vài dị bản khác nhau. Nguyên khởi là viết cho Báo Xuân Việt Báo theo nhu cầu phải có chất lãng mạn thế gian. Cùng lúc, gửi cho nhà thơ Kinh Bắc để đăng trên ấn bản xuân tạp chí Suối Nguồn (của Trung Tâm Dịch Thuật Hán Nôm Huệ Quang), với lời dặn dò rằng xin nhà chùa tùy nghi sửa đổi, cắt bớt, hay thêm vào sao cho phù hợp với chánh pháp.
15/01/2016(Xem: 12490)
Ngày xưa ở tại ven sông Có chàng khỉ sống ung dung một mình Mạnh sức lực, lớn thân hình Thêm tài nhảy nhót tài tình kể chi. Giữa sông có đảo đẹp kia Bao nhiêu cây cối rậm rì xanh tươi Trái cây ngon ngọt khắp nơi Nào hồng, nào chuối chào mời khỉ ta. Từ bờ tới đảo khá xa May thay có đá nhô ra giữa dòng
13/01/2016(Xem: 14056)
Việt nam nước tôi có chiều dài lịch sử thăng trầm trãi qua nhiều thời kỳ chống giặc ngoại xâm để giữ vững và mở rộng biên cương tổ quốc. Rồi qua hơn ba thập niên kể từ năm 1945 đến năm 1975 của thời hiện đại lại thêm một lần nữa Tổ quốc ngập chìm trong khói lửa chiến tranh tương tàn mà cho đến tận ngày nay vết thương vẫn chưa chữa lành bởi vì người ta nhân danh chủ nghĩa này lý thuyết nọ là những ý thức hệ ngoại lai.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]