Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

48. Phật giảng hòa hai nước

21/03/201103:50(Xem: 6118)
48. Phật giảng hòa hai nước

TRUYỆN PHẬT THÍCH-CA
Đoàn Trung Còn biên soạn, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính

HỒI THỨ BA

48. PHẬT GIẢNG HÒA HAI NƯỚC

Khi ấy Phật đang ở thành Xá-vệ. Sau khi mãn hạ, ngài nghe tin về một vụ tranh chấp dữ dội giữa vua Ma-ha-na-ma và vua Thiện Giác.

Hai vua đều là người thân thích đối với Phật, cũng như dòng họ Thích-ca. Hai nước có biên giới kề cận nhau, có một con sông nhỏ chảy ngang qua biên giới.

Hàng năm, nhân dân hai nước đều nhờ vào con sông này để lấy nước làm ruộng. Năm ấy, trời hạn rất lâu, nên nước sông ngày càng xuống thấp.

Thấy có nguy cơ thiếu nước, nông dân ở ven bờ sông bắt đầu đắp lên những con đập để ngăn nước. Ai cũng muốn giữ được nhiều nước về phần mình, vì thế tranh chấp bắt đầu bùng ra.

Khi nắng hạn ngày càng kéo dài, nước sông càng xuống thấp, thì việc tranh chấp nguồn nước càng trở nên gay cấn hơn. Cuối cùng, cả hai nước đều đã chuẩn bị binh lực, sẵn sàng nổ ra chiến tranh.

Nghe biết sự việc, đức Phật quyết định đến can ngăn hai vua, bởi cả hai vị này đều là người thân của Phật.

Phật chọn một nơi thích hợp rồi cho mời cả hai vua đến. Ngài nói với họ rằng:

“Trong lúc nắng hạn như thế này thì nguồn nước sông quả là vô cùng quý giá. Nhưng hai vị nên biết rằng, có một thứ nước còn quý hơn nhiều: đó là máu trong cơ thể. Các vị không thể vì tranh chấp nước dưới sông mà làm chảy ra mất dòng máu trong cơ thể của nhân dân hai nước. Sự đánh đổi như vậy là thiếu khôn ngoan và không hợp lý. Bởi vì, chúng ta sợ mất mùa, đói kém, tức là sợ dẫn đến cái chết. Nhưng gây ra chiến tranh tức là tìm đến cái chết còn nhanh hơn nữa.”

Chờ cho hai vua nhận hiểu đầy đủ những điều vừa nói, rồi Phật mới ôn tồn nói tiếp:

“Cách giải quyết tốt nhất hiện nay là phải biết nhường nhịn, cùng nhau chia sẻ đồng đều nguồn nước hiện còn. Nếu hạn hán kéo dài đến mức khô cạn nước sông, thì điều đó phải được hiểu là một tai họa chung, hai nước phải cùng nhau chịu đựng. Không nên vì muốn giành phần sống về mình mà nhẫn tâm nhìn người khác chết.

“Tuy nhiên, vấn đề không đến mức nghiêm trọng như vậy, vì theo lịch sử ghi nhận lại thì con sông này chưa bao giờ cạn, bởi nó bắt nguồn từ tận trên dãy Hy-mã-lạp sơn. Hai nước hãy cố kiên trì chịu đựng trong tình thân hữu, điều đó sẽ khiến cho vấn đề trở nên nhẹ nhàng hơn nhiều.”

Sau khi nghe Phật giảng hòa, không những hai vua mà nhân dân hai nước cũng dẹp bỏ mọi ý nghĩ tranh chấp, cùng nhau chia sẻ nguồn nước một cách hợp lý và công bình.

Quả nhiên, hạn hán đã không làm khô kiệt nước sông. Và nhờ sự giảng hòa của Phật, cuộc chiến tranh tưởng chừng như không thể tránh khỏi giữa hai nước cũng đã được ngăn chặn.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
24/04/2011(Xem: 12427)
Trên đời này, hạnh phúc và khổ đau; chiến tranh và hòa bình; giàu và nghèo… nếu chúng ta chịu khó tu tập một chút và giữ tâm thật bình thản, chúng ta sẽ khám phá ra nhiều điều hay vô cùng.
19/04/2011(Xem: 6823)
Như sen nở dưới mặt trời Vươn cao mặt nước, xa nơi bùn lầy, ưu tiên truyền đạo giờ đây Khai tâm những kẻ loay hoay tìm đường
15/04/2011(Xem: 5012)
Sau khi viết xong đoạn cuối Truyện Hoa Lan với một kết thúc thật tốt đẹp, nàng tươi sáng trong chiếc áo tràng nhuộm màu Ánh Đạo Vàng, tự hứa với lòng sẽ mãi mãi là Đóa Sen bất diệt không để cho chàng có cơ hội chà đạp lên Đóa Lan xưa nữa. Bạn bè tôi ở khắp nơi trên thế giới viết thơ về chúc mừng tới tấp, mừng cho tôi sắp được an hưởng tuổi vàng. Tuổi vàng phải hưởng sớm hơn chứ để đến lúc già lụ khụ thì còn hưởng gì được nữa.
05/04/2011(Xem: 10419)
Trưởng giả Tu-đạt-đa (cũng gọi là Tu-đạt) là một nhà từ thiện lớn, luôn vui thích làm những chuyện phước đức, bố thí. Ông thường cứu giúp những người nghèo khó...
27/03/2011(Xem: 6259)
Chư Bồ Tát, tùy theo hạnh nguyện thù thắng khác biệt mà mỗi vị mang một danh hiệu khác nhau, tựu trung hạnh nguyện của vị nào cũng vĩ đại rộng sâu không thể nghĩ bàn...
26/03/2011(Xem: 9570)
Tuy ra đời khá sớm trong dòng văn học Phật giáo, nhưng cho đến nay, điểm thú vị của độc giả khi đọc lại tập sách này là vẫn có thể nhận ra được những vấn đề quen thuộc với cuộc sống hiện nay của bản thân mình.
26/03/2011(Xem: 3347)
Chân lý chỉ có một, nhưng mỗi người đến với chân lý bằng một con đường khác nhau. Dù bằng con đường nào đi nữa thì đó cũng là hạnh phúc lớn nhất trong cuộc đời...
25/03/2011(Xem: 3467)
Dì Tư Lợi có ba cô gái đang xuân tuổi từ 24 đến 30, đều xuất thân đại học, đều có việc làm tốt tại San Jose, California, đứa nào cũng theo nếp sống Âu Mỹ giao du rộng rãi, đùa giỡn tưng bừng mà vẫn lửng khửng chẳng “kết” ai. Dì Tư thầm lo sợ “ba hũ mắm nêm” nổ thình lình, nên cứ nhì nhằng than thở
22/03/2011(Xem: 2864)
Sân chùa yên ả không một tiếng lá rơi. Mặt trời áp má lên những vòm cây xum xuê, chỉ để rớt nhiều đốm nắng rất nhỏ xuống đất, không nóng bức, không khó chịu...
21/03/2011(Xem: 9916)
Đức Phật Thích-ca Mâu-ni ra đời cách đây đã hơn 25 thế kỷ. Những gì ngài để lại cho cho chúng ta qua giáo pháp được truyền dạy khắp năm châu là vô giá...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]