Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

37. Sáu ông hoàng xuất gia

21/03/201103:50(Xem: 5579)
37. Sáu ông hoàng xuất gia

TRUYỆN PHẬT THÍCH-CA
Đoàn Trung Còn biên soạn, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính

HỒI THỨ NHÌ

37. SÁU ÔNG HOÀNG XUẤT GIA

Đức Phật lưu lại thành Ca-tỳ-la-vệ được sáu tháng, rồi ngài định trở lại thành Vương-xá mà tổ chức cho tất cả chư tăng an cư nơi đó. Vì Phật và chư tăng vừa đi vừa khất thực và vẫn giữ thời khóa tu tập hàng ngày nên đi rất chậm.

Khi được chừng nửa đường, ngài tạm nghỉ chân trong một khu làng kia, thì có sáu vị hoàng thân trong họ Thích-ca tìm đến. Đi theo các ngài còn có một người thợ hớt tóc tên là Ưu-ba-ly. Sáu vị hoàng thân ấy là: A-na-luật, Bạt-đề, Bạc-già, Kim-tỳ-la, Đề-bà-đạt-đa, và A-nan.

Nguyên nhân là như sau:

Sau khi Phật rời thành Ca-tỳ-la-vệ, hoàng thân A-na-luật phát tâm xuất gia, mới thưa việc ấy với mẹ. Bà mẹ không bằng lòng, nhưng không biết nói sao, liền ra điều kiện là nếu có hoàng thân Bạt-đề cùng xuất gia thì bà mới đồng ý. Bà nói thế vì tin chắc Bạt-đề không thể nào xuất gia. Ông này đang giữ một chức quan quyền uy tột đỉnh, giàu có vô cùng.

A-na-luật liền đến gặp Bạt-đề, vốn là bạn rất thân, thuyết phục bạn cùng xuất gia. Bạt-đề cho biết mình cũng có ý muốn đó, nhưng định đến khi tuổi già mới thực hiện. A-na-luật hết sức thuyết phục bạn, ông chỉ ra tính chất vô thường của cuộc sống, nên nếu muốn xuất gia thì không nên chờ đợi nữa. Cuối cùng, ông cũng nói thật về điều kiện của mẹ mình, và khẩn khoản cầu xin Bạt-đề cùng xuất gia.

Thấy bạn hết lòng thuyết phục, Bạt-đề liền hẹn 7 năm sau sẽ xuất gia.

A-na-luật nói:

“Cuộc sống trôi qua nhanh lắm. Bảy năm của anh là một kỳ hạn rất dài, và tôi e là anh sẽ không còn dịp mà xuất gia nữa.”

Bạt-đề rút ngắn còn 3 năm, rồi 7 tháng. Nhưng A-na-luật vẫn khăng khăng không chịu. Cuối cùng, ông hứa chắc 7 ngày nữa sẽ cùng đi xuất gia.

A-na-luật mừng rỡ về thưa với mẹ. Bà mẹ kinh ngạc trước tin này. Nhưng khi nghe A-na-luật kể lại đã thuyết phục Bạt-đề như thế nào thì bà chợt nhận ra con nói đúng. Cuộc sống vô thường nên việc xuất gia không thể trì hoãn được. Và bà thấy vui lòng đồng ý cho con xuất gia.

Sau đó, A-na-luật còn rủ thêm bốn vị hoàng thân khác nữa là Bạc-già, Kim-tỳ-la, Đề-bà-đạt-đa và A-nan. Sáu người cùng hẹn nhau vào một ngày và lên đường theo đức Phật.

Trên đường đi, A-na-luật nói với cả nhóm rằng:

“Chúng ta ra đi xuất gia tu đạo, lại mang theo những của cải, châu báu, đồ trang sức quý giá, thật là không hợp lẽ.”

Các hoàng thân đều cho là đúng. Họ liền ghé vào một tiệm hớt tóc nghèo nàn bên đường mà cởi hết vàng bạc, châu báu trên người tặng cho anh thợ hớt tóc tên là Ưu-ba-ly.

Sau đó, đi một quãng xa thì họ thấy Ưu-ba-ly hối hả chạy theo. Khi đuổi kịp, Ưu-ba-ly mới nói với họ rằng:

“Xin các ngài cho tôi cùng theo với. Tôi cũng muốn xuất gia.”

A-na-luật hỏi:

“Vì sao anh lại muốn xuất gia? Còn số châu báu chúng tôi cho anh đâu cả rồi?”

Ưu-ba-ly đáp:

“Sau khi các ngài đi, tôi suy nghĩ rằng: Các ngài đều là hoàng thân, giàu sang quyền quý mà còn bỏ cả để đi xuất gia, huống chi tôi đây chỉ là một anh thợ hớt tóc nghèo, có gì trói buộc mà không làm được việc ấy? Vậy nên tôi lấy hết số châu báu, gói lại mà treo lên cành cây ven đường, rồi chạy theo các ngài. Nếu các ngài chẳng chê khinh tôi, xin cho tôi cùng đi đến chỗ xuất gia.”

A-na-luật nói vui vẻ:

“Phật dạy rằng mọi người đều bình đẳng như nhau. Chúng tôi chẳng dám chê khinh anh. Xin mời nhập bọn cùng đi.”

Khi cả nhóm đã theo kịp đến chỗ Phật và chư tăng dừng chân tạm nghỉ, họ liền cùng nhau vào lễ Phật, xin xuất gia.

Phật thuận cho.

Sau khi xuất gia chẳng bao lâu, Ưu-ba-ly nhờ tinh cần tu tập nên đạt nhiều kết quả tiến bộ rất nhanh chóng. Phật liền gọi cả sáu vị hoàng thân đến mà nói rằng:

“Trong tăng đoàn của ta không có giai cấp. Ai tu tập tiến bộ hơn sẽ dìu dắt cho người chậm tiến. Nay Ưu-ba-ly tu tập rất tiến bộ, các ngươi đều phải lễ ông ấy làm bậc huynh trưởng mà học hỏi.”

Các vị hoàng thân đều vui vẻ mà vâng lời.

Đó cũng là một cách khéo léo mà Phật muốn dùng để giúp các vị diệt trừ cho hết những sự cống cao, ngã mạn, sự phân biệt về dòng dõi, giai cấp.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
05/05/2011(Xem: 2334)
Ngày xưa có một ông vua và một bà hoàng hậu ngày nào cũng nói: "Ước gì mình có đứa con!" mà mãi vẫn không có.
05/05/2011(Xem: 2413)
Một người có ba con trai, cả cơ nghiệp có một cái nhà. Người con nào cũng muốn sau này, khi bố mất, nhà sẽ về mình.
26/04/2011(Xem: 10470)
Mỹ Uyên tần ngần đứng trước cổng Tam quan chùa, lâu lắm rồi vì nhiều lý do nàng đã không đến đây dù rằng mỗi kỳ lễ Tết nàng đều từ thành phố về nhà thăm cha mẹ và nhà nàng cách chùa không xa lắm. Dù sao, ngôi chùa này với nàng cũng có biết bao kỷ niệm êm đềm thời thơ ấu.
26/04/2011(Xem: 4214)
Ai đã từng đọc tác phẩm “Đoạn Trường Tân Thanh“ tức “Truyện Kiều“ của đại thi hào Nguyễn Du mà chẳng biết Hoạn Thư, người đàn bà “biết ghen“ thông minh vào bậc nhất nhì trên đời. Hoạn Thư thì quá nổi tiếng rồi (nhưng chẳng biết trên đời có thật hay không?), bây giờ thì tôi xin được kể về một Hoạn Thư khác hoàn toàn có thật, thật như mặt trời mọc ở đằng đông và lặn ở đằng tây vậy.
26/04/2011(Xem: 2351)
Một buổi tối, chàng đánh trống trẻ tuổi đi một mình giữa cánh đồng. Tới bên một cái hồ, anh thấy trên bờ ba chiếc áo trắng của ai vứt đó.
26/04/2011(Xem: 2052)
Xưa có một người trước khi đi xa từ biệt ba con gái, hỏi các con muốn lấy quà gì. Cô cả muốn lấy ngọc, cô thứ hai xin kim cương, cô út nói...
26/04/2011(Xem: 2966)
Xưa có một người lính như vậy bị thải hồi. Bác ta không học được nghề gì nên không kiếm tiền được, đành đi lang thang ăn xin thiên hạ.
26/04/2011(Xem: 2633)
Ngày xưa có một người đàn bà góa sống cô quạnh trong một túp lều gianh. Trước cửa là một cái vườn có hai cây hoa hồng, một cây ra hoa đỏ, một cây ra hoa trắng.
26/04/2011(Xem: 2439)
Ngày xưa có một ông vua trị vì vào thời nào, tên là gì, tôi không nhớ rõ nữa. Vua không có con trai, chỉ có độc một cô con gái, luôn luôn đau ốm...
25/04/2011(Xem: 3545)
Ông Tư bị ung thư và biết chắc không thể sống lâu hơn sáu tháng. Ông bình tỉnh chờ cái chết, và vui vẻ sống những ngày ngắn ngủi còn lại, mà không bi ai, không sợ hãi. Ông muốn sau khi chết, gia đình làm đám tang theo ý riêng của ông. Bà vợ nghe dặn dò cách thức làm đám tang kỳ dị, thì nói giọng buồn, với đôi mắt cầu khẩn: - Em nghe nói ngày xưa ở Huế, người đàn bà đầu tiên đi xe đạp, bị cả thành phố phỉ nhổ, xem như là Me Tây, như kẽ phá hoại phong hóa nơi đất thần kinh. Cho đến khi chiếc xe gắn máy hiệu “Velo solex” ra đời, người đàn bà đầu tiên xữ dụng, cũng bị xem như là thứ côn đồ, cao bồi du đảng, chẵng ai dám giao du thân mật. Đến như bà Thu, vốn là một công chúa, dù là con của vị phế đế, là người đàn bà có xe hơi, và lái xe hơi dầu tiên ở Huế, cũng bị thiên hạ nghi ngờ oan ức đến cái đức hạnh của bà, mà suốt đời không kiếm được một tấm chồng. Thế mà bây giờ, anh bảo em làm đám tang khác thiên hạ, không giống ai, thì chịu sao nỗi lời tiếu đàm của bà con, họ hàng! Ông Tư cười,
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]