Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

33. Phật khất thực ở Ca-tỳ-la-vệ

21/03/201103:50(Xem: 5598)
33. Phật khất thực ở Ca-tỳ-la-vệ

TRUYỆN PHẬT THÍCH-CA
Đoàn Trung Còn biên soạn, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính

HỒI THỨ NHÌ

33. PHẬT KHẤT THỰC Ở CA-TỲ-LA-VỆ

Phật muốn về thăm vua cha và quê hương, đã có sai ông Ưu-đà-di về báo trước. Ông Ưu-đà-di về đến nơi báo tin rồi, liền quay trở lại mà đón Phật với tăng đoàn. Cả đoàn người vừa đi vừa khất thực theo dọc đường, không bao lâu thì về đến kinh thành Ca-tỳ-la-vệ.

Phật và chư tăng ngụ ở một nơi bên ngoài, cách thành hai dặm về phía Nam.

Buổi sáng hôm sau, Phật cùng chư tăng vào thành khất thực bình thường như ở thành Vương-xá trước đây. Trong khi đó, vua Tịnh-phạn và cả hoàng tộc chờ đợi trong hoàng cung, những tưởng ngài sẽ thẳng đường về đó.

Khi hay tin Phật và chư tăng đang chậm rãi đi khất thực trên đường phố, vua liền truyền chuẩn bị xa giá để mình đích thân đi tìm đón Phật.

Khi đến nơi, vua trông thấy cả một đoàn sa-môn dài dằng dặc đang ôm bát thong thả đi từng nhà mà xin cơm. Vua vừa ngạc nhiên, vừa lấy làm buồn tủi vì chưa hiểu được ý nghĩa của việc làm này.

Vua truyền dừng xe, tự mình đi bộ đến chỗ Phật, khi ấy đang dẫn đầu đoàn sa-môn khất thực.

Đôi bên gặp nhau đều mừng rỡ. Vua Tịnh-phạn không giấu được sự thắc mắc của mình, liền hỏi Phật:

“Tại sao con lại phải đi xin từng bát cơm trong một hoàng thành mà lẽ ra con là vị chúa tể đứng đầu?”

Đức Phật từ tốn giải thích:

“Phụ vương! Việc khất thực không phải là hèn hạ, cũng không phải chỉ đơn thuần là vì muốn kiếm miếng ăn.

“Người tu sĩ lìa bỏ gia đình, lìa bỏ hết thảy các thứ của cải vật chất, nuôi đời sống của mình bằng việc khất thực để không cần phải tích lũy bất cứ thứ tài sản của cải nào.

“Việc khất thực còn rèn luyện cho người tu đức khiêm cung, nhún nhường, dẹp bỏ lòng tự cao tự đại.

“Ngoài ra, người tu sĩ hiến dâng trọn cuộc đời mình để rèn luyện nhân cách đạo đức, giáo hóa những người khác noi theo, nên xứng đáng nhận lãnh sự cúng dường của bá tánh. Đi khất thực là tạo điều kiện bình đẳng cho hết thảy mọi người cúng dường để gieo trồng phước báu, phát khởi tâm thiện.

“Vì thế nên hiểu rằng việc đi khất thực là một phần quan trọng trong đời sống tu tập của người tu sĩ.”

Vua Tịnh-phạn nghe Phật giải thích thì lấy làm vui mừng, không còn buồn bực nữa. Vua lại thỉnh Phật và chư tăng vào cung để tổ chức cúng dường như vua Tần-bà-sa-la đã làm.

Phật nhận lời.

Trong thời gian lưu lại Ca-tỳ-la-vệ, ngày ngày Phật và chư tăng vẫn duy trì đều đặn việc khất thực trong thành. Dân chúng tranh nhau chiêm ngưỡng và cúng dường cho chư tăng. Họ đều biết rằng Phật đã từ chối hết thảy những đặc ân của hoàng triều. Nếu ngài muốn, tăng đoàn của ngài có thể được nuôi dưỡng sung túc hàng năm trời mà không cần phải đi khất thực.

Dần dần họ cảm thấy quen thuộc, dễ chịu và tin cậy vào hình ảnh hiền hòa, thanh thản của những vị sa-môn đi khất thực. Nhìn những bước chân ung dung, tự tại của các ngài, sự an lạc, giải thoát như tỏa ra cả không khí chung quanh, khiến mọi người đều thấy tâm hồn trở nên êm dịu và thanh thản.

Hình ảnh vị sa-môn đi khất thực là những bài thuyết pháp sống động nhất đối với dân chúng trong thành.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/04/2013(Xem: 4289)
Sau một buổi cày vất vả, Trâu được tháo ách cho đứng gặm cỏ. Nhưng mệt quá, nhai nuốt không vô, bèn cất tiếng than : - Mẹ sinh chi tuổi Sửu, làm ...
10/04/2013(Xem: 4178)
Trắng và trắng. Muột thơm và tinh khiết. Mặt đất dường như đỏ và mịn hơn khi được trải mình ra đón nhận sự nương tựa dịu dàng của những cánh ...
10/04/2013(Xem: 6019)
Tất cả các món quà quý nhất trong đời, món quà Pháp là món quà quý nhất trong các món quà. Bần sư xin tặng đến những người thân món quà Pháp này với tâm từ của bần sư.
10/04/2013(Xem: 4175)
Nhà tù tối tăm. Giống như một cái hang trừ việc không có một bức tường nào. Im lặng tràn ngập không gian. Một bóng trắng dật dờ trôi như ánh sáng.
10/04/2013(Xem: 6554)
Ở đời, người ta thường hay nói "ngu si hưởng thái bình” hay ”khôn quá hoá dại” là hai câu đối chọi hẳn nhau về nhân quả. Ngu đây không có nghĩa là ...
10/04/2013(Xem: 5666)
“Ðợi gió!” - Tôi suýt trả lời như thế với câu hỏi bất ngờ cất lên phía sau: - Con đang đợi ai à?”
10/04/2013(Xem: 5896)
Trong những bức tranh và tượng của Địa Tạng Vương Bồ Tát, chúng ta thường thấy dưới chân ngài phủ phục một con linh khuyển. Con vật này có ...
10/04/2013(Xem: 4131)
Hồi ấy, khi tuổi tráng niên của tôi còn đủ sức dặm ngàn mây gió, một buổi dừng chân là một kỷ niệm đáng nhớ. Lần này, một ngôi chùa ni ven tỉnh lộ...
10/04/2013(Xem: 4505)
Tôi yêu cầu thầy mãi mà thầy không nghe, cứ duy trì đường lối sinh hoạt thanh thiếu niên như hiện giờ thì có ngày thầy cũng sẽ gặp rắc rối to...
10/04/2013(Xem: 7546)
Trong thời hồng hoang của lịch sử, con người chỉ biết có mẹ. Khỏi cần tìm hiểu đâu xa, cứ nhìn các con vật thì biết: gần gủi và hiền lành là con chó, con gà, xa xôi và hung bạo như con beo, con cọp. Sinh ra và lớn lên chỉ biết có mẹ, lúc thúc quanh mẹ. Bởi một lẽ đơn giản: khi biết mình mang thai, con cái thường sống cách ly con đực, thậm chí còn cắn đuổi con đực không cho lại gần.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]