Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

27. Lòng hiếu cảm động mãnh hổ

19/03/201113:48(Xem: 4781)
27. Lòng hiếu cảm động mãnh hổ

NHÂN QUẢ BÁO ỨNG HIỆN ĐỜI
Đường Tương Thanh biên soạn, Đạo Quang dịch, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính

LÒNG HIẾU CẢM ĐỘNG MÃNH HỔ

Dư Nhất Bằng người huyện Ngân, tỉnh Triết Giang. Bình sinh tiên sinh hết sức hiếu thuận với cha mẹ, do cảnh nhà nghèo khổ túng thiếu nên phải tạm xa cha mẹ đi nơi khác mưu sinh, đến một thôn trang ở Hải Tân dạy học.

Một buổi tối, tiên sinh nằm mộng thấy chuyện lạ, giựt mình tỉnh giấc nói với người chủ nhà:

– E rằng cha tôi ở quê bị bệnh nặng, tôi xin phép được về nhà thăm cha gấp.

Trên đường về nhà đi ngang qua một ngọn núi vắng, bỗng gặp một con hổ rất lớn. Do tâm chí thành muốn được về thăm cha nên tuy đối diện với nguy hiểm như thế mà Dư Nhất Bằng vẫn bình tĩnh không chút sợ hãi, thầm cầu nguyện trong lòng một cách hết sức thành khẩn: “Phụ thân ta bị bệnh nặng, phải gấp rút trở về hầu hạ chăm sóc; xin lão hổ thương tình, không nên cản trở bước đường của ta.”

Thật kỳ lạ, dường như con hổ đó hiểu được nỗi lòng của tiên sinh, nó tỏ ra hết sức cảm động, quay đầu bỏ đi.

Dư Nhất Bằng về đến nhà, phụ thân của ông trước đó đã bị hôn mê bất tỉnh, không còn biết gì cả. Lạ thay, vừa lúc ông về đến liền tươi tỉnh trở lại, nói:

– Con yêu của cha! Trên đường con trở về có gặp hổ không?

Dư Nhất Bằng lấy làm lạ, hỏi lại:

– Quả là con có gặp hổ, nhưng làm sao cha biết được?

Người cha nói:

– Lúc nãy cha bị người ta bắt đưa xuống minh phủ, nghe hai người mặc áo lụa đào nói chuyện, mới biết được thọ mạng của cha đã hết. Song do lòng hiếu thuận của con nên khiến cho mãnh hổ cũng cảm động bỏ đi, mà cha đây cũng được sống thêm một giáp nữa.

Sau đó, bệnh tình của phụ thân ông quả nhiên thuyên giảm, rồi sống đúng một giáp nữa mới lìa trần.

(trích Đức Dục Cổ Giám)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
20/02/2012(Xem: 4225)
Cốt Nhục Của Thiền là một tác phẩm ghi lại 101 câu chuyện về thiền ở Trung Hoa và Nhật Bản - Trần Trúc Lâm dịch
18/02/2012(Xem: 14482)
Phần 01 1/ Tấm gương đạo hạnh muôn đời còn ghi 2/ Hương Trinh công chúa 3/ Tôn giả Bạt Ðà Lợi 4/ Mở mắt chiêm bao 5/ Ðại bố thí Phần 02 6/ Người làm mặt nạ 7/ Người chăn bò 8/ Chồn và sư tử 9/ Chim bồ câu và chàng đặt bẫy 10/ Quả cam oan nghiệt
18/02/2012(Xem: 13017)
Thiếu CHÁNH KIẾN trong sự tu hành chẳng khác gì một kẻ đi đường không có BẢN ĐỒ, không có ÁNH SÁNG rất dễ bị dẫn dụ đi theo đom đóm, ma trơi.
17/02/2012(Xem: 3922)
Truyền thuyết “Niêm hoa vi tiếu” không biết có từ lúc nào, chỉ thấy ghi chép thành văn vào đời Tống (960-1127) trong “Tông môn tạp lục” mục “Nhơn thiên nhãn”...
16/02/2012(Xem: 16192)
Những lúc vô sự, người góp nhặt thường dạo chơi trong các vườn Thiền cổ kim đông tây. Tiêu biểu là các vườn Thiền Trung Hoa, Việt Nam, Nhật Bản và Hoa Kỳ.
11/02/2012(Xem: 3225)
Nhìn lịch treo trên tường làm tôi nhớ lại chỉ còn đúng 60 ngày nữa là đến 30 tháng 4, tròn 40 năm ngày lịch sử Việt Nam sang một trang sử khác. Trang sử ghi lại hàng triệu kẻ vỗ tay reo mừng chiến thắng, tước đoạt được đất đai, tài sản của cải người miền Nam. Trong lúc đó cũng có hàng chục triệu người mắt lệ đổ thành sông; và cũng có hàng chục ngàn người bị giam cầm trong lao tù cải tạo; cũng có đến hàng vạn thây người đã nằm sâu dưới lòng đại dương. Chưa kể vài triệu người đang sống lưu vong ở hải ngoại cũng bị chính quyền cộng sản Việt Nam hồi đó xếp vào thành phần phản động, du đảng, đĩ điếm, cướp giựt, lười biếng lao động… nên phải trốn đi. Cộng sản đâu biết rằng, hàng triệu người muốn đi tìm hai chữ Tự Do bằng mọi giá mà thôi.
01/02/2012(Xem: 7464)
Video phim: Lục Tổ Huệ Năng, Đạo diễn: Lý Tác Nam. Thuyết minh: Huy Hồ, Chiếu Thành, Dũng, Nguyễn Vinh.
26/01/2012(Xem: 9760)
Người Việt vốn ít thương súc vật. Khi nuôi một con vật nào thường có mục đích: Như chó để giữ nhà, mèo bắt chuột, gà vịt heo... để ăn thịt. Tuy nhiên cũng có người nuôi chúng lâu ngày tình cảm nảy sinh, trong số đó có tôi. Nhưng tôi không cưng chiều chúng quá độ như người Âu, Mỹ mặc dù tình cảm đều như nhau.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]