Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

67. Con làm gì vậy? - What Are You Doing! What Are You Saying!

13/03/201113:16(Xem: 4780)
67. Con làm gì vậy? - What Are You Doing! What Are You Saying!

GÕ CỬA THIỀN
Tác giả: Thiền sư Muju - Nguyên Minh dịch và chú giải

67. Con làm gì vậy? - What Are You Doing! What Are You Saying!

In modern times a great deal of nonsense is talked about masters and disciples, and about the inheritance of a master’s teaching by favorite pupils, entitling them to pass the truth on to their adherents. Of course Zen should be imparted in this way, from heart to heart, and in the past it was really accomplished. Silence and humility reigned rather than profession and assertion. The one who received such a teaching kept the matter hidden even after twenty years. Not until another discovered through his own need that a real master was at hand was it learned that the teaching had been imparted, and even then the occasion arose quite naturally and the teaching made its way in its own right. Under no circumstance did the teacher even claim “I am the successor of So-and-so.” Such a claim would prove quite the contrary.

The Zen master Mu-nan had only one successor. His name was Shoju. After Shoju had completed his study of Zen, Mu-nan called him into his room. “I am getting old,” he said, “and as far as I know, Shoju, you are the only one who will carry on this teaching. Here is a book. It has been passed down from master to master for seven generations. I also have added many points according to my understanding. The book is very valuable, and I am giving it to you to represent your successorship.”

“If the book is such an important thing, you had better keep it,” Shoju replied. “I received your Zen without writing and am satisfied with it as it is.”

“I know that,” said Mu-nan. “Even so, this work has been carried from master to master for seven generations, so you may keep it as a symbol of having received the teaching. Here.”

The two happened to be talking before a brazier. The instant Shoju felt the book in his hands he thrust it into the flaming coals. He had no lust for possessions.

Mu-nan, who never had been angry before, yelled: “What are you doing?”

Shoju shouted back: “What are you saying?”

Con làm gì vậy?

Trong thời hiện đại người ta nói rất nhiều những điều vô nghĩa về các thiền sư và thiền sinh, và về sự kế thừa giáo pháp của bậc thầy bởi những đệ tử tâm đắc, cho phép họ trao truyền chân lý cho những đệ tử tiếp theo. Tất nhiên là thiền nên được truyền thừa theo cách trực tiếp, lấy tâm truyền tâm, và trong quá khứ điều này đã được thực hiện đúng như vậy. Vào thời ấy, sự lặng lẽ và khiêm tốn được thấy nhiều hơn là tính chuyên nghiệp và sự khẳng định. Người được truyền thừa một giáo pháp như thế sẽ giữ kín sự việc thậm chí cho đến hai mươi năm sau. Chỉ đến khi có một người nào khác trên đường cầu đạo khám phá ra được vị chân sư đang ở bên cạnh mình thì người ta mới biết là giáo pháp đã được truyền thụ. Và ngay cả khi đó thì sự việc cũng sẽ diễn tiến một cách hoàn toàn tự nhiên, và giáo pháp được truyền thừa theo đúng với ý nghĩa của nó. Trong bất cứ trường hợp nào, một vị thiền sư cũng không bao giờ tự tuyên bố rằng mình là người nối pháp của vị này, vị kia... Lời tuyên bố như thế thường chỉ chứng tỏ một điều ngược lại!

Thiền cư Mu-nan[81]chỉ có duy nhất một đệ tử kế thừa tên là Shoju.[82]Sau khi Shoju đã hoàn tất việc học thiền, ngài Mu-nan gọi ông vào phòng và nói: “Thầy đã già rồi, và theo nhận xét của thầy thì con là người duy nhất sẽ tiếp tục truyền nối giáo pháp. Đây là một tập sách đã được truyền lại qua bảy thế hệ các bậc tiên sư. Thầy cũng đã thêm vào trong này nhiều điều dựa theo sự hiểu biết của thầy. Tập sách này hết sức giá trị, và thầy sẽ trao nó cho con để chứng tỏ sự kế thừa của con.

Ngài Shoju đáp: “Nếu tập sách này quan trọng đến thế, tốt hơn là thầy nên giữ lấy nó. Con đã nhận được pháp thiền của thầy không cần văn tự và con hài lòng với pháp thiền như thế.”

Thiền sư Mu-nan nói: “Thầy vẫn biết thế, nhưng dù sao thì tác phẩm này cũng đã được truyền nối qua bảy đời tiên sư, nên con có thể giữ lấy nó như một biểu tượng của việc được truyền thừa giáo pháp. Đây, hãy cầm lấy.”

Tình cờ lúc ấy cả hai đang trò chuyện ngay phía trước một lò than hồng. Ngay khi Shoju vừa cầm được quyển sách vào tay, ông vất ngay vào ngọn lửa than đang cháy. Ông không một chút ham muốn sở hữu nó.

Thiền sư Mu-nan từ trước vốn chưa từng nổi giận, giờ thét lên: “Con làm gì vậy?”

Ngài Shoju cũng quát lại: “Thầy nói gì vậy?”

Viết sau khi dịch

Thiền sư Mu-nan sửng sốt trước việc làm của người đệ tử nên thét lên: “Con làm gì vậy?” Ngài Shoju cũng không kém kinh ngạc trước phản ứng của thầy nên quát lại: “Thầy nói gì vậy?” Cả hai đều hành xử đúng theo suy nghĩ và nhận thức của mình, chỉ có điều là những nhận thức ngay trong khi đó lại không cùng một điểm xuất phát!

Thiền tông xem trọng việc “dĩ tâm truyền tâm”, nhưng điều đó không có nghĩa là phủ nhận phương tiện truyền bá bằng văn tự, miễn là điều đó phải được nhìn nhận như một phương tiện mà thôi. Chính trong ý nghĩa đó mà ngài Mu-nan muốn giữ lại tập sách đã truyền nối qua bảy đời tiên sư. Người đệ tử tự mình đã thấu triệt được pháp thiền không văn tự của thầy nên không muốn rơi trở vào sự trói buộc của văn tự. Trong ý nghĩa đó mà ông ta đốt ngay tập sách. Cả hai người đều đúng, xét theo nhận thức của chính họ. Vì thế, giữ hay đốt đều tùy thuộc vào nhận thức của mỗi người.

Đây không phải là trường hợp duy nhất đã từng xảy ra. Tập sách Bích nham lục, một kiệt tác trong thiền môn, cũng đã từng bị đốt cháy không thương tiếc, thậm chí các bản sao của nó còn bị “truy sát” trong một thời gian dài!


58. Bắt giam Phật đá - Arresting the Stone Buddha

A merchant bearing fifty rolls of cotton goods on his shoulders stopped to rest from the heat of the day beneath a shelter where a large stone Buddha was standing. There he fell asleep, and when he awoke his goods had disappeared. He immediately reported the matter to the police.

A judge named O-oka opened court to investigate. “That stone Buddha must have stolen the goods,” concluded the judge. “He is supposed to care for the welfare of the people, but he has failed to perform his holy duty. Arrest him.”

The police arrested the stone Buddha and carried it into the court. A noisy crowd followed the statue, curious to learn what kind of a sentence the judge was about to impose.

When O-oka appeared on the bench he rebuked the boisterous audience. “What right have you people to appear before the court laughing and joking in this manner? You are in contempt of court and subject to a fine and imprisonment.” The people hastened to apologize. “I shall have to impose a fine on you,” said the judge, “but I will remit it provided each one of you brings one roll of cotton goods to the court within three days. Anyone failing to do this will be arrested.”

One of the rolls of cloth which the people brought was quickly recognized by the merchant as his own, and thus the thief was easily discovered. The merchant recovered his goods, and the cotton rolls were returned to the people.

Bắt giam Phật đá


Một thương gia mang theo 50 cuộn hàng vải bông dừng lại nghỉ ngơi để tránh cơn nắng trưa trong ngôi đền có dựng một tượng Phật lớn bằng đá. Anh ta ngủ quên ở đó, và khi thức giấc thì số hàng vải đã biến mất. Anh ta lập tức đến báo quan.

Vị quan tòa tên là O-oka, lập tức mở phiên tòa để điều tra sự việc. Ông ta kết luận: “Hẳn là ông Phật đá đã lấy cắp số hàng hóa này. Ông ta đáng lẽ phải chăm lo cho hạnh phúc của người dân, nhưng đã không làm tròn nhiệm vụ cao quý đó. Bắt giam ông ta ngay!”

Quân lính đến bắt tượng Phật đá và khiêng về công đường. Một đám đông ồn ào theo sau pho tượng, tò mò muốn biết xem quan tòa sẽ kết án như thế nào.

Khi O-oka vừa xuất hiện trên vị trí của quan tòa, ông lập tức quở trách đám đông đang huyên náo: “Các ngươi có quyền gì mà đến trước công đường nói cười ầm ĩ như thế? Các ngươi đã khinh thường tòa án, đều phải bị phạt vạ và tống giam.”

Tất cả mọi người đều vội vàng xin lỗi.

Vị quan tòa phán: “Ta phải phạt vạ các ngươi, nhưng ta có thể khoan hồng điều đó nếu mỗi người các ngươi mang đến đây một cuộn vải bông trong vòng 3 ngày. Nếu ai không có sẽ bị bắt giam.”

Người thương gia nhanh chóng nhận ra ngay một trong những cuộn vải được mang đến chính là hàng của anh ta, và do đó tên trộm được phát hiện một cách dễ dàng. Người thương gia nhận lại được hàng hóa của mình, và những cuộn vải bông khác được trả lại cho mọi người.

Viết sau khi dịch


Phật đá cũng bị bắt giam, người dân cười nói cũng bị phạt vạ! Chuyện nghe ra thật vô lý nhưng lại được biện giải một cách thật có lý! Tượng Phật được dựng lên là để tạo phúc cho dân, thế mà trộm cắp lại xảy ra ngay dưới chân tượng Phật. Không bắt ông thì bắt ai? Người dân phải tôn trọng luật pháp, thế mà lại đến trước tòa nói cười bỡn cợt, làm sao không phạt vạ? Thế nên phải ra lệnh bắt ông Phật đá và phạt vạ dân thường, đó là chuyện hư mà hóa thật!

Nhưng quả thật nhờ có ông Phật đá và những người dân kia mà kẻ trộm phải xuất đầu lộ diện. Mà việc này đã do kẻ trộm làm thì ông Phật đá với những người dân kia nào có tội gì? Thế nên chuyện thật lại hóa hư!

Chuyện thật hóa hư, chuyện hư hóa thật, thật thật hư hư khó lòng nói rõ! Nhưng cuối cùng thì kẻ trộm cũng đã bị bắt, nên dụng ý thật sự của quan tòa cũng được thấy rõ. Chuyện đời không thiếu những việc thật thật hư hư, chỉ cần chúng ta biết tĩnh tâm suy xét một cách sáng suốt thì có thể làm cho chuyện thật hóa hư, chuyện hư hóa thật. Trong chỗ hư hư thật thật đó mà nhận rõ được bản tâm, thấy được tự tánh mới chính là tông chỉ của thiền vậy.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
14/01/2011(Xem: 3468)
Nếu bảo tuổi trẻ là tuổi của rong chơi vui vẻ, của yêu đương mộng mơ, của lãng mạn...thì tôi không có được diễm phúc có tuổi trẻ. Chơi không dám chơi hết mình. Cười, không dám cười to. Nói năng e dè, đi đứng lủi thủi một mình, ít bạn bè thân...lúc nào cũng đầy mặc cảm nghèo khó, quê mùa. Đời tôi, do vậy, từ tốt nghiệp, ra đời, dù có nhiều lúc thăng trầm, nhưng hình như không có lúc nào cảm thấy...xuống chó cả, chỉ có lên voi thôi! Nguyện vọng tha thiết của Ba Mẹ tôi và cũng là hoài bảo lớn nhất của tôi, trong thời gian học ở trường trung học tỉnh lẻ Gò Cong, chỉ là làm sao được thi đậu vào trường Sư phạm để ra trường về làng dạy học.
13/01/2011(Xem: 21374)
Trong Đường Xưa Mây Trắng chúng ta khám phá ra Bụt là một con người chứ không phải là một vị thần linh. Đó là chủ tâm của tác giả...
09/01/2011(Xem: 11461)
Milarepa là Thánh St. Francis của Tây Tạng. Chúng ta không thể nhầm lẫn âm điệu của những ca khúc này với âm điệu của những ca khúc Fioretti...
07/01/2011(Xem: 8276)
Ngày nay, Buddhagay là nơi thu hút giới Phật giáo và các phái đoàn hành hương đến viếng thăm quanh năm. Như một điều kỳ diệu, Buddhagay , một ngôi làng tầm thường, cổ xưa đã được chuyển hoá trong chốc lát. Giờ đây, Buddhgay đang hoạt động mạnh mẽ trong đời sống, và một lần nữa, Buddhagay có triển vọng sẽ là một trung tâm của Phật giáo thế giới. Thánh tích "Bồ-đề Đạo Tràng" (Buddhagay hay còn gọi là Bodhgay ) là địa danh chỉ cho nơi Đức Phật đạt được quả vị giác ngộ tối thượng (Sambodhi). Buddhagay cách thị trấn Gay cũ sáu dặm về phía Bắc, ngày nay cũng được biết với tên Brahmagay , nơi chiêm bái của tín đồ Ấn giáo (Hinduism). Có lẽ tín đồ Ấn giáo đã thêm thuật ngữ ‘Brahma’ vào địa danh của thánh tích này để phân biệt với Buddhagay , thánh tích của Phật giáo. Buddhagaya bây giờ là một thị trấn thịnh vượng, phía bắc giáp với Haripur, phía đông giáp với Mastipur, Dhondowa, Bhalua and Turi, phía nam giáp với Rampur và phía đông giáp với dòng sông Lilajan. Đây là một hình thức
06/01/2011(Xem: 6362)
Tôi và chị chưa hề một lần gây thù chuốc oán với nhau. Vậy mà không hiểu sao ngay từ ngày chạm mặt đầu tiên ở trụ sở Hội Văn Học Nghệ Thuật Tỉnh, bỗng dưng tôi thấy ghét chị thậm tệ. Và nhìn ánh mắt, vầng trán nhăn nhíu, điệu bộ của chị khi đứng gần tôi vào lúc cuộc họp chuẩn bị khai mạc, tôi cảm nhận, thấy biết được chắc chắn rằng chị cũng chẳng ưa gì tôi, có thể là ghét cay ghét đắng tôi, còn hơn cái mức mà tôi ghét chị. Sao kỳ vậy? Đố kỵ tài năng sao? Không phải.
06/01/2011(Xem: 3926)
Sắp Tết đến nơi rồi. Ngồi bên vỉa hè ngập nắng trước ngôi chùa suốt ngày đóng cổng tam quan im ỉm tịch lặng, dì Thanh rơm rớm nước mắt nhìn dòng người ngược xuôi tấp nập trên đường, ai nấy cũng lăng xăng sắm sửa chuẩn bị tống tiễn năm cũ, còn dì thì cứ như bất động, muốn động đậy cũng không còn sinh lực để nhấc cử tay chân. Bây giờ có muốn lo toan đèo bòng cùng thiên hạ, sắm thứ này thứ nọ, thì dì cũng chẳng có tiền để mà đứng dậy đi ra chỗ chợ búa xôn xao trăm hàng khoe sắc. Dì cúi xuống nhìn bé Trang đang nằm ngủ thật vô tư trên manh chiếu rách nát
06/01/2011(Xem: 7155)
Sau kỳ nghỉ hè, trở vào hãng làm việc, không thấy Goga mang theo chó, tôi hỏi : - Ủa , chó của bạn đâu ? Goga, con nhỏ bạn người Nam Tư trả lời : - Chó của tôi còn bé quá, phải một tháng sau, tôi mới mang qua được. - Bạn gởi nó bằng bưu điện ? -Không, tôi sẽ trở về rước.
05/01/2011(Xem: 2892)
Nguyên Nguyễn Tịch, người đời nhà Tấn, là người rất ưa rượu và đàn. Làm quan rồi cáo bịnh về nhà, kết bạn cùng Kê Khang, Lưu Linh, Nguyễn Hàn...
05/01/2011(Xem: 3092)
Thắng trận, Sở Trang vương đời Xuân Thu truyền bày tiệc liên hoan, gọi là "Thái bình yến". Phàm các quan văn võ bất cứ cấp nào đều được tham dự.
04/01/2011(Xem: 51773)
QUYỂN 5 MÙA AN CƯ THỨ MƯỜI BỐN (Năm 574 trước TL) 91 CÁC LOẠI CỎ Đầu Xuân, khi trời mát mẻ, đức Phật tính chuyện lên đường trở về Sāvatthi. Thấy hội chúng quá đông, đức Phật bảo chư vị trưởng lão mỗi vị dẫn mỗi nhóm, mỗi chúng phân phối theo nhiều lộ trình, qua nhiều thôn làng để tiện việc khất thực. Hôm kia, trời chiều, cạnh một khu rừng, với đại chúng vây quanh, đức Phật ngắm nhìn một bọn trẻ đang quây quần vui chơi bên một đám bò đang ăn cỏ; và xa xa bên kia, lại có một đám trẻ khác dường như đang lựa tìm để cắt những đám cỏ xanh non hơn; ngài chợt mỉm cười cất tiếng gọi:
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]