Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

53. Người cho phải biết ơn - The Giver Should Be Thankful

13/03/201113:16(Xem: 5056)
53. Người cho phải biết ơn - The Giver Should Be Thankful

GÕ CỬA THIỀN
Tác giả: Thiền sư Muju - Nguyên Minh dịch và chú giải

53. Người cho phải biết ơn - The Giver Should Be Thankful

While Seisetsu was the master of Engaku in Kamakura he required larger quarters, since those in which he was teaching were over-crowded. Umezu Seibei, a merchant of Edo, decided to donate five hundred pieces of gold called ryo toward the construction of a more commodious school. This money he brought to the teacher.

Seisetsu said: “All right. I will take it.”

Umezu gave Seisetsu the sack of gold, but he was dissatisfied with the attitude of the teacher.

One might live a whole year on three ryo, and the merchant had not even been thanked for five hundred.

“In that sack are five hundred ryo.” hinted Umezu.

“You told me that before.” replied Seisetsu.

“Even if I am a wealthy merchant, five hundred ryo is a lot of money,” said Umezu.

“Do you want me to thank you for it?” asked Seisetsu.

“You ought to,” replied Umezu.

“Why should I?” inquired Seisetsu. “The giver should be thankful.”

Người cho phải biết ơn

Khi thiền sư Seisetsu giáo hóa ở chùa Engaku[63]tại Kamakura,[64]ngài cần có những giảng đường rộng hơn, vì những nơi ngài đang giảng dạy đều đã chật chội vì có quá đông người theo học. Một thương gia ở Edo[65]là Umezu Seibei quyết định sẽ tài trợ 500 đồng ryo vàng để xây dựng thêm một giảng đường rộng rãi hơn. Ông liền mang số tiền này đến gặp vị thiền sư.

Ngài Seisetsu nói: “Được rồi, tôi sẽ nhận.”

Umezu trao túi vàng cho ngài Seisetsu, nhưng ông ta không hài lòng với thái độ của vị thầy. Chỉ với 3 đồng ryo vàng là có thể đủ để một người sống trọn trong một năm, nhưng đưa ra đến 500 đồng ryo vàng mà ông ta thậm chí không nhận được cả một tiếng cảm ơn!

Ông ta nhắc khéo: “Trong túi đó có 500 ryo.”

Ngài Seisetsu đáp: “Lúc nãy ông có nói rồi.”

Umezu nói: “Dù tôi có là một thương gia giàu có thì 500 ryo vẫn là một món tiền rất lớn!”

Ngài Seisetsu hỏi: “Ông muốn tôi cảm ơn ông về việc này?”

Umezu đáp: “Vâng, thầy nên làm như thế mới hợp lẽ.”

Ngài Seisetsu hỏi vặn lại: “Sao lại là tôi? Người cho mới phải cảm ơn chứ!”

Viết sau khi dịch

Có những cách nghĩ tưởng như khác thường, chỉ vì quá đúng với sự thật! Hầu hết những nhận thức của thiền đối với cuộc sống này đều là những cách nghĩ như thế. Người thương gia muốn bỏ tiền ra để làm một việc tốt, cầu phước đức về sau – vì nếu không tin điều này, ông ta đã không làm như thế – thì tất nhiên ngài Seisetsu chính là người đã giúp ông thực hiện tâm nguyện. Nếu không có ngài, ông ta liệu có dùng số tiền ấy để mua phước đức được chăng? Vì thế, chính ông ta mới là người phải biết ơn vị thiền sư. Lại nói, ngài Seisetsu nhận số tiền ấy chẳng phải để dùng vào việc riêng, nên bản thân ngài chẳng có gì để phải cảm ơn cả. Tuy nhiên, khi làm đúng như thế thì hầu hết mọi người lại cho đó là chuyện ngược đời!

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
28/08/2011(Xem: 2945)
Diệu nhắm mắt lại, không biết mình đang mơ hay tỉnh. Phép lạ nào đã biến đổi tâm hồn Quảng đến không ngờ?
28/08/2011(Xem: 2709)
Mẹ tôi qua đời đã hơn 10 năm rồi, nhưng cái bếp thân yêu, như là chỗ ghi nhớ bóng dáng mẹ, thì vẫn được các em tôi dùng làm nơi đun nước hàng ngày...
23/08/2011(Xem: 2430)
Vào một năm không nhớ rõ năm nào, trời làm hạn hán khủng khiếp, nắng lửa hết tháng này đến tháng khác thiêu cháy cây cối...
23/08/2011(Xem: 5644)
Xưa có một gia đình rất đông con, đông đến nỗi bố mẹ không nhớ hết được tên từng đứa. Người chồng tên Đang, người vợ tên Phang.
23/08/2011(Xem: 2183)
Một ngày mùa hạ, trời mưa to nước lũ tràn về. Chàng đem củi đi chợ bán, vì nước lũ tràn về nhanh quá, không thể lội qua sông...
23/08/2011(Xem: 2555)
Ngày ấy có đôi bạn chí thân là Quắc và Nhân. Họ đều là con nhà học trò nghèo, lại đều mồ côi cha mẹ, Quắc được học nhiều hơn bạn...
23/08/2011(Xem: 3137)
Ngày đó trâu cùng nói một thứ tiếng với người. Nhờ thế người dùng lời nói để sai khiến con vật theo ý muốn của mình rất tiện.
05/08/2011(Xem: 14516)
Khi vua Tịnh Phạn hay tin Phật thành đạo, nhà vua và dòng họ Thích rất vui mừng. Lúc ấy, em trai vua vừa sanh hoàng tử và xin vua Tịnh Phạn đặt tên. Vua liền đặt tên Khánh Hỷ (Vui Mừng), tức là tên của ngài A Nan.
01/08/2011(Xem: 2788)
Bằng đức độ, lòng từ bi và trí tuệ siêu tuyệt, Nhị Tổ Pháp Loa chinh phục được mọi hạng người trong xã hội, từ vua quan đến quân sĩ...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]