Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

51. Thức ăn ngon - Sour Miso

13/03/201113:16(Xem: 4917)
51. Thức ăn ngon - Sour Miso

GÕ CỬA THIỀN
Tác giả: Thiền sư Muju - Nguyên Minh dịch và chú giải

51. Thức ăn ngon - Sour Miso

The cook monk Dairyo, at Bankei’s monastery, decided that he would take good care of his old teacher’s health and give him only fresh miso, a basic of soy beans mixed with wheat and yeast that often ferments. Bankei, noticing that he was being served better miso than his pupils, asked: “Who is the cook today?”

Dairyo was sent before him. Bankei learned, that according to his age and position he should eat only fresh miso. So he said to the cook: “Then you think I shouldn’t eat at all.” With this he entered his room and locked the door.

Dairyo, sitting outside the door, asked his teacher’s pardon. Bankei would not answer. For seven days Dairyo sat outside and Bankei within.

Finally in desperation an adherent called loudly to Bankei: “You may be all right, old teacher, but this young disciple here has to eat. He cannot go without food forever.”

At that Bankei opened the door. He was smiling. He told Dairyo: “I insist on eating the same food as the least of my followers. When you become the teacher I do not want you to forget this.”

Thức ăn ngon

Tại thiền viện của ngài Bankei,[61]ông tăng phụ trách việc ẩm thực là Dairyo hết lòng muốn chăm sóc tốt cho sức khỏe vị thầy già của mình nên chỉ cho ngài dùng toàn món miso tươi. Miso là một loại thực phẩm chủ yếu làm bằng đậu nành trộn với lúa mạch và men bia, thường để lên men.

Ngài Bankei nhận ra rằng mình đang được ăn món miso tốt hơn so với các đệ tử của mình, liền hỏi: “Hôm nay ai nấu bếp?”

Dairyo được gọi đến và thưa với thầy rằng, do nơi tuổi tác và cương vị của thầy, thầy chỉ nên ăn toàn loại miso tươi mà thôi. Ngài Bankei liền bảo ông: “Nói vậy tức là ông cho rằng ta không nên ăn gì cả.” Nói xong, ngài bước vào phòng và khóa cửa lại.

Dairyo ngồi ngoài cửa, luôn miệng xin thầy tha lỗi. Ngài Bankei không trả lời. Trong suốt bảy ngày, Dairyo ngồi mãi bên ngoài phòng và ngài Bankei vẫn khóa cửa ở trong.

Cuối cùng, một người đệ tử thất vọng kêu lên: “Có thể là thầy sẽ không sao, thưa thầy. Nhưng người đệ tử trẻ này cần phải được ăn. Anh ta không thể tuyệt thực mãi!”

Nghe như thế, ngài Bankei mở cửa, khuôn mặt nhoẻn một nụ cười. Ngài bảo Dairyo: “Ta yêu cầu phải được ăn cùng một loại thức ăn như những đệ tử thấp kém nhất của ta. Khi nào con trở thành một bậc thầy, ta muốn con đừng quên điều đó.”

Viết sau khi dịch

Chăm sóc tốt hơn cho sức khỏe của một vị thầy già thì có gì là sai? Nhưng vị thầy ấy lại không muốn được hưởng những đặc quyền ưu tiên hơn so với các đệ tử của mình. Thật ra, ngài không hề giận dỗi hay quở trách vị tăng nấu bếp, nhưng chỉ muốn dạy cho ông này – cũng như tất cả các đệ tử khác – một bài học quý giá mà thôi!

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
16/09/2011(Xem: 11406)
Tôi cảm động, vì sống trong đạo giải thoát tôi đã tiếp nhận được một thứ tình thiêng liêng, trong sáng; một thứ tình êm nhẹ thanh thoát đượm ngát hương vị lý tưởng...
12/09/2011(Xem: 3621)
Hồ Biểu Chánh (1884–1958), tên thật là Hồ Văn Trung, tự Biểu Chánh, hiệu Thứ Tiên; là một nhà văn tiên phong của miền Nam Việt Nam ở đầu thế kỷ 20. Ông sinh năm 1885 (trong giấy khai sinh ghi ngày 1 tháng 10 năm 1885) tại làng Bình Thành, tỉnh Gò Công (nay thuộc huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang). Ông xuất thân trong một gia đình nông dân, thuở nhỏ học chữ Nho, sau đó chuyển qua học quốc ngữ, rồi vào trường trung học ở Mỹ Tho và Sài Gòn. Năm 1905, sau khi đậu Thành chung, ông thi vào ngạch ký lục của Soái phủ Nam Kỳ; làm ký lục, thông ngôn, thăng dần đến đốc phủ sứ (1936), từng giữ chức chủ quận (quận trưởng) ở nhiều nơi. Ông vốn có tiếng thanh liêm, yêu dân, thương người nghèo khổ.
11/09/2011(Xem: 12434)
Tôi thức dậy trong một sự yên tĩnh như thế ấy ở Pomona. Tiếng chim hót vang rừng những không thể nói là tiếng ồn. Nó lại càng làm cho sự yên lặng thêm sâu hơn về bề sâu là khác.
06/09/2011(Xem: 10477)
Đóa sen, nếu nhìn dưới kính hiển vi và suy luận theo thiên văn học, là nền tảng của vũ trụ và cũng là một phương tiện giúp ta khám phá vũ trụ.
05/09/2011(Xem: 7456)
Điều tôi muốn là con đường đưa đến sự chấm dứt mọi đau khổ, một con đường đã được khám phá hơn hai ngàn năm trăm năm nay nhưng mãi đến thời gian gần đây tôi mới ý thức được nó.
05/09/2011(Xem: 6207)
Tinh thần Hoa Nghiêm từng dạy một câu rất thâm sâu nhưng chỉ cần lắng tâm là có thể nắm bắt được. Đó là: “Khoảnh khắc chứa đựng thiên thu”. Mỗi phút giây là mỗi thách thức của ta qua sự hiện hữu ở cõi Ta Bà này. Ta phải nghĩ thế nào để có chánh niệm, thở thế nào để có tỉnh thức, sống thế nào để có an lạc. Bước được một bước chân vào Tịnh Độ thì cần gì trăm năm?! Khoảnh khắc đó chính là thiên thu đấy.... Đức Phật là tiêu biểu tuyệt hảo về Từ, Bi, Hỷ Xả. Đó là Tứ Vô Lượng Tâm toàn bích, không một tỳ vết, thể hiện qua suốt cuộc đời thị hiện ta-bà của Ngài.
01/09/2011(Xem: 2747)
Lữ khách một mình trên lối mòn vào thung lũng An-nhiên. Núi rừng trùng điệp miền Bản-ngã-sơn huyền bí, nhàn nhạt ánh mặt trởi trên bóng lá thâm u. Mơ hồ đâu đó phảng phất khói lam ai đốt lau làm rẫy dưới sườn non.
31/08/2011(Xem: 12989)
Cám ơn nàng. Nàng đã đem lại cho ta SỰ THẬT. Nàng đã cho ta thấy cái phi lý của tưởng tượng. Ta sẽ không còn ôm giữ một hình ảnh nào, vì Phật đã dạy: Pháp còn phải bỏ huống chi phi pháp.
29/08/2011(Xem: 6961)
Cha cô vẫn nói, cô giống mẹ từ chân tơ, kẽ tóc, vừa xinh đẹp, vừa tài hoa. Cha thương nhớ mẹ bao nhiêu là yêu quí cô bấy nhiêu.
29/08/2011(Xem: 14080)
Bàng bạc khắp trong tam tạng kinh điển, hằng hà sa số mẩu truyện, đức Phật thường nhắc đến sự liên hệ giữa Ngài và các đệ tử, giữa chúng sanh và Ngài trong những kiếp quá khứ.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]