Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

47. Họa sĩ tham tiền - The Stingy Artist

13/03/201113:16(Xem: 5316)
47. Họa sĩ tham tiền - The Stingy Artist

GÕ CỬA THIỀN
Tác giả: Thiền sư Muju - Nguyên Minh dịch và chú giải

47. Họa sĩ tham tiền - The Stingy Artist

Gessen was an artist monk. Before he would start a drawing or painting he always insisted upon being paid in advance, and his fees were high. He was known as the “Stingy Artist.”

A geisha once gave him a commission for a painting. “How much can you pay?” inquired Gessen.

“Whatever you charge,” replied the girl, “but I want you to do the work in front of me.”

So on a certain day Gessen was called by the geisha. She was holding a feast for her patron.

Gessen with fine brushwork did the painting. When it was completed he asked the highest sum of his time.

He received his pay. Then the geisha turned to her patron, saying: “All this artist wants is money. His paintings are fine but his mind is dirty; money has caused it to become muddy. Drawn by such a filthy mind, his work is not fit to exhibit. It is just about good enough for one of my petticoats.”

Removing her skirt, she then asked Gessen to do another picture on the back of her petticoat.

“How much will you pay?” asked Gessen.

“Oh, any amount,” answered the girl.

Gessen named a fancy price, painted the picture in the manner requested, and went away.

It was learned later that Gessen had these reasons for desiring money:

A ravaging famine often visited his province. The rich would not help the poor, so Gessen had a secret warehouse, unknown to anyone, which he kept filled with grain, prepared for these emergencies.

From his village to the National Shrine the road was in very poor condition and many travelers suffered while traversing it. He desired to build a better road.

His teacher had passed away without realizing his wish to build a temple, and Gessen wished to complete this temple for him.

After Gessen had accomplished his three wishes he threw away his brushes and artist’s materials and retiring to the mountains, never painted again.

Họa sĩ tham tiền

Thiền sư Gessen[58]là một họa sĩ. Trước khi vẽ một bức tranh, ông luôn đòi hỏi phải được trả tiền trước với một giá rất cao. Mọi người thường gọi ông là “họa sĩ tham tiền”.

Có lần, một kỹ nữ đặt ngài vẽ một bức tranh. Ông hỏi: “Cô trả được bao nhiêu?”

Cô gái trả lời: “Ông muốn bao nhiêu cũng được, nhưng ông phải vẽ trước mặt tôi.”

Thế là, một ngày kia cô kỹ nữ cho gọi ông đến. Cô ta đang chiêu đãi một khách làng chơi.

Gessen vẽ bức tranh với một phong cách tuyệt vời. Khi vẽ xong, ông đòi một giá cao nhất thời bấy giờ!

Sau khi trả tiền, cô kỹ nữ quay sang nói với người khách của mình: “Người họa sĩ này chỉ biết tham tiền. Những bức tranh của ông ta rất đẹp, nhưng tâm hồn ông ta thật bẩn thỉu. Tiền bạc đã làm cho tâm hồn ông ta lấm bùn. Một tác phẩm xuất phát từ tâm hồn nhơ nhớp đến thế không xứng đáng để được trưng bày. Nó chỉ đáng để trang trí trên đồ lót của tôi thôi.”

Rồi cô ta cởi váy ra và bảo Gessen vẽ một bức tranh khác phía sau váy lót của mình.

Gessen hỏi: “Cô trả tôi bao nhiêu?”

Cô gái đáp: “Ồ, bao nhiêu cũng được.”

Gessen đòi một giá cực kỳ cao rồi vẽ bức tranh đúng theo yêu cầu, Xong, ông bỏ đi.

Chỉ về sau người ta mới biết được rằng ngài Gessen có 3 lý do sau đây để tham tiền:

1. Nạn đói khủng khiếp thường xảy ra ở quê ngài. Những người giàu lại không giúp đỡ người nghèo, nên ngài Gessen đã lập một nhà kho bí mật, không ai biết. Ở đó ngài cất giữ lương thực, chuẩn bị cứu giúp khi những trận đói ngặt nghèo xảy ra.

2. Con đường từ làng ngài đến ngôi Quốc tự rất xấu và nhiều khách bộ hành phải khổ sở khi đi qua đó. Ngài muốn làm một con đường tốt hơn.

3. Vị thầy của ngài đã viên tịch mà không thực hiện được ước nguyện xây dựng một ngôi chùa, và ngài Gessen muốn hoàn tất tâm nguyện của thầy.

Sau khi cả 3 điều trên đã hoàn tất, ngài Gessen vất bỏ cọ vẽ và tất cả những đồ dùng vẽ tranh, lui về ẩn trong một dãy núi và không bao giờ vẽ tranh nữa.

Viết sau khi dịch

Bị làm nhục bởi một người kỹ nữ theo cách như thế, dù là một họa sĩ thông thường hẳn cũng không sao chịu nổi, đừng nói là một vị tăng! Thế nhưng ngài Gessen vẫn có thể an nhiên bất động trước mọi sự việc, chỉ một lòng hoàn thành những tâm nguyện cao quý của mình, có thể nói là ngài đã đạt được sự giải thoát tâm ý ngay trong những triền phược của đời sống.

Những kẻ tầm thường quả là không sao thấu hiểu được tâm nguyện và hành trạng của một vị Bồ Tát độ sinh!

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
22/05/2011(Xem: 2121)
Một bà mẹ đang ngồi bên đứa con thơ. Bà rất buồn vì đang lo đứa con bà chết mất. Đứa bé xanh rớt đã nhắm nghiền đôi mắt và đang thoi thóp.
22/05/2011(Xem: 2363)
Con sông Gu-đơ-na xinh đẹp và trong vắt chảy qua miền Bắc bán đảo Jutland, chạy dọc theo một cánh rừng bát ngát, rải sâu vào hậu phương.
22/05/2011(Xem: 2499)
Đêm nay là đêm giao thừa, trời lạnh như cắt, tuyết rơi không ngừng. Một cô gái nhỏ lang thang trên con đường trong đêm đen và giá buốt.
12/05/2011(Xem: 2208)
Trong một ngôi nhà, cạnh Hoàng trường mới, phố Đông, thành Côpenhagơ, chủ nhà đang tiếp khách. Khách hôm ấy rất đông...
12/05/2011(Xem: 4694)
Cung điện của Hoàng đế đẹp nhất trần gian, làm bằng một loại sứ rất quý, nhưng dễ vỡ, mỗi khi chạm đến phải thật nhẹ tay...
12/05/2011(Xem: 2468)
Xưa có một cô bé, người cô bé tí teo, bé và xinh như một con búp bê. Nhà cô nghèo, không sắm nổi cho cô đôi giày.
12/05/2011(Xem: 2443)
Tại nhà ông lái buôn giàu có nhất trong tỉnh tụ tập một đám trẻ, con cái các gia đình giàu có và quyền quý. Ông lái buôn là người có học...
09/05/2011(Xem: 3060)
Những giọt lệ của A Tư Đà là kết tinh của chí nguyện, ưu tư và sự tha thiết của một hành giả đã dành trọn đời mình để tầm cầu chân lý tối hậu.
09/05/2011(Xem: 14342)
"Tây phương không có ngày Vu Lan nhưng cũng có Ngày Mẹ (Mother's Day) mồng mười tháng năm (năm đó). Tôi nhà quê không biết cái tục ấy. Có một ngày tôi đi với Thầy Thiên Ân tới nhà sách ở khu Ginza ở Ðông Kinh (Tokyo), nửa đường gặp mấy người sinh viên Nhật, bạn của thầy Thiên Ân. Có một cô sinh viên hỏi nhỏ Thầy Thiên Ân một câu, rồi lấy ở trong sắc ra một bông hoa cẩm chướng màu trắng cài vào khuy áo tràng của tôi. Tôi lạ lùng, bỡ ngỡ, không biết cô làm gì, nhưng không dám hỏi, cố giữ vẻ tự nhiên, nghĩ rằng có một tục lệ chi đó. Sau khi họ nói chuyện xong, chúng tôi vào nhà sách, thầy Thiên Ân mới giảng cho tôi biết đó là Ngày Mẹ, theo tục Tây phương. Nếu anh còn mẹ, anh sẽ được cài một bông hoa màu hồng trên áo, và anh sẽ tự hào được còn mẹ. Còn nếu anh mất mẹ, anh sẽ được cài trên áo một bông hoa trắng..."
09/05/2011(Xem: 19788)
Bài giảng cuối cùng, Câu chuyện xúc động về Giáo sư Randy --Cuốn sách mà bạn sắp đọc đây là 53 ngày sau đó nữa, là cách GS Randy Pausch tiếp tục những gì ông đã bắt đầu trên giảng đường hôm ấy, với sự giúp đỡ của nhà báo Jeffrey Zaslow. Hằng ngày vẫn đạp xe để tập luyện, trong 53 lần đạp xe như vậy ông đã trò chuyện với Jeffrey Zaslow qua điện thoại di động. Zaslow đã chuyển những câu chuyện thành cuốn sách này. Ngày 8-4-2008, sách được phát hành tại Mỹ. Hơn ba tháng sau, ngày 25-7-2008, gs Randy Pausch qua đời.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]