Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

37. Ấn tống kinh điển - Publishing the Sutras

13/03/201113:16(Xem: 5589)
37. Ấn tống kinh điển - Publishing the Sutras

GÕ CỬA THIỀN
Tác giả: Thiền sư Muju - Nguyên Minh dịch và chú giải

37. Ấn tống kinh điển - Publishing the Sutras

Tetsugen, a devotee of Zen in Japan, decided to publish the sutras, which at that time were available only in Chinese. The books were to be printed with wood blocks in an edition of seven thousand copies, a tremendous undertaking.

Tetsugen began by traveling and collecting donations for this purpose. A few sympathizers would give him a hundred pieces of gold, but most of the time he received only small coins. He thanked each donor with equal gratitude. After ten years Tetsugen had enough money to begin his task.

It happened that at that time the Uji River overflowed. Famine followed. Tetsugen took the funds he had collected for the books and spent them to save others from starvation. Then he began again his work of collecting.

Several years afterwards an epidemic spread over the country. Tetsugen again gave away what he had collected, to help his people.

For a third time he started his work, and after twenty years his wish was fulfilled. The printing blocks which produced the first edition of sutras can be seen today in the Obaku monastery in Kyoto.

The Japanese tell their children that Tetsugen made three sets of sutras, and that the first two invisible sets surpass even the last.

Ấn tống kinh điển

Ngài Tetsugen[49]là một người Nhật đã dành trọn cuộc đời mình cho việc tu thiền. Vào thời ấy, kinh điển chỉ có ở dạng chữ Hán, và ngài quyết định thực hiện việc ấn tống kinh điển. Toàn bộ kinh điển sẽ được in bằng các bản khắc gỗ, với số bản in lên đến 7.000 bản. Quả là một công trình hết sức lớn lao.

Ngài Tetsugen khởi sự bằng cách đi khắp nơi quyên góp tiền cho công việc này. Cũng có một số ít người hiểu được ý nghĩa công trình và góp vào cả trăm đồng tiền vàng, nhưng đại đa số chỉ trao cho ngài những đồng xu nhỏ nhoi. Dù vậy, ngài bày tỏ một sự biết ơn như nhau đối với tất cả những người đã góp tiền. Sau mười năm dài, ngài Tetsugen đã nhận được đủ tiền để bắt đầu công việc.

Tình cờ vào lúc đó lại có một trận lụt lớn do nước sông Uji dâng cao, kéo theo sau là nạn đói. Ngài Tetsugen mang toàn bộ số tiền đã quyên góp được cho việc in kinh dành trọn vào việc cứu đói. Rồi ngài lại bắt đầu công việc quyên góp.

Nhiều năm sau đó, một trận dịch bệnh lan tràn khắp nước. Ngài Tetsugen lại dùng tất cả tiền đã quyên góp được để cứu giúp mọi người.

Và ngài lại bắt đầu việc quyên góp lần thứ ba. Sau hai mươi năm thì ý nguyện của ngài thành tựu. Các bản gỗ được dùng để in ra tạng kinh điển đầu tiên ngày nay vẫn còn được thấy tại chùa Ơbaku ở Kyoto.

Những người dân Nhật thường dạy con cái họ rằng, ngài Tetsugen đã thực hiện được đến ba bộ kinh, và hai bộ đầu tiên không thể nhìn thấy được nhưng còn hơn cả bộ thứ ba!

Viết sau khi dịch

Đức Phật để lại kinh điển với mục đích duy nhất là giúp tất cả mọi người được thoát khổ. Nhưng nếu người ta không biết động lòng trước cảnh khổ của người khác thì việc in ấn kinh điển phỏng có tác dụng gì? Một người bạn đang sống ở Hoa Kỳ kể với tôi rằng, khi nghe tin quê nhà xảy ra bão lụt, có một vị tăng đã bán cả ngôi chùa mình đang trụ trì để gửi tiền về nước cứu trợ! Khi đọc chuyện này, tôi bỗng dưng nhớ đến vị tăng ấy và thấy hết lòng khâm phục. Tiếc thay, vẫn còn không ít những nơi khác người ta bo bo giữ chặt hàng tỷ bạc để chuẩn bị cho việc xây cất đồ sộ hơn mà không nghĩ rằng những đồng tiền ấy có thể cứu giúp được rất nhiều người!

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
18/06/2013(Xem: 11152)
Tôi về chùa Viên Giác tham dự lễ Phật Đản lần này không rõ là lần thứ mấy. Mặc dù nhằm cơn sốt bóng đá tổ chức ngay tại Đức, số lượng Phật tử về chùa vẫn không thay đổi. Vẫn người qua lại tấp nập. Vẫn khói hương nghi ngút trong lẫn ngoài sân chùa. Vẫn các hàng quán bốc lên mùi thơm của bún „bò“ Huế chay, bắp luộc, bún riêu, phở, chè, cháo v.v.
06/06/2013(Xem: 14935)
Đại ý bài kinh đại khái nói về việc ngài Anan thưa hỏi đức Thế Tôn về việc phụng sự Phật pháp là kiết tường hay hung tai? HT Thích Minh Thông
05/06/2013(Xem: 10316)
Một bữa nọ, Hòa Thượng và chú Tiểu cùng đi hóa duyên. Hai thầy trò đi, đi mãi như thế mà không biết đã vượt qua bao nhiêu núi non trùng điệp, những rừng cây bạt ngàn hun hút. Hòa Thượng ung dung tự tại đi trước, chú Tiểu vai mang tay nãi lẽo đẽo theo sau, hai người cùng săn sóc bầu bạn lẫn nhau.
23/05/2013(Xem: 3769)
Hồi ấy có một người gánh nước, mang hai chiếc bình ở hai đầu một cái đòn gánh trên vai. Một trong hai bình ấy bị vết nứt, còn bình kia thì tuyệt hảo, luôn mang về đầy một bình nước. Cuối đoạn đường dài, từ con suối về nhà, chiếc bình nứt lúc nào cũng chỉ còn một nửa bình nước. Suốt hai năm tròn, ngày nào cũng vậy, người gánh nước chỉ mang về có một bình rưỡi nước.
11/04/2013(Xem: 11606)
Căn nhà lá xiêu vẹo mục nát bên bờ ao, ra vào chỉ có hai mẹ con. Mẹ buôn gánh bán bưng, tảo tần hôm sớm; đứa con trai còn nhỏ dại, đỡ đần mẹ những việc lặt vặt hàng ngày.
11/04/2013(Xem: 8344)
Trong xã hội loài người, không có mối quan hệ nào thiêng liêng hơn mối quan hệ giữa Mẹ và con. Tuy nhiên, có những trường hợp cá biệt mà mối liên hệ thiêng liêng này đã bị phá vỡ một cách đau đớn, man rợ và tàn nhẫn bởi những đứa con ngu muội và ác độc. Câu chuyện Trái Tim Của Mẹ, được trích dẫn từ truyện cổ Ý (Italia) sau đây kể về một đứa con đã cố tình dẫm nát mối thâm tình khiến cho bao nhiêu người, kể cả những kẻ thô bạo và cứng rắn nhất đều phải rơi lệ.
11/04/2013(Xem: 20773)
Bao giờ chúng sanh còn đau khổ còn sanh tử luân hồi, thì lòng từ ứng hiện của Bồ Tát Quán Âm vẫn biến hiện mãi mãi để cứu độ dẫn dắt chúng sanh ra khỏi luân hồi đau khổ.
11/04/2013(Xem: 5449)
Có một số trẻ em được sinh ra nhưng chẳng may bị khuyết tật hoặc bạo bệnh. Những em may mắn hơn thì vẫn được cha, mẹ nuôi nấng. Những em còn lại thì bị bỏ rơi... Nếu chúng ta là những đứa trẻ bị bỏ rơi thì chúng ta hẳn sẽ rất buồn và đành chấp nhận vì chúng ta không có sự lựa chọn khác. Ngược lại, thì chúng ta sẽ là những đứa trẻ hạnh phúc nhất.
10/04/2013(Xem: 7977)
Có một vị bồ-tát rất tầm thường ở trong nhà của tôi, nhà của các bạn, nhà của mọi gia đình ở xứ này. Vị bồ-tát ấy cũng có mặt ở các văn phòng, hãng xưởng, bệnh viện, trường học, v.v… từ tư nhân đến công quyền. Ở nơi sang trọng thì ăn mặc gọn ghẽ, hình dáng thon thả, nhẹ nhàng; ở nơi xập xệ thì hơi cồng kềnh, luộm thuộm một chút. Nhưng vẫn cái dáng đó, ai nhìn vào cũng nhận ra.
10/04/2013(Xem: 7457)
Đức Phật Thích Ca Mâu Ni là một Đức Phật lịch sử, Ngài sinh ra tại Ấn Độ; cho nên cách phục sức cũng giống như người Ấn Độ thuở bấy giờ cách đây hơn 2.500 n ăm về trước.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]