Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

11. The Story of Shunkai

13/03/201113:16(Xem: 4896)
11. The Story of Shunkai

GÕ CỬA THIỀN
Tác giả: Thiền sư Muju - Nguyên Minh dịch và chú giải

11. The Story of Shunkai

The exquisite Shunkai whose other name was Suzu was compelled to marry against her wishes when she was quite young. Later, after this marriage had ended, she attended the university, where she studied philosophy.

To see Shunkai was to fall in love with her. Moreover, wherever she went, she herself fell in love with other. Love was with her at the university, and afterwards, when philosophy did not satisfy her and she visited a temple to learn about Zen. The Zen students fell in love with her. Shunkai’s whole life was saturated with love.

At last in Kyoto she became a real student of Zen. Her brothers in the sub-temple of Kennin praised her sincerity. One of them proved to be a congenial spirit and assisted her in the mastery of Zen.

The abbot of Kennin, Mokurai, Silent Thunder, was severe. He kept the precepts himself and expected his priests to do so. In modern Japan whatever zeal these priests have lost for Buddhism they seem to have gained for having wives. Mokurai used to take a broom and chase the women away when he found them in any of the temples, but the more wives he swept out, the more seemed to come back.

In this particular temple the wife of the head priest became jealous of Shunkai’s earnestness and beauty. Hearing the students praise her serious Zen made this wife squirm and itch. Finally she spread a rumor about Shunkai and the young man who was her friend. As a consequence he was expelled and Shunkai was removed from the temple.

“I may have made the mistake of love,” thought Shunkai, “but the priest’s wife shall not remain in the temple either if my friend is to be treated so unjustly.”

Shunkai the same night with a can of kerosene set fire to the five-hundred-year old temple and burned it to the ground. In the morning she found herself in the hands of the police.

A young lawyer became interested in her and endeavored to make her sentence lighter. “Do not help me,” she told him. “I might decide to do something else which would only imprison me again.”

At last a sentence of seven years was completed, and Shunkai was released from the prison, where the sixty-year-old warden also had become enamored of her.

But now everyone looked upon her as a “jailbird.” No one would associate with her. Even the Zen people, who are supposed to believe in enlightenment in this life and with this body, shunned her. Zen, Shunkai found, was one thing and the followers of Zen quite another. Her relatives would have nothing to do with her. She grew sick, poor, and weak.

She met a Shinshu priest who taught her the name of the Buddha of Love and in this Shunkai found some solace and peace of mind. She passed away when she was still exquisitely beautiful and hardly thirty years old.

She wrote her own story in a futile endeavor to support herself and some of it she told to a woman writer. So it reached the Japanese people. Those who rejected Shunkai, those who slandered and hated her now read of her life with tears of remorse.

Chuyện nàng Shunkai

Nàng Shunkai[14]xinh đẹp còn có tên gọi là Suzu, khi còn rất trẻ đã bị ép buộc phải lập gia đình, dù nàng không ưng thuận. Sau khi cuộc hôn nhân này tan vỡ, nàng bắt đầu theo học môn triết ở một trường đại học.

Nàng quá đẹp nên ai nhìn thấy cũng đem lòng yêu. Hơn nữa, chính nàng cũng nảy sinh tình yêu với người khác ở khắp nơi. Nàng sống trong tình yêu suốt thời gian ở trường đại học. Rồi sau đó, khi không thỏa mãn với triết học, nàng tìm đến một ngôi chùa để học về thiền. Tại đây, các thiền sinh lại đem lòng yêu nàng. Cả cuộc đời Shunkai luôn thấm đẫm tình yêu!

Cuối cùng, nàng trở thành một thiền sinh thực sự ở Kyoto. Các vị sư huynh ở thiền viện chi nhánh của Kennin đều ca ngợi sự chân thành của nàng. Một người trong số đó tỏ ra rất tương đắc và đã giúp nàng am hiểu về thiền.

Vị Viện chủ của thiền viện Kennin tên là Mokurai, trong tiếng Nhật có nghĩa là “tiếng sấm im lặng”. Ông là một người rất nghiêm khắc. Ông tự mình nghiêm trì giới luật và đòi hỏi các tăng sĩ trong thiền viện của ông cũng phải vậy. Trong thời hiện đại ở Nhật, bầu nhiệt huyết mà các tăng sĩ đã mất đi đối với đạo Phật dường như lại trở nên sôi sục khi họ theo đuổi đời sống có gia đình! Ngài Mokurai thường cầm chổi rượt đuổi những người phụ nữ khi thấy họ xuất hiện ở bất cứ thiền viện nào (thuộc Kennin). Nhưng ngài càng xô đuổi thì dường như họ lại càng trở lại nhiều hơn!

Tại thiền viện chi nhánh nơi nàng Shunkai tu tập, bà vợ của vị sư trưởng trở nên ghen ghét với lòng nhiệt thành và sắc đẹp của nàng. Khi nghe các thiền sinh ca ngợi việc hành thiền nghiêm cẩn của nàng, bà càng thấy lúng túng, khó chịu. Cuối cùng, bà phao tin rằng Shunkai dan díu với một tăng sinh trẻ, bạn của nàng. Kết quả là anh tăng sinh này bị trục xuất và Shunkai cũng bị đuổi ra khỏi thiền viện.

Nàng Shunkai suy nghĩ: “Dù ta có mắc lỗi về chuyện yêu đương thì bà vợ ông sư trưởng cũng không thể ở lại thiền viện này nếu như bạn ta bị đối xử quá bất công như vậy.”

Và ngay trong đêm ấy, nàng mang một thùng dầu hỏa đến châm lửa đốt rụi ngôi thiền viện cổ đã 500 năm tuổi này. Sáng hôm sau, nàng bị nhà cầm quyền bắt giam.

Một luật sư trẻ quan tâm đến nàng và đã cố gắng làm giảm nhẹ bản án. Nhưng nàng bảo anh ta: “Đừng giúp tôi! Biết đâu tôi sẽ quyết định làm một việc gì khác nữa và cũng sẽ vào tù lại thôi.”

Cuối cùng, bản án 7 năm tù cũng trôi qua, và Shunkai được thả ra khỏi nhà tù, chia tay với người cai tù 60 tuổi đã đem lòng yêu nàng say đắm!

Nhưng giờ đây mọi người đều nhìn nàng như một kẻ mang tiền án “vào tù ra tội”. Không ai muốn gần gũi nàng! Ngay cả những người trong nhà thiền cũng xa lánh nàng, dù họ được cho là luôn tin vào sự giác ngộ ngay trong kiếp này, với thân xác này. Shunkai chợt nhận ra rằng, thiền học là một chuyện, và những người học thiền lại là một chuyện hoàn toàn khác! Bà con thân thuộc cũng không ai muốn liên hệ gì với nàng. Nàng ngã bệnh, trở nên nghèo nàn và yếu đuối.

Rồi nàng gặp một tăng sĩ thuộc phái Shinshu.[15]Vị này dạy nàng pháp môn niệm danh hiệu đức Phật A-di-đà, nhờ đó nàng tìm được đôi chút khuây khỏa và thanh thản. Nàng qua đời khi nhan sắc vẫn còn tuyệt đẹp và chưa tròn 30 tuổi!

Nàng đã ghi chép lại chuyện đời mình trong một nỗ lực vô vọng nhằm động viên chính mình và cũng kể lại phần nào cho một nhà văn nữ. Nhờ vậy mà câu chuyện đời nàng đã được người dân Nhật biết đến. Những người trước đây đã từng từ khước Shunkai, đã từng phỉ báng và ghét bỏ nàng, giờ đây đều đọc lại câu chuyện đời nàng với những giọt nước mắt ăn năn hối tiếc!

Viết sau khi dịch

Với một nhan sắc bẩm sinh và một tâm hồn đa cảm, chuyện đời nàng Shunkai thấm đẫm hương vị tình yêu cũng là chuyện dễ hiểu. Tuy nhiên, điều này không đủ để tạo nên bi kịch, vì nàng hoàn toàn có thể trở nên một quý phu nhân giàu sang quyền quý, nếu như nàng muốn thế. Nhưng vì ngay từ khi còn trẻ nàng đã muốn khước từ cuộc sống gia đình và ấp ủ một sự khát khao đi tìm chân lý, thể hiện qua việc theo học triết học và rồi từ bỏ triết học để đến với thiền, nên cuộc đời nàng mới tràn ngập những sóng gió biến động.

Tiếc thay! Nàng đã không có đủ cơ duyên để gặp được những pháp khí chân thật của thiền môn, nên đã không thể chuyển hóa được những nhân tố khổ đau trong cuộc đời mình. Dù vậy, phải thừa nhận là nàng đã sống hết sức mình, và đã làm được tất cả những gì có thể!

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
12/07/2020(Xem: 8273)
Mẹ từ giã cõi đời vào những ngày cuối năm biến không khí đón tết vui tươi giờ đây càng thêm lặng lẽ. Nhìn Cha già ngồi niệm Phật, cúng lễ phẩm mỗi ngày 3 lần cho Mẹ, trông ra phía trước sân những chậu vạn thọ hoa đã nở tròn, khiến tôi càng thấy buồn và nhớ Mẹ nhiều hơn. Tôi ngồi xem mấy món đồ Mẹ để lại được đựng trong chiếc hộp gỗ đã bạc màu, lòng tôi cảm xúc dâng trào khi nhìn thấy xâu chuỗi bằng hạt bồ đề tự tay tôi làm và những lá thư tôi viết gởi về thăm Mẹ cũng như những bài thơ võ vẽ tập làm từ tuổi ấu thơ. Những bài thơ từ khi tôi viết đến khi Mẹ qua đời đã gần hai mươi năm, tưởng chừng đã hư mất thuở nào nhưng được Mẹ gói trong mấy lớp bao ni lông thì giờ đây cũng đã ố vàng. Đây là rất ít số bài thơ còn sót lại trong thời tuổi thơ của tôi. Cảm xúc nhớ Mẹ dâng trào theo từng câu chữ, những kỷ niệm thuở ấu thơ bên Mẹ hiền đầm ấm, hồn nhiên, hạnh phúc biết bao. Đặc biệt, “Đôi Gánh trên vai Mẹ” là một trong những hình ảnh thiêng liêng của cuộc đời và là nguồn động lực vô cùng lớn
10/07/2020(Xem: 8131)
Hồi tháng Giêng năm nay, ông Mohan Paswan, một tài xế xe thồ tuk-tuk, bị thương trong một tai nạn giao thông. Ông tạm trú ở Gurugram, ngoại ô thủ đô New Delhi, nơi ông suốt ngày hành nghề chở khách bằng chiếc xe cà tàng có gắn máy. Tiền kiếm được ông gửi về quê nuôi vợ con ở Bihar, tiểu bang miền đông Ấn Độ, cách xa đến 700 dặm (trên 1.100 km.) Sau tai nạn, ông Paswan không thể tiếp tục chạy xe để kiếm tiền, không những thế ông cần sự săn sóc. Cô con gái ông, Jyoti Kumari, 15 tuổi, nghe tin liền nhảy lên tàu lửa đi tìm cha rồi ở cạnh ông để chăm lo. Thế rồi cơn đại dịch xảy ra.
02/07/2020(Xem: 5343)
- Chú An ơi, chú còn pin không cho tôi xin với? - Ô, hết rồi Cụ ơi, con cũng không có tiền để mua pin mới! Thôi Cụ chịu khó nghỉ nghe tin tức vài hôm nha, có tiền con sẽ mua cho Cụ! Ông Cụ mắt nhìn vào chiếc radio buồn buồn, cúi đầu xuống rồi lại ngước lên, trông thật tội! -Thì cũng đành vậy thôi. Cám ơn Chú! Cụ có chiếc radio đã cũ lắm rồi, khổ cỡ của nó bằng cuốn vở học trò, cái cần ăng ten đã sứt từ lâu, ông tự chế lại bằng cọng căm xe đạp khiến tiếng nói nghe khàn khàn, thỉnh thoảng ông phải đập đập vào tay nó mới có âm thanh; màu sơn bây giờ cũng phai gần hết, lốm đốm, thay vào đó, mồ hôi tay, nhiều chỗ dính chút xi măng, lấm tấm đất…và thời gian đã làm chiếc radio của ông trông thật tội! Ngày nào cũng vậy, cứ hai lần sáng tối, ông nhìn chiếc đồng hồ treo trên vách đất, đến giờ đài phát thanh thời sự là ông mở radio. Thời gian đầu, mấy Chú lo lắng, vì theo sự quy định của Sư Phụ thì tất cả những chú Tiểu mới vào chùa đều không được phép sử dụng bất cứ loại máy thu
29/06/2020(Xem: 6580)
Cụ Phó Bảng Nguyễn Sinh Sắc còn lưu lại một câu đối đậm thiền vị tại ngôi chùa cổ Hội Khánh, nơi đặt Trụ sở Ban Trị Sự Tỉnh Hội Phật Giáo Bình Dương: “Đại đạo quảng khai thố giác khuê đàm để nguyệt Thiền môn giáo dưỡng, qui mao thằn thụ đầu phong” Tạm dịch: Mở rộng đạo lớn như sừng thỏ như mò trăng đáy nước Nuôi dưỡng mái chùa như lông rùa như cột gió đầu cây. Chùa xây dựng từ thế kỷ XVIII (1741), 1861 chùa đã bị chiến tranh tàn phá thiêu hủy. Đến năm 1868, chùa được xây dựng lại ở vị trí hiện nay với khuôn viên trên 1.200m2.
28/06/2020(Xem: 23512)
Bức tượng được sơn son thếp vàng, tạc hình ảnh một nhà vua mặc triều phục đang quỳ gập người, hai bàn tay cung kính mở rộng để trên mặt đất, còn bên trên lưng là một pho tượng Phật cao lớn ngồi trên tòa sen nằm đè lên.
25/06/2020(Xem: 5601)
Thầy tôi là Giáo Thọ về môn Lịch Sử Phật Giáo và Cổ Đại Hán Ngữ trường Cao- Trung Phật Học Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu. Thầy có trí nhớ rất tốt, ngoài lĩnh vực chuyên môn thì hầu như “bỏ túi” nhiều bộ tiểu thuyết Lịch sử nổi tiếng của Trung Quốc như Đông Chu Liệt Quốc, Hán Sở Tranh Hùng, Tam Quốc Diễn Nghĩa, Thủy Hử .v.v…Và đây là những viên kẹo tinh thần mà Thầy tôi thường thưởng cho huynh đệ chúng tôi trong lúc làm việc. Tưởng chừng những câu chuyện đó đã trôi vào dĩ vãng theo những năm tháng đầy biến động của cuộc đời, nhưng thật kỳ diệu tất cả dường như đều được sắp xếp lại gọn gàng trong ký ức của tôi như những món quà tâm linh và cùng lớn dần với dòng đời. Thời gian qua, thế giới đang oằn mình giữa cơn đại dịch Covid-19.
18/06/2020(Xem: 3890)
Phiên đại triều của Thiên Đình cứ trăm năm một lần kỳ này diễn ra trong bầu không khí thật hoang mang, mệt mỏi. Thái Bạch Kim Tinh nay đã già yếu lắm rồi. Cụ tâu trình quên trước quên sau khiến Ngọc Hoàng Thượng Đế chau mày rồi cũng phải thông cảm, khoát tay ra hiệu cho qua. Nam Tào, Bắc Đầu tai đã nghễng ngãng, gầy ốm hom hem, vầng trán nhăn nheo vì quá căng thẳng với chuyện của trần gian. Bà Lê Sơn Thánh Mẫu có lẽ nhờ Vườn Đào và biết sửa sang sắc đẹp cho nên trông vẫn trẻ. Thiên Lôi tuy còn khoẻ nhưng kể từ khi loài người chế ra cột thu lôi thì ông chỉ còn “ vớ ” được một vài người ngu ngơ chẳng may lang thang ngoài đồng ruộng trong lúc trời mưa gió. Ngoài ra uy quyền của ông còn bị sứt mẻ vì Ngọc Hoàng Thượng Đế vừa bổ
17/06/2020(Xem: 3262)
- Hai Chú đói bụng lắm phải không? Mặt mày xanh lè, tái mét hết rồi! Con có cơm của Ông Bà Chủ đem ra để chút nữa ăn. Con chia hai chú một miếng nha. Tôi quay nhìn, Dũng Đen chạy đến gần tôi nói giọng líu ríu, Nó chăn đàn vịt thuê cho Ông Bà Chín trong xóm, nghe nói nó quê Miền Tây nhưng không biết chính xác ở nơi nào, chỉ nghe nó kể nhà nghèo, anh em đông, Dũng là con trai lớn, dù thương lắm nhưng Ba Mẹ nó đành bấm bụng cho nó đi giữ vịt thuê lấy tiền để nuôi gia đình. Mỗi năm Dũng chỉ về nhà được một lần trong dịp tết. Dũng Đen nhỏ hơn tôi hai tuổi nhưng trông mạnh khỏe và lanh lợi, mọi người kêu Dũng Đen vì ngoài cặp mắt ra thì cả người nó đen nhánh. Không biết vì da nó đen hay là vì từ nhỏ đến giờ ở ngoài đồng ruộng nên mới đen như vậy?
15/06/2020(Xem: 4692)
Thuở ấy nơi thành Ca Tỳ La Vệ của xứ Ấn Độ nhiều tín ngưỡng, nhiều giai cấp và nhiều bất công, đấy là nơi lý tưởng cho họ sinh ra và gặp nhau để nối mối lương duyên kết thành vợ chồng trong kiếp cuối cùng. Chàng là Thái tử phước báu đầy người với 32 tướng tốt, sức khỏe phi thường. Nàng là công chúa nước nhỏ láng giềng, dung mạo đoan trang và diễm kiều, lúc nào cũng là đối tượng thu hút cho các vương tôn công tử con nhà quyền quý đến tuổi kén vợ. Nhưng duyên trời đã định sẵn cho họ thành vợ chồng, nên cho dù anh chàng Đề Bà Đạt Đa có ba đầu sáu tay đến đâu, có mưu mô giành giật tới đâu cũng không chiếm được trái tim nàng công chúa khả ái này. Tuy nhiên để cho công bằng và theo đúng luật lệ của hoàng gia, các chàng phải thi đấu trong tất cả các bộ môn từ cung cho tới kiếm, ai chiến thắng sẽ được làm phò mã.
04/06/2020(Xem: 4000)
- Nhanh chân lên các con, vào chòi tránh mưa thôi! Tiếng Thầy gọi, huynh đệ chúng tôi mỗi người cùng phụ nhau đem giỏ thức ăn và mấy đồ lặt vặt đi làm vào trong chòi. Gọi cái chòi chứ thật ra đây chỉ là chuồng Bò cũ của ông Sáu già gần chùa đã bỏ vài năm nay, trống trơn, chỉ còn phần mái che ở trên nhưng tranh cũng đã sắp mục rồi! Giữa bốn bề đồng ruộng trống trơn không có bóng cây thì cái chòi tranh là nơi duy nhất để tạm lánh những lúc nắng mưa.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]