Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chương XIV: Chân sư

10/03/201105:29(Xem: 7785)
Chương XIV: Chân sư

XỨ PHẬT HUYỀN BÍ
Nguyễn Hữu Kiệt dịch, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính

CHƯƠNG XIV: CHÂN SƯ

Những trường hợp về các vị chân sư đã chứng ngộ và thực hiện các phép thần thông được ghi nhận lại trong lịch sử rất nhiều, nhưng thường không phải là đề tài được các bậc thầy đời sau nhắc đến. Các ngài vẫn sợ rằng những người mới học đạo nếu không đủ hiểu biết có thể sẽ rất dễ bị cuốn hút bởi các phép lạ thay vì là những đạo lý chân chính đưa đến sự giải thoát.

Khi một vị chân sư đã thực sự chứng ngộ, người tự nhiên có được những năng lực mầu nhiệm như biết được quá khứ, nhìn thấy trước tương lai, chữa khỏi bệnh tật cho người khác, hoặc có thể thực hiện những điều mà người đời tưởng như không thể nào làm được.

Một vị chân sư cũng có thể biết trước được những gì sắp xảy đến cho mình, kể cả việc mình sẽ chết lúc nào. Hơn thế nữa, nếu vì một lý do cần thiết chính đáng nào đó, một vị chân sư có thể tùy ý thay đổi ngày giờ ra đi của mình một cách dễ dàng.

Tuy nhiên, biểu hiện quan trọng hơn cả việc chủ động về ngày giờ chết của một vị chân sư là việc vị ấy không hề có sự lo lắng hay buồn khổ về việc phải chấm dứt mạng sống ở thế gian. Điều đó cho thấy các ngài đã cảm nhận trước một cảnh giới tốt đẹp hơn sau khi từ bỏ cõi trần tục này.

Một vị chân sư cũng vui lòng nhận lấy những bệnh khổ, sự đau đớn hay bất hạnh, mặc dù vị ấy đã biết trước và có thể tránh né. Sở dĩ các vị làm như vậy, là vì các vị đã hiểu thấu luật nhân quả và không muốn tạo tác ra những nghiệp mới bằng vào những năng lực siêu nhiên mà mình có được.

Ngay cả việc sử dụng thần thông hay phép lạ để cứu giúp người khác cũng được một vị chân sư cân nhắc rất kỹ lưỡng trước khi thực hiện. Vì các vị biết rằng, cách cứu giúp một người tốt nhất là phải chuyển hóa con người họ trở nên hiền thiện, thay vì là giúp họ thoát khỏi những khổ đau bất hạnh do chính họ đã gây ra bằng những hành vi bất thiện trong quá khứ.

Tuy nhiên, hành trạng của một vị chân sư đã chứng ngộ không dễ dàng có thể hiểu thấu bằng những nguyên tắc này hay nguyên tắc khác, theo cách mà người thế tục vẫn thường suy diễn. Điều đó là do nơi sự hiểu biết bao quát của các ngài. Trong một sự việc mà người thường cho là không nên làm, các ngài lại nhận thấy có một khía cạnh nào đó cần thực hiện. Ngược lại, trong những sự việc mà người thường cho là tốt đẹp, các ngài lại có thể nhìn ra yếu tố không nên làm. Nói chung, hành động của các ngài xuất phát từ tấm lòng từ bi muốn đem lại lợi lạc cho tất cả chúng sanh với một trí tuệ hiểu biết sâu xa bao trùm cả quá khứ, hiện tại và tương lai. Những yếu tố ấy làm cho người thế gian không thể nào đủ sức hiểu thấu hoặc đánh giá đúng về hành trạng của các ngài.

Một số vị đã thị hiện trong những hình tướng xấu xí, bẩn thỉu. Các vị làm như vậy để phá tan đi những định kiến của người đời luôn phán đoán con người theo dáng vẻ bên ngoài. Bởi vì, hình tướng bên ngoài không thể nói lên giá trị chân thật hay sự giác ngộ về tâm linh của một con người.

Lại có những vị xuất hiện trong cuộc sống phàm tục của thế gian. Các vị cũng có vợ con, làm những công việc rất bình thường như người thế tục, thậm chí đôi khi còn chịu đựng những khổ đau, hoạn nạn không khác gì với một người phàm tục. Các vị làm như vậy là để giáo hóa những người thế gian được dễ dàng hơn, bởi các vị đã tạo cho họ một sự gần gũi không ngăn cách trong cuộc sống. Từ cuộc sống thế tục, một vị chân sư vươn lên và thể hiện sự giải thoát của mình, như một tấm gương sáng để những người khác noi theo. Thầy Lahiri Mahsaya là một trong những tấm gương như thế.

Ngoài ra, một vị chân sư cũng có thể viên tịch khi còn rất trẻ, hoặc có thể sống lâu đến 100, thậm chí 200 tuổi nếu cần thiết. Các vị làm như vậy không theo một nguyên tắc bó buộc nào, mà hoàn toàn dựa vào tâm niệm hóa độ chúng sanh.

° ° °

Một trong các vị chân sư Ấn Độ được biết đến nhiều nhất là tổ Bồ-đề Đạt-Ma.[9]Tổ Bồ-đề Đạt-ma sinh vào thế kỷ 5, là hoàng tử thứ ba của vua Hương Chí nước Ca-xí,[10]một vị vua ở miền Nam Ấn Độ. Ngài đã bỏ ngôi vua mà đi theo con đường tu tập để đạt được sự giải thoát khỏi những hệ lụy của thế gian.

Ngài là đệ tử của Tổ sư Bát-nhã Đa-la, là vị tổ thứ 27 được truyền thừa kể từ đức Phật Thích-ca. Theo lời dạy của thầy, ngài đã rời khỏi Ấn Độ và đem pháp môn thiền định truyền sang Trung Hoa, trở thành vị Tổ sư thiền đầu tiên ở xứ này.

Tổ Đạt-ma giáo hóa tại Ấn Độ trong vòng sáu mươi năm, truyền bá pháp môn thiền định cho rất nhiều người. Đến khoảng năm 520 thì ngài sang Trung Hoa.

Khi đến Trung Hoa, ngài đã gặp vua Lương Vũ Đế là một vị vua lúc ấy đang rất sùng mộ đạo Phật. Nhưng sau khi trao đổi thấy vua không đủ sức hiểu được đạo lý sâu xa mà ngài muốn truyền dạy, ngài liền qua sông mà tìm đến vùng núi Tung Sơn. Tương truyền rằng khoảng sông rộng không có đò ngang, ngài đã thả chiếc nón xuống làm thuyền vượt qua sông.

Đến Tung Sơn, ngài vào một hang động hoang vắng ngồi thiền tọa trong suốt chín năm trời, quay mặt vào vách không giao tiếp với ai cả.

Sau ngài gặp được đại sư Thần Quang là người hết lòng cầu đạo, đã dám tự chặt đứt cánh tay trái của mình để tỏ rõ quyết tâm, ngài liền đem những yếu chỉ của pháp môn thiền định mà truyền dạy cho. Thần Quang được đổi tên là Huệ Khả, trở thành Tổ sư thiền thứ hai, nối tiếp pháp môn này tại Trung Hoa.

Tổ Đạt-ma bị nhiều người ghen ghét vì không hiểu được đạo lý sâu xa của ngài, nên dùng thuốc độc lén bỏ vào thức ăn để đầu độc ngài. Tuy nhiều lần như vậy nhưng Tổ sư vẫn không hề hấn gì.

Sau khi ngài đã viên tịch, vua truyền dựng tháp thờ. Được ba năm sau, một viên quan tên là Châu Vân vâng lệnh triều đình đi sứ về, bỗng gặp tổ Đạt-ma đi trên đường núi, trên vai quảy một cây gậy, nơi đầu gậy treo đong đưa một chiếc dép. Châu Vân liền hỏi: “Bạch thầy, thầy đang đi về nơi đâu?” Tổ sư đáp: “Ta về Tây Thiên.”[11]

Châu Vân lấy làm lạ lắm, liền trình sự việc lên vua Ngụy Đế. Vua ra lệnh khai quật quan tài của Tổ sư lên để xem, thì thấy trong quan tài trống trơn chỉ còn lại một chiếc dép mà thôi. Vua truyền mang chiếc dép ấy đặt ở chùa Thiếu Lâm mà thờ phụng.

Vì thế, người đời sau thường vẽ tranh Tổ Đạt-ma quảy một cây gậy, trên đầu gậy chỉ có một chiếc dép.

Pháp môn thiền định do Tổ Đạt-ma truyền sang Trung Hoa, tiếp tục truyền nối đến tổ thứ sáu là Huệ Năng, tương truyền là người cũng đã nhiều lần hiển thị thần thông để nhằm mục đích hoằng dương chánh pháp.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
24/09/2013(Xem: 3574)
Từ xưa đến nay đã có biết bao nhiêu áng văn tuyệt tác, bao nhiêu bài thơ trữ tình, bao nhiêu ca khúc vinh danh người Mẹ, trong đó bài hát “Lòng Mẹ“ của Y-Vân đã trở thành bất hủ, mỗi lần nghe là mỗi lần cảm thấy xúc động cả tâm can! Riêng tôi, tôi lại muốn viết để ca ngợi người Cô ruột của tôi, cô là hình ảnh của người mẹ thứ hai, dù đã không sinh ra tôi. Mới một tuổi tôi đã mất mẹ, trong khi đó hai anh trai tôi cũng chỉ mới lên bốn và lên hai. Câu nói của ai đó cùng nghe càng thấm thía vô cùng: „Ngày ta đau khổ nhất là ngày ta mất mẹ, lúc ấy ta khóc mà không có mẹ bên cạnh để dỗ dành“.
20/09/2013(Xem: 8224)
Bà Tám( bước ra sân khấu, than): Trời ơi là trời! Cho mượn rồi lại cho mượn, mượn “woài“ không chịu trả, này trời!. Bà con nghĩ có ức cho tôi không. Nhìn cái mặt tôi nè, tôi hiền…khô hà. Nhân từ, đạo đức, tử tế, đàng hoàng nổi tiếng. Hồi đi học tôi được mệnh danh là, em… hiền như ma…cô, à không, hiền như ma…sơ. Bởi hiền hậu nhân đức nên tôi mới chọn cho mình cái nghề thiệt là cao quí: cho vay lấy lãi.Cho mượn 100 lấy lời có 50 mỗi tháng, nhiều… nhít gì mà…đứa nào vay cũng quịt cả lời lẫn vốn của tôi. Được rồi, lần này tôi không thể hiền nữa đâu, hiền quá chúng lờn mặt hà.Tôi phải tới nhà thằng Tư…xiết đồ nó mới đã nư giận!( nói xong ngoe nguẩy đi vô )
20/09/2013(Xem: 11222)
Thị Mầu (một tay cầm giỏ hoa, một tay cầm dù, ỏn ẻn bước ra): Dạ, Thị Mầu xin kính chào ông Đạo! Ông Đạo: Nam Mô A Di Đà Phật. Thị Mầu: Ông Đạo ơi, ông Đạo nè. Hôm nay Thị Mầu đến chùa, trước là có ít hương hoa lễ Phật, Thị Mầu để tạm đây nghe ông Đạo, sau là muốn thăm ông Đạo. Ông Đạo có khoẻ không ông Đạo?
19/09/2013(Xem: 13559)
Chẳng là một tối nọ tình cờ tôi xem được đoạn phim Nghịch Duyên của hãng phim Mã Lai, tả một câu truyện có thật xảy ra tại Trung Quốc từ thời xa xưa nào đó. Nhân vật chính chỉ có hai người là Chàng và Nàng, hay anh Chồng và chị Vợ, họ lấy nhau đã lâu nhưng không có con. Vợ chồng sống khá hạnh phúc với nghề bán rau cải tươi ngoài chợ. Cho đến một hôm chị Vợ nghe được một bài Pháp của một vị Hòa Thượng giảng về công năng của câu Niệm Phật sẽ được vãng sanh.
17/09/2013(Xem: 6731)
Dọn đến nhà này cả tuần hắn mới bắt đầu nghe như có người đi lại trong nhà. Hắn nghĩ tới lời báo trước khi mua căn nhà trong chúng cư này. Nhà để bảng bán đã lâu mà không ai chịu mua. Giá nhà mỗi ngày một sụt xuống một cách thảm hại, không bằng nửa giá những căn chung quanh. Chủ nhà chỉ muốn bán tống bán tháo cho rảnh nợ. Đã thay tới ba người giới thiệu nhà đất mà nhà vẫn trơ trơ ra đó. Khi bà giới thiệu nhà đất đưa hắn đến coi nhà, hắn ưng ý liền. Cái gì cũng còn tốt nguyên, có thứ còn mới toanh như cái tủ lạnh và cái máy rửa chén. Hắn ngạc nhiên hỏi bà "nhà đất" :
17/09/2013(Xem: 9101)
Vầng trăng ai xẻ làm tư. Nửa in Bút Nữ, nửa soi gầm giường. Ai bảo Hoa Lan không biết làm thơ ? Không, cô nàng ngoài tài viết văn quyến rũ độc giả đưa vào mê hồn trận với những mối tình A Còng và Nghịch Duyên, cũng biết xuất khẩu thành thơ đấy. Nhưng thơ của nàng thì ôi thôi chẳng ai chịu nổi cả vì chỉ toàn đi chôm thơ của người khác rồi cải biên, tân trang lại cho đúng vần đúng điệu và cuối cùng nhận là thơ của mình.
16/09/2013(Xem: 8838)
Hồ Bodensee tiếp giáp ba nước Áo, Đức, Thụy Sĩ vẫn còn đó, nhà Thi Thi ( Thi Thi Hồng Ngọc ) vẫn còn kia, trái đất tròn vẫn luôn tròn không méo, cho nên, chúng tôi hẹn gặp lại nhau không khó.Chỉ khó chăng tại lòng người “đường đi khó không khó vì ngăn sông cách núi, mà khó vì lòng người ngại núi e sông „.Vâng, đúng vậy, tôi đã lừng khừng nửa muốn nửa không, ngán ngẫm khi nghĩ phải lủi thủi kéo valy một mình dù đoạn đường không dài, chỉ hai tiếng xe lửa từ nhà tôi qua Thi Thi rồi đến tu viện Viên Đức.
11/09/2013(Xem: 4430)
Nói đến hai chữ “Hạnh Phúc”, tôi chợt mỉm cười nhớ lại buổi học sinh động tại Khóa Tu Học Âu Châu với Hoà thượng Phương Trượng chùa Viên Giác Đức quốc. Hôm đó, Hòa thượng yêu cầu, học viên định nghĩa thế nào là hạnh phúc. Bao câu trả lời được nêu ra: Kiếm được nhiều tiền là hạnh phúc.
11/09/2013(Xem: 6804)
Có phải bất công lắm không khi hằng năm vào dịp Vu Lan, trên thế gian này không biết bao nhiêu văn nhân, thi sĩ, nhạc sĩ múa bút tán tụng tình Mẹ: Huyền thoại mẹ, Phật giáo tôn vinh giá trị những bà mẹ, lạm bàn về mẹ, tản mạn về mẹ v.v... và v.v... bên cạnh đó, dường như mọi người đã vô tình bỏ quên một thứ tình cũng nồng nàn không kém, đôi khi còn thắm thiết hơn, đó là tình cha. Vâng, tôi có một người cha như thế.
11/09/2013(Xem: 4667)
“Anh mong chờ mùa Thu. Trời đất kia ngả màu xanh lơ”, Bên kia khung cửa sổ, hàng phong lá đổi màu, những con đường ngập lá vàng rơi, những cơn gió se se lạnh vào mỗi buổi sớm mai, tất cả như báo hiệu mùa thu đang đến với mọi người.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]