Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chương XIII: Đức tin và phép lạ

10/03/201105:29(Xem: 8448)
Chương XIII: Đức tin và phép lạ

XỨ PHẬT HUYỀN BÍ
Nguyễn Hữu Kiệt dịch, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính

CHƯƠNG XIII: ĐỨC TIN VÀ PHÉP LẠ

Việc những phép lạ đôi khi được các bậc chân sư chứng đạo thực hiện ở thế gian này đã trở thành một phần nổi bật khi người đời truyền tụng về các ngài. Nhưng thật ra đó là một sự sai lệch không nằm trong dụng ý của các ngài.

Trong kinh nghiệm thực tế trải qua của bản thân mình, tôi đã thấy rõ là một vị chân sư không bao giờ sử dụng bừa bãi các quyền năng siêu nhiên đã đạt được, trừ khi các vị đang nhắm đến một mục tiêu cụ thể nào đó, mà thường là nhằm mục đích giáo hóa. Rất nhiều khi, tai họa ập đến với các ngài do nghiệp quả đã gây ra từ trước, nhưng các ngài vẫn vui vẻ chấp nhận thay vì dùng đến những năng lực huyền bí đã có được của mình.

Chúng ta sẽ trở lại vấn đề này ở một phần sau nữa, nhưng trước hết, liệu có hay không vấn đề phép lạ, và vì sao có thể có những hiện tượng mà khoa học tưởng chừng như không sao giải thích được?

Việc xuất hiện các phép lạ trong lịch sử nhân loại đã không còn là vấn đề để bàn cãi nữa. Những tài liệu từ rất xa xưa đều có ghi nhận nhiều trường hợp phép lạ được thực hiện, và cho đến hiện nay cũng không ít những trường hợp tương tự đôi khi được tường thuật rộng rãi trên báo chí. Tuy nhiên, một số lớn các nhà trí thức không muốn xem đó là những “phép lạ” hoặc “thần thông”, mà cho rằng chỉ là những hiện tượng mà khoa học chưa giải thích được.

Trong một chừng mực nào đó, quan điểm này là hoàn toàn hợp lý. Bởi vì, cùng với sự tiến hóa của khoa học, rất nhiều hiện tượng trước đây được xem là phép lạ thì giờ đây đã được giải thích rõ và trở nên quen thuộc trong nhận thức của con người.

Tuy nhiên, vấn đề vẫn tồn tại ở điểm là, vì sao người ta có thể thực hiện được những điều đó bất chấp cả những kiến thức khoa học còn giới hạn vào thời điểm ấy? Hay nói cách khác, khoa học chỉ làm công việc chạy theo sau để giải thích những gì đã xảy ra trong thực tiễn, thay vì là thực hiện được một cái gì đó khả dĩ có thể gọi là phép lạ.

Hơn thế nữa, còn có nhiều trường hợp mà khoa học chỉ có thể thừa nhận là đúng nhưng không sao giải thích được làm thế nào một bậc giác ngộ có thể đạt được khả năng ấy.

Nếu ai đã từng trao đổi về giới không sát sinh với các vị tu sĩ Phật giáo, hẳn đều đã được nghe các vị nhắc đến một câu kệ đã xuất hiện từ thuở xa xưa.

Kệ rằng:

Phật quan sát thấy trong mỗi một bát nước,

Có tám vạn bốn ngàn sinh vật.[3]

Người xuất gia theo giới luật phải trì tụng một câu thần chú để chú nguyện cho chúng sanh trước khi uống nước, vì Phật dạy rằng trong nước có các loài sinh vật, cho dù vào thời ấy kính hiển vi chưa hề có trong kiến thức khoa học, và dùng mắt thường thì không ai có thể nhìn thấy được bất cứ loài sinh vật nào trong một bát nước sạch.

Ngày nay, khoa học đã có thể thấy rõ lời Phật dạy như trên là đúng, vì trong nước quả có rất nhiều loài vi khuẩn sinh sống. Nhưng bằng cách nào mà đức Phật có thể thấy được điều đó từ cách đây hơn 25 thế kỷ thì người ta không sao giải thích được!

Một ví dụ khác có thể được tìm thấy trong kinh A-di-đà, một bản kinh được người Phật tử trì tụng rất thường xuyên.

Trong bản kinh này, khi dẫn chứng đến việc chư Phật ở các thế giới khác đều chứng minh cho tính xác thực của kinh A-di-đà, đức Phật Thích-ca đã có một đoạn nhắc đến “các thế giới ở phương dưới”.[4]Điều này hoàn toàn vượt ngoài kiến thức của khoa học vào thời ấy, vì không ai có thể ngờ rằng quả đất chúng ta lại “treo lơ lửng” giữa hư không mà không tựa vào đâu cả. Ngay cả đến việc quả đất hình tròn cũng rất lâu về sau người ta mới biết được, vì từ thời cổ người ta vẫn tưởng là quả đất hình vuông!

Trong kinh Kim Cang, chúng ta cũng tìm thấy một đoạn khác cụ thể hơn. Phật nói với trưởng lão Tu-bồ-đề rằng:

“Tu-bồ-đề! Hư không về phương nam, phương tây, phương bắc,[5]bốn phương phụ, phương trên, phương dưới có thể suy lường được chăng?”[6]

Ở đây Phật đã nhắc đến hư không về phương dưới. Một thực tế ngày nay chúng ta đều biết, nhưng hoàn toàn vượt ngoài hiểu biết của khoa học vào thời điểm cách đây hơn hai ngàn năm trăm năm.

Như vậy, chúng ta có thể thấy rõ rằng những năng lực của con người được đạt đến bằng vào sự tu tập giác ngộ đã vượt rất xa so với những kiến thức đạt được bằng vào sự suy diễn và chứng minh. Cả hai phương thức này xét cho cùng nếu đã chính xác thì không hề dẫn đến sự mâu thuẫn nhau, nhưng khoảng cách giữa cả hai thì có vẻ như chưa bao giờ bị triệt tiêu cả.

Mặc dù năng lực thần thông là một trong những kết quả của việc tu tập đạt đến giác ngộ, nhưng đó không phải là điều mà người tu tập chân chính nhắm đến. Bởi vì, xét cho cùng thì hết thảy mọi phép lạ cũng không giúp ích được gì cho sự giải thoát khỏi những hệ lụy của cuộc đời.

Chính đức Phật đã nhiều lần cảnh báo các đệ tử của ngài không được lạm dụng khả năng thần thông đã đạt được, mà cần phải tập trung nỗ lực, hết sức tinh tấn trong việc tu tập để đạt đến sự chứng ngộ hoàn toàn.

Câu chuyện sau đây có thể được hiểu như một ví dụ minh họa rất rõ cho quan điểm này.

Một vị thiền sư có việc phải đi qua sông. Ông đang ngồi chờ đò thì có một đạo sĩ ngoại đạo cũng vừa đến. Ông này nhìn vị thiền sư với ánh mắt khinh thường, rồi lấy chiếc nón đang đội trên đầu xuống, ông thả lên mặt sông, đứng trên đó và lướt đi qua đến bờ bên kia chỉ trong nháy mắt.

Lát sau, vị thiền sư qua sông trên một chuyến đò. Trong khi ông vừa lên khỏi bến sông để tiếp tục hành trình thì vị đạo sĩ liền xuất hiện trước mặt ông. Đạo sĩ xấc xược hỏi:

– Này ông kia, ông tu hành như thế nào mà không đạt được thần thông, để đến nỗi phải ngồi chờ đò một cách tội nghiệp như thế?

Thiền sư ngước nhìn và từ tốn hỏi:

– Đạo trưởng tu luyện bao lâu để đi được trên mặt sông như thế?

Đạo sĩ đáp:

– Ta tu luyện đã hơn hai mươi năm rồi.

Vị thiền sư lẩm bẩm như chỉ nói cho chính mình nghe:

– Ôi, đắt quá, đắt quá!

Đạo sĩ ngạc nhiên, liền gạn hỏi:

– Ông nói đắt quá là nghĩa gì thế?

Thiền sư đáp:

– Bần tăng vừa rồi chỉ trả có một đồng xu cho người lái đò để được chở qua sông. Còn đạo trưởng để làm được việc ấy phải mất hơn hai mươi năm, như vậy không phải là một giá quá đắt hay sao?

Qua câu chuyện này, chúng ta có thể thấy rõ việc đạt đến thần thông không hề là mục đích của một người tu hành chân chính.

Điều này cũng có thể được thấy rõ ở điểm là, sự an lạc của một người tu tập không đến từ những phép lạ, mà từ trình độ nhận thức và sở đắc về tâm linh đạt được qua công phu hành trì pháp môn mình đã chọn.

Tuy nhiên, thần thông hay phép lạ vẫn là một hiện tượng có thật khiến cho con người luôn luôn thắc mắc và không sao hiểu được. Dựa trên những nguyên tắc nào để phát sinh những điều huyền bí mầu nhiệm vượt ngoài các quy luật vật chất thông thường?

Một trong những điểm chung thường thấy ở hầu hết các trường hợp xuất hiện của phép lạ là sự có mặt đồng thời của đức tin. Hay nói một cách khác, khi không có đức tin, hoặc đức tin không đủ sâu vững thì không thể có phép lạ.

Một kiểu phép lạ thường được nhiều người biết đến nhất là sự linh ứng của các lời cầu nguyện. Khi một lời cầu nguyện được thực hiện với niềm tin tưởng sâu xa, sự linh ứng hầu như chắc chắn sẽ xảy ra. Việc thoát khỏi những căn bệnh bất trị, những trường hợp tai qua nạn khỏi hoặc rất nhiều sự linh nghiệm khác... đã thường xuyên được biết đến mà không ai nghi ngơ gì.

Điều cần nói ở đây là đức tin sâu xa lại không xuất phát từ kiến thức khoa học. Khi người ta đặt niềm tin vào một lời cầu nguyện, đó không phải là kiểu niềm tin như hai với hai là bốn... Hay nói một cách khác, tiền đề để một sự linh ứng mầu nhiệm xảy ra là người cầu nguyện vốn đã chấp nhận sự linh ứng, mầu nhiệm ấy ngay từ khi nó chưa xảy ra mà không đòi hỏi phải có một sự giải thích hợp lý nào.

Mối quan hệ giữa đức tin và phép lạ cũng cần được hiểu rõ thêm ở điểm nữa là, rất nhiều khi phép lạ được thực hiện để mang lại niềm tin, nhưng đó chỉ là một kiểu niềm tin để bắt đầu. Kiểu niềm tin này không đủ sức để tự nó mang đến một phép lạ khác, nhưng đó lại là điểm khởi đầu rất tốt để đạt đến một niềm tin sâu vững về sau.

Sự mầu nhiệm không đạt đến khi người hành giả vì bất cứ một lý do nào đó còn có sự nghi ngờ trong lòng. Ngày kia, có vị tăng đi ngang qua một thôn vắng vào lúc trời sắp tối. Trên nền trời đã tắt nắng, ông nhìn thấy một vùng hào quang tỏa sáng từ một căn nhà tranh nhỏ ở cuối làng. Lấy làm lạ, ông liền tìm đến căn nhà ấy. Thì ra, trong nhà có một bà già đang trì chú Cát tường.[7]Lấy cớ xin nghỉ đêm lại, ông dò hỏi xem bà già này đang tu tập pháp môn gì. Nhưng thật ra bà không có hiểu biết gì khác ngoài bài thần chú Cát tường được một vị du tăng dạy cho bà cách đó 3 năm. Từ khi học được, ngày nào bà lão cũng trì tụng một cách rất chí thành. Quả thật, gia đình bà và cả ngôi làng nhỏ này đã ba năm qua sống bình yên, mưa thuận gió hòa và không hề xảy ra một tai họa nào.

Vị tăng liền bảo bà lão đọc câu chú cho ông nghe và nhận thấy bà lão đã đọc sai một chữ. Ông liền đọc lại cho bà nghe và chỉ ra chỗ sai để đề nghị bà sửa lại.

Hôm sau ông từ biệt ra đi. Và phải mất một thời gian sau ông mới lại có dịp trở lại ngôi làng. Điều thay đổi đầu tiên ông nhận thấy là cũng vào giờ giấc như lần trước, nhưng ông không còn nhìn thấy vùng hào quang tỏa lên từ căn nhà tranh kia. Trên đường vào làng, ông nhìn thấy một khu đất trống với dấu vết của một trận hỏa hoạn vẫn còn rất rõ. Hỏi ra mới biết đã có một người chết và ba căn nhà kế nhau bị thiêu rụi.

Rất kinh ngạc, ông tìm đến nhà bà lão hôm trước. Sau khi chào hỏi, ông nói:

– Thưa lão bà, phải chăng người đã không còn trì tụng thần chú Cát tường như trước kia nữa?

Bà lão đáp với vẻ ngạc nhiên:

– Tôi vẫn trì tụng bình thường như trước đấy chứ. Hơn nữa, tôi đã nhớ sửa lại chỗ sai như ngài chỉ dạy. Mặc dù điều đó thật khó khăn và tôi vẫn rất hay lầm lộn qua lại giữa chữ đúng và chữ sai ấy.

Vị tăng liền hiểu ra mọi việc. Chính sự thay đổi do ông yêu cầu đã đánh mất đi hiệu lực của việc trì tụng thần chú. Vì cho rằng trong câu chú có chỗ sai, nên bà lão đã sinh tâm nghi ngờ, không còn tin tưởng tuyệt đối vào việc trì tụng của mình nữa. Mặt khác, do ý niệm sửa sai trong khi trì tụng, bà đã bị phân tán tư tưởng mà không còn tập trung được như trước kia!

Và việc tập trung tư tưởng, hay định tâm, cũng là một yếu tố quyết định khác được tìm thấy trong những trường hợp phép lạ được thực hiện. Khi người ta phân tán tư tưởng vào nhiều việc, ý chí sẽ không đủ sức mạnh để làm nên những điều vượt khỏi các giới hạn thông thường, hay nói khác đi là không thể có phép lạ.

Mặt khác, định tâm và đức tin là hai điều hỗ tương cho nhau và rất thường phải đi đôi với nhau. Khi có một đức tin vững chắc người ta mới có thể định tâm, và chính việc định tâm làm củng cố thêm niềm tin sâu vững.

Sự thể hiện thần thông có thể là đề tài lôi cuốn sự quan tâm của rất nhiều người, nhưng ngay từ xưa, các bậc chân sư chứng ngộ đã rất dè dặt trong việc thực hiện phép thần thông. Trong những trường hợp nghiệp quả đã chín muồi, một vị chân sư thà rằng thọ nhận tai nạn hay tật bệnh chứ không dùng đến năng lực thần thông của mình để tránh né.

Một trong các đại đệ tử của đức Phật là ngài Mục-kiền-liên, đã nổi tiếng với việc nhìn thấu địa ngục để thấy mẹ mình là bà Thanh-đề đang chịu tội khổ và khẩn cầu với Phật chế tác ra phép Vu-lan-bồn để cứu độ cho mẹ, vẫn còn được áp dụng cho đến tận ngày nay. Thế nhưng Đại đức Mục-kiền-liên đã mặc nhiên chấp nhận cho các tà sư ngoại đạo hành hung mình đến chết tại xứ Magadha mà không hề sử dụng đến năng lực thần thông đã chứng đắc.[8]Bản thân đức Phật cũng rất nhiều lần từ chối không sử dụng đến thần thông, và luôn khuyến cáo các đệ tử rằng đó không phải là mục đích của việc tu tập.

Cho dù vẫn còn có rất nhiều sự hoài nghi và những hiện tượng thực tế đã xảy ra thách thức kiến thức khoa học của con người, nhưng đức tin và phép lạ luôn là một trong những vốn quý trong lịch sử tồn tại của loài người mà những ai mong muốn có một cuộc sống hoàn thiện về tinh thần không thể không quan tâm tìm hiểu.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
16/06/2017(Xem: 9451)
Theunis Botha (51 tuổi), một thợ săn chuyên nghiệp người Nam Phi đã mất mạng sau khi bị con voi đè lên người trong chuyến đi săn ở Gwai, Zimbabwe. Ngày 19-5, nhóm của Theunis Botha đang đi săn ở Gwai, Zimbabwe thì bắt gặp đàn voi 4 con, các thành viên trong đoàn đã nhanh chóng rút súng ra bắn. Tuy nhiên, hành động này đã khiến đàn voi nổi giận và chúng bắt đầu đuổi theo nhóm thợ săn. Sau khi Botha bắn vào 3 con voi, con thứ 4 trong đàn đã dùng vòi nhấc Botha lên cao. Đúng lúc đó, con voi này bị một thợ săn khác bắn chết, nhưng không ngờ thi thể của nó đổ sụp xuống người Botha, đè anh thiệt mạng. Được biết con voi thứ 4 là một con voi cái.
14/06/2017(Xem: 4390)
“Hôm nay con đang ngồi trong trường thi tuyển sinh ĐH khốc liệt, rất có thể đường đời dài phía trước sẽ được viết bằng hoặc có sự thay đổi ngay dưới ngòi bút của con. Con chỉ muốn mượn dịp này muốn thưa với mẹ một câu rằng: lần này mẹ hãy để con là một người của chính con thực sự…”.
01/06/2017(Xem: 4055)
Tôi quen bác Victor trong một trường hợp thật tình cờ. Cứ mỗi năm chị em chúng tôi lại họp mặt nhau một lần, năm nay lại họp nhau lại Überlingen - một thành phố có hồ Bodensee xinh đẹp, đầy thơ mộng nằm giữa biên giới ba nước Đức, Áo và Thụy sĩ. Đến tối, vào giờ coi tin tức thì cái Tivi nhà cô bạn bị trục trặc, cũng may nhà bác Victor ở gần đó nên cô bạn đã nhờ Bác sang điều chỉnh và tôi quen Bác từ đó.
22/05/2017(Xem: 54098)
Trong bước đầu học Phật, chúng tôi thường gặp nhiều trở ngại lớn về vấn đề danh từ. Vì trong kinh sách tiếng Việt thường dùng lẫn lộn các chữ Việt, chữ Hán Việt, chữ Pali, chữ Sanscrit, khi thì phiên âm, khi thì dịch nghĩa. Các nhân danh và địa danh không được đồng nhứt. Về thời gian, nơi chốn và nhiều câu chuyện trong sự tích đức Phật cũng có nhiều thuyết khác nhau làm cho người học Phật khó ghi nhận được diễn tiến cuộc đời đức Phật. Do đó chúng tôi có phát nguyện sẽ cố gắng đóng góp phần nào để giúp người học Phật có được một tài liệu đầy đủ, chính xác, đáng tin cậy, dễ đọc, dễ hiểu, dễ nhớ và dễ tra cứu khi cần.
25/04/2017(Xem: 7250)
Chữ "duyên" trong đạo Phật, nghe vô cùng dễ thương nhưng cũng cực kỳ dễ ghét. Dễ thương ở chỗ nhờ duyên người ta đến với nhau, còn dễ ghét cũng vì duyên người ta đành xa nhau. Đến cũng do duyên, mà đi cũng vì duyên. Hai người yêu nhau đến với nhau, họ bảo có duyên với nhau. Rồi khi chia tay thì bảo hết duyên. Đã vậy, "hữu duyên thiên lý năng tương ngộ“. Còn „vô duyên đối diện bất tương phùng". Vô duyên cũng là duyên mà hữu duyên cũng là duyên. Cùng chữ duyên mà lắm nghĩa quá!
24/04/2017(Xem: 8931)
Dây Oan - Truyện dài của Hồ Biểu Chánh | Nghe Truyện Xưa, Tác phẩm : Dây Oan ( 1935 ) Thể loại : Truyện dài Tác giả : Hồ Biểu Chánh
19/04/2017(Xem: 4262)
Biến cố 30 tháng 4 năm 1975 đã làm thay đổi con người và xã hội Miền Nam! Bốn mươi hai năm qua, nhiều người đã viết về sự kiện đổi đời này. Nhưng dường như có rất ít câu chuyện được viết về những đau thương, mất mát và bi thống trong chốn thiền môn của một thời điêu linh và đen tối ấy. Đặc biệt, người viết là lại là một nhà văn, một nhà nghiên cứu Phật học, một hành giả Thiền thân cận với chư tăng, ni và nhiều cư sĩ Phật tử. Đó là nhà văn Phan Tấn Hải.
13/04/2017(Xem: 3751)
Không biết các nhà khai phá cái xứ sở hoang vu, hẻo lánh ở mãi tận cực Nam quả địa cầu, cỡ như thủy thủ người Anh James Cook sống dậy, có giật mình cho sức sống mãnh liệt của mảnh đất mà trước đây hơn 200 năm mình đã miệt thị gọi là xứ Down Under. Nghĩa là vùng Miệt Dưới, cỡ như loại miệt vườn của quê hương ta.
07/04/2017(Xem: 3363)
Ba mươi tháng Tư lại về! Những tưởng những năm tháng lưu đày nơi xứ người đã làm chúng ta khô cằn như sỏi đá, những tưởng những ngày tháng lao đao theo cuộc sống với tuổi đời càng chồng chất đã làm cho chúng ta quên dần những ngày tháng cũ. Nhưng không, những ngày lưu vong vẫn còn đậm nét u hoài trong lòng tôi mãi mãi.
29/03/2017(Xem: 10495)
Thành Ba-La-Nại thuở xưa Ở miền bắc Ấn có vua trị vì Quốc vương nhiều ngựa kể chi Nhưng riêng một ngựa kia thì tuyệt luân Ngựa nòi, giống tốt vô ngần Lớn to, mạnh mẽ thêm phần thông minh Ngựa từ nhỏ đã khôn lanh Chưa cần nghe lệnh sai mình tới lui
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]