Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chương VIII: Pháp môn thiền định

10/03/201105:29(Xem: 7324)
Chương VIII: Pháp môn thiền định

XỨ PHẬT HUYỀN BÍ
Nguyễn Hữu Kiệt dịch, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính

CHƯƠNG VIII: PHÁP MÔN THIỀN ĐỊNH

Thiền định là một trong những pháp môn xuất hiện và phát triển rất sớm ở Ấn Độ. Có nhiều vị tôn sư chuyên tu thiền định và đã truyền dạy những kinh nghiệm tâm linh từ thế hệ này sang thế hệ khác một cách trực tiếp thay vì là qua kinh điển, sách vở như những pháp môn khác.

Một trong những điều may mắn nhất đời tôi là đã được theo học với một vị minh sư uyên thâm về pháp môn thiền định, được chân truyền từ đức thầy Lahiri Mahsaya.

Thiền được truyền từ Ấn Độ sang khắp các nước vùng Đông Nam Á qua nhiều con đường. Thậm chí có một số quốc gia đồng thời tiếp nhận pháp môn này từ nhiều con đường khác nhau. Chẳng hạn như, thiền được truyền sang Trung Hoa bởi các thiền sư Ấn Độ, rồi lại từ Trung Hoa truyền sang Việt Nam, nhưng đồng thời các thiền sư Ấn Độ cũng theo những thuyền buôn đến Việt Nam truyền dạy pháp môn này từ khoảng đầu công nguyên. Những nước khác như Tích Lan, Thái Lan, Miến Điện... cũng đều có sự hiện diện của thiền từ rất sớm.

Thiền cũng được truyền sang các nước phương Tây và Hoa Kỳ vào những năm gần đây. Tuy nhiên, việc truyền bá trực tiếp pháp môn này từ một vị chân sư Ấn Độ đã không được thực hiện cho đến khi sư phụ Śrỵ Yukteswar chính thức giao cho tôi trọng trách này.

Rất nhiều người nhìn vào pháp môn thiền định như một vùng đất đầy bí hiểm. Điều này xuất phát từ việc các vị chân sư trước đây không bao giờ truyền dạy một cách bừa bãi những kinh nghiệm và hiểu biết của mình. Người đệ tử phải qua nhiều thử thách để chứng tỏ được khả năng tiếp nhận của mình trước khi có thể được thầy chỉ dạy về những điểm thâm sâu của thiền định, vốn gắn liền với sự hành trì thực tế hơn là lý luận theo kinh điển.

Tuy nhiên, thiền không hẳn là một pháp môn hoàn toàn bí hiểm như nhiều người vẫn tưởng. Một vị chân sư nắm vững hoàn toàn về pháp môn thiền định có thể tùy nghi dắt dẫn bất cứ ai vào con đường tu tập pháp môn này mà không nhất thiết phải có một sự chọn lựa quá nghiêm nhặt. Chỉ có điều, hành giả chỉ có thể đạt được những kết quả tu tập tương ứng với năng lực nội tại và sự nỗ lực của chính bản thân mình mà thôi. Việc ỷ lại, phụ thuộc hoàn toàn vào thầy dạy là một điều tối kỵ trong tu tập thiền định. Người tu thiền dù ở bất cứ trình độ nào cũng đều phải học cách đứng vững trên đôi chân của chính mình.

Theo quan điểm của sư phụ Śrỵ Yukteswar, thiền định không chỉ giới hạn trong giới tăng sĩ xuất gia. Trong thực tế, người đã thu nhận rất nhiều các đệ tử tại gia. Người cho rằng, thiền là một phương pháp rèn luyện, tu dưỡng tinh thần, và với ý nghĩa đó, pháp môn này có thể được áp dụng cho tất cả mọi người.

Khác với nhiều bậc tôn sư thường tỏ ra khó hiểu về những kinh nghiệm tâm linh mà mình đã đạt được, sư phụ Śrỵ Yukteswar bao giờ cũng rất cởi mở. Người tìm mọi cách dễ hiểu nhất để giải thích cho các môn đệ về hầu hết các hiện tượng lạ mà họ gặp trong thời gian tu tập, cho dù nỗ lực ấy không phải bao giờ cũng đạt được thành công. Người thường nói: “Chỉ có sự giới hạn trong tầm hiểu biết hiện tại của chúng ta, chứ không có giới hạn trong các hiện tượng tự nhiên của tâm linh và vũ trụ.”

Trong những năm theo học với sư phụ Śrỵ Yukteswar, tôi đã học được cách dắt dẫn của người đối với ngay cả những đệ tử rất chậm hiểu hoặc những đệ tử còn nhỏ tuổi. Bao giờ người cũng tìm ra được một phương cách linh hoạt nào đó để giúp người đệ tử hiểu được mình phải làm gì và nỗ lực như thế nào. Vì thế, cho dù sự nhanh chậm có khác nhau, nhưng bất cứ ai đã đến với người đều gặt hái được những thành quả nhất định trên con đường tu tập.

Pháp môn thiền định nhắm đến việc mang lại trí tuệ giải thoát cho người tu tập thông qua những nỗ lực hành trì đúng hướng, nhưng ngay cả khi chưa đạt đến sự giải thoát như mong đợi, hành giả vẫn được đền bù xứng đáng cho những nỗ lực của mình bằng một cuộc sống tốt đẹp hơn về mọi mặt. Một tâm hồn thanh thoát, nhẹ nhàng hơn; một trí tuệ minh mẫn, sáng suốt hơn; một cung cách ứng xử bình tĩnh, điềm đạm hơn; một thân thể khỏe mạnh, ít bệnh tật hơn; và một cuộc sống ít bị quấy nhiễu hơn bởi những điều vụn vặt. Đó là những thành quả khiêm tốn nhất mà bất cứ ai cũng có thể đạt được khi tu theo pháp môn thiền định.

Người chọn tu theo pháp môn thiền định không xem trọng đời sống vật chất, của cải. Tiền bạc chỉ được xem như một phương tiện để duy trì cuộc sống mà không bao giờ là mục tiêu nhắm đến. Tuy nhiên, một điều rất thường xảy ra là những hành giả tu thiền lại thường có được một đời sống vật chất dồi dào, dễ chịu hơn. Đó là trường hợp thực tế với rất nhiều đệ tử tại gia của sư phụ Śrỵ Yukteswar. Chính sư phụ đã lý giải điều này như một hệ quả tất nhiên, bởi vì với một trí tuệ minh mẫn hơn, sáng suốt hơn, tất nhiên người ta dễ thành công hơn với bất cứ lãnh vực nào trong cuộc đời. Đôi khi, tôi nghĩ đến cha tôi và thấy rằng chính ông cũng là một ví dụ rất rõ nét cho nhận xét này. Mặc dù ông chẳng bao giờ mong cầu một cuộc sống vật chất dồi dào, nhưng ông đã làm ra tiền bạc nhiều hơn bất cứ người đồng sự nào của ông trong công ty.

Về sau, khi tôi truyền dạy pháp môn này sang phương Tây, tôi càng nhận thấy điều này rất phổ biến trong các đệ tử của chính tôi.

Theo sự chỉ dạy của sư phụ Śrỵ Yukteswar, người tu thiền nếu vẫn sống đời thế tục thì phải đặc biệt chú ý đến nề nếp sinh hoạt hằng ngày, bởi vì điều đó quyết định việc hành giả có thể đạt được kết quả trong tu tập hay không. Sự tiết độ trong ăn uống, tốt nhất là ăn chay, hoặc ít ra cũng phải hạn chế sử dụng thịt cá trong chừng mức tối thiểu mà thôi. Ăn uống những chất uế tạp hoặc ăn uống vô độ là những ngăn trở trực tiếp đối với sự tiến bộ của tinh thần. Ngay cả việc sử dụng thuốc ngủ, thuốc kích thích, thuốc gây nghiện, hoặc uống các loại rượu, bia... cũng đều bị sư phụ tôi nghiêm cấm đối với tất cả các đệ tử.

Sinh hoạt tình dục thái quá trong đời sống vợ chồng cũng là điều tối kỵ. Từ xa xưa, con người đã sớm nhận ra sự hao tổn khí lực, tinh thần trong hoạt động tình dục. Nhiều bậc đế vương đã vì không kiềm chế được sắc dục mà thân bại danh liệt. Còn đối với người tu pháp môn thiền định thì đó là một liều thuốc độc càng tiết giảm càng tốt.

Khi đã nhận được những hướng dẫn đúng đắn từ một bậc chân sư, việc tu tập thiền định trở nên rất đơn giản, không có gì phức tạp. Nếu như cuộc sống của chúng ta mỗi một phút giây đều gắn liền với hơi thở ra vào, thì chỉ cần biết chú ý đúng mức đến hơi thở là đã bắt đầu có thể bước vào pháp môn thiền định.

Việc ngồi tĩnh tọa, tập trung và làm chủ được tư tưởng của mình là mục tiêu tiếp theo của người tu thiền. Công phu hành trì này tuy thoạt nghe có vẻ như đơn giản, nhưng đòi hỏi sự kiên trì, đều đặn và quyết tâm rất cao.

Người tu tập càng tiến lên trình độ cao hơn thì những trở ngại cũng tự nó càng phức tạp hơn, mãnh liệt hơn. Nhưng nói chung, nếu có sự chỉ dẫn đúng đắn từ một bậc tôn sư đã có sự thực chứng, thì thời gian rồi sẽ mang lại những kết quả khích lệ cho người tu tập.

Tuy rằng các thiền sư luôn nhắm đến việc đạt được trí tuệ giải thoát hoàn toàn, nhưng điều đó cũng không ngăn cản việc pháp môn thiền định trở thành một pháp môn phổ cập cho tất cả mọi người, mà yêu cầu đạt được chỉ cần là một đời sống tốt đẹp, an vui và hạnh phúc nhiều hơn.

Trong những năm gần đây, pháp môn thiền định đã phát triển rất mạnh mẽ theo hướng đó. Người đến với pháp môn này không còn thấy đây là một pháp môn kỳ bí, quá sâu xa, khó hiểu... mà ngược lại họ luôn nếm trải ngay được mùi vị của an lạc và hạnh phúc ngay chính trong cuộc sống trần tục hằng ngày. Mức độ an lạc, hạnh phúc có thể đạt được đến đâu là tùy nơi sự nỗ lực của mỗi người, nhưng quả thật việc phổ biến pháp môn thiền định đã mang lại cơ hội đồng đều cho tất cả mọi người.

Chính việc phổ cập pháp môn thiền định đến tất cả mọi người là một cuộc cách mạng vĩ đại mà sư phụ Śrỵ Yukteswar là người khởi xướng. Và dưới sự dắt dẫn của người, tôi đã bắt tay thực hiện điều đó bằng cách thành lập một trường học ở Ranchi, vừa dạy kiến thức phổ thông, vừa dạy cả pháp môn thiền định cho tất cả học sinh.


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
21/01/2012(Xem: 17196)
Tập sách này, đa phần ghi lại những mẫu chuyện Phật đã dạy qua các kinh, phụthêm phần lý giải để chúng ta có thể rút ra được những bài học cho bản thân. Những gì ghi trong đây có thể sẽ làm ta khó chịu và bất an vì nó không giốngvới những gì ta đang suy nghĩ và hành động. Nó khiến ta hay có thái độ tránh né.Dù thế, qui luật Duyên khởi vẫn đang vận hành chi phối tất cả. Ta gieo một cáinhân, đủ duyên ta có một cái quả. Cuộc đời cứ thế mà trôi. Ta, thì gieo và gặt.Luật nhân quả, cứ thế mà xoay vần. Không chờ đợi, không cảm thương... Biết Phật pháp, ứng dụng được Phật pháp vào đời sống của mình, đó là phước báu lớn nhất mà mình nhận được trong cuộc đời này. Bởi nhờ đó, mình đi không lầm lẫn.
18/01/2012(Xem: 7322)
Đại lực Độc long dùng mắt quan sát, thấy một người yếu đuối bị chết, một người mạnh khoẻ rồi cũng bị chết. Thấy vậy, Độc long bèn thọ giới một ngày xuất gia...
18/01/2012(Xem: 12442)
Theo truyền thuyết, rồng là loài vật linhthiêng, có thần thông, có khả năng làm mưa, phun ra khói, lửa, thăng, giáng,ẩn, hiện, biến hóa lớn nhỏ một cách tự tại. Kinh điển Phật giáo có nhiều huyềnthoại về Đức Phật liên quan đến rồng, chẳng hạn như: Chín rồng phun nước tắmcho thái tử khi mới đản sinh, Rồng che mưa cho Phật, Phật hàng phục hỏa long,Long vương nghe kinh Thập thiện, Long nữ thành Phật…
18/01/2012(Xem: 6650)
Phật giáo cho rằng, sự vận hành biến hóa của vũ trụ và sự lưu chuyển của sinh mạng, là do nghiệp lực của chúng sinh tạo nên, vì vậy tu là để chuyển nghiệp.
09/01/2012(Xem: 5479)
Thoáng chốc mà đã bamươi sáu năm, như ba sáu ngày nhẹ nhàng trôi trên dòng thời gian vô hình vunvút. Cũng một buổi chiều xuân với bầu trời trong vắt, ánh mặt trời rãi màu vàng lốm đốm trong vườn đào đầy thơ mộng này, và cũng dưới cội đào già này, Đông và Xuân đã gặp nhau…
06/01/2012(Xem: 7545)
Hình ảnh các chú tiểu có mặt trên nhiều quốc gia đã sống lặng lẽ chẳng cần ai nhìn tới. Nhiều chú đã rơi rụng sau những hoàn cảnh khắc nghiệt của thời thế hay của tâm tình riêng; nhiều chú đã thành đạt sau bao nỗ lực phấn đấu cam go trong cửa thiền. Thất bại trong im lặng, thành công cũng trong im lặng. Chẳng cần bút mực nào ca tụng hay thương tiếc mà dòng tiếp nối đẹp đẽ của nhiều thế hệ quét lá đó vẫn chảy mãi, trôi mãi.
24/12/2011(Xem: 5637)
Có câu hỏi như sau: "Trong lễ Hồng Danh Sám Hối, chúng tôi niệm danh hiệu "Nam mô Đấu Chiến Thắng Phật". Theo truyện Tây Du, sau khi cùng với Sư Phụ là thày Huyền Trang sang Tây Trúc thỉnh kinh, ngài Tôn Ngộ Không được phong là Đấu Chiên Thắng Phật. Vậy Đấu Chiến Thắng Phật Tôn Ngộ Không này có phải chính là vị Phật trong kinh Hồng Danh Sám Hối không?" Đây là một câu hỏi rất đặc biệt. Nhân câu hỏi này, chúng ta sẽ có dịp thảo luận về một đề tài gây nhiều hiểu lầm trải dài nhiều thế kỷ và lan rộng tại nhiều vùng địa danh trên thế giới.
13/12/2011(Xem: 10301)
Thầy bảo: “Chuyện vi tiếu nếu nghe mà không thấy thì cứ để vậy rồi một ngày kia sẽ thấy, tự khám phá mới hay chứ giải thích thì còn hứng thú gì.
29/11/2011(Xem: 6362)
Những truyện cổ Phật Giáo tuy giản dị nhưng rất thâm thúy, thường hàm chứa đầy đủ và sâu sắc về đạo đức, giáo dục, luân lý và triết học.
22/11/2011(Xem: 3605)
Một buổi chiều, khi sư Khánh Vân đang dạo bước ngắm hoa ở sân sau thì chợt nghe tiếng người ồn ào đâu phía trước. Chú tiểu Công Sơn từ ngoài đi vào lật đật lại gần sư thưa: - Bạch thầy, không biết ai đã đem một đứa bé trai bỏ trước cửa chùa. Nó đang khóc dữ quá. Cũng có một số thôn dân đang đứng quanh đấy bàn tán xôn xao, xin thầy ra xem thử. - Mô Phật, để đó thầy ra xem sao
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]