Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

1. Tỳ-kheo phụng dưỡng cha mẹ

09/03/201108:46(Xem: 7101)
1. Tỳ-kheo phụng dưỡng cha mẹ

TRUYỆN TÍCH VU LAN PHẬT GIÁO
Minh Châu sưu tầm, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính

Tỳ-kheo phụng dưỡng cha mẹ

Có một người con trai của gia đình phú hộ trong kinh thành Sàvatthi, khi đến nghe đức Phật thuyết pháp liền phát sanh đức tin trong sạch, xin phép cha mẹ xuất gia trở thành tỳ-kheo.

Sau khi trở thành tỳ-kheo, người ấy cùng sống với vị thầy đã tế độ cho mình trong suốt 5 năm, học và thực hành các pháp môn giới, định, tuệ.

Sau đó, tỳ-kheo ấy xin phép thầy rời khỏi ngôi chùa Jetavana đi đến một nơi xa ở trong rừng để hành đạo.

Trong khi đó, gia đình ông bà phú hộ gặp cảnh sa sút, tài sản dần dần khánh kiệt, cho đến nỗi hai ông bà phải đi ăn xin, nương nhờ dưới mái nhà của người khác để sống qua ngày.

Nghe tin cha mẹ của mình lâm vào cảnh khổ, vị tỳ-kheo ấy nghĩ rằng: “Ta đã hành đạo suốt 12 năm qua, mà vẫn chưa chứng đắc Thánh quả nào; có lẽ ta là người chưa có đủ pháp hạnh Ba-la-mật. Vậy, ta nên hoàn tục trở về lo phụng dưỡng cha mẹ già đang lâm vào hoàn cảnh khổ, và làm phước thiện bố thí, giữ giới, hành thiền... để tạo duyên lành cho kiếp sau.”

Nghĩ xong, vị tỳ-kheo ấy ra khỏi khu rừng, trên đường trở về kinh thành Sàvatthi, nghĩ rằng: “Hôm nay, ta đến hầu đức Thế Tôn nghe pháp xong, ngày mai sẽ đi tìm gặp cha mẹ.”

Canh chót đêm hôm ấy, đức Thế Tôn sau khi xả đại bi định, quán xét chúng sinh có duyên lành cần được tế độ; đức Thế Tôn nhìn thấy vị tỳ-kheo ấy có duyên lành chứng đắc Thánh quả Tu-đà-hoàn.

Vị tỳ-kheo ấy ngồi nghe pháp trong nhóm các đệ tử, đức Thế Tôn thuyết bài kinh Màtuposakasutta ca tụng ân đức cha mẹ đối với con và bổn phận làm con, cả hàng tại gia lẫn bậc xuất gia đều có bổn phận lo phụng dưỡng cha mẹ.

Nghe bài kinh xong, vị tỳ-kheo nghĩ rằng: “Ta vốn có ý định hoàn tục để lo phụng dưỡng cha mẹ, nay đức Thế Tôn thuyết pháp dạy bậc xuất gia cũng có thể phụng dưỡng cha mẹ được. Vậy, ta chớ nên hoàn tục, ta là tỳ-kheo cũng có thể phụng dưỡng cha mẹ được.”

Vị tỳ-kheo tìm gặp cha mẹ đưa về phụng dưỡng; làm nhà cho cha mẹ ở, rồi hằng ngày ngài đi khất thực có được cháo, cơm, thức ăn đều mang về phụng dưỡng cha mẹ trước, còn về phần ngài sẽ thọ dụng sau. Vì thế, việc khất thực có bữa no bữa đói, nên thân thể ngài ngày càng gầy ốm hơn. Khi được cúng dường tấm vải mới nào, ngài lại mang dâng cho cha mẹ mặc; còn ngài lấy tấm vải cũ của cha mẹ, giặt sạch, nhuộm màu, may y để mặc.

Hằng ngày, ngài lo việc phụng dưỡng cha mẹ hơn lo cho thân mình. Do đó, mà ngày càng gầy guộc xanh xao.

Khi các vị tỳ-kheo khác hỏi, ngài trình bày sự thật lo phụng dưỡng cha mẹ như vậy. Các tỳ-kheo khác chê trách ngài, rồi bạch chuyện này lên đức Thế Tôn.

Đức Thế Tôn cho người gọi vị tỳ-kheo ấy đến, hỏi rằng:

– Này con, hai ông bà già mà con phụng dưỡng là ai vậy con?

– Kính bạch đức Thế Tôn, hai ông bà già ấy là thân mẫu và thân phụ của con.

Nghe vị tỳ-kheo bạch như vậy, đức Thế Tôn bèn tán dương khen ngợi rằng: Sàdhu! Sàdhu! Lành thay! Lành thay!.

Đức Thế Tôn dạy rằng:

– Con đã thực hành theo đúng con đường xưa kia Như Lai thực hành.

Rồi đức Thế Tôn thuyết về tiền kiếp của ngài là đạo sĩ Suvannasàma đã phụng dưỡng cha mẹ mù đều là đạo sĩ ở trong rừng.

Đức Thế Tôn lại dạy rằng:

– Sự phụng dưỡng cha mẹ là việc làm theo truyền thống của các bậc thiện trí.

Nhân dịp ấy, đức Thế Tôn thuyết pháp tế độ chư tỳ-kheo. Vị tỳ-kheo phụng dưỡng cha mẹ ấy chứng ngộ chân lý Tứ thánh đế, chứng đắc Thánh quả Tu-đà-hoàn.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/04/2013(Xem: 4289)
Sau một buổi cày vất vả, Trâu được tháo ách cho đứng gặm cỏ. Nhưng mệt quá, nhai nuốt không vô, bèn cất tiếng than : - Mẹ sinh chi tuổi Sửu, làm ...
10/04/2013(Xem: 4178)
Trắng và trắng. Muột thơm và tinh khiết. Mặt đất dường như đỏ và mịn hơn khi được trải mình ra đón nhận sự nương tựa dịu dàng của những cánh ...
10/04/2013(Xem: 6020)
Tất cả các món quà quý nhất trong đời, món quà Pháp là món quà quý nhất trong các món quà. Bần sư xin tặng đến những người thân món quà Pháp này với tâm từ của bần sư.
10/04/2013(Xem: 4175)
Nhà tù tối tăm. Giống như một cái hang trừ việc không có một bức tường nào. Im lặng tràn ngập không gian. Một bóng trắng dật dờ trôi như ánh sáng.
10/04/2013(Xem: 6554)
Ở đời, người ta thường hay nói "ngu si hưởng thái bình” hay ”khôn quá hoá dại” là hai câu đối chọi hẳn nhau về nhân quả. Ngu đây không có nghĩa là ...
10/04/2013(Xem: 5666)
“Ðợi gió!” - Tôi suýt trả lời như thế với câu hỏi bất ngờ cất lên phía sau: - Con đang đợi ai à?”
10/04/2013(Xem: 5897)
Trong những bức tranh và tượng của Địa Tạng Vương Bồ Tát, chúng ta thường thấy dưới chân ngài phủ phục một con linh khuyển. Con vật này có ...
10/04/2013(Xem: 4131)
Hồi ấy, khi tuổi tráng niên của tôi còn đủ sức dặm ngàn mây gió, một buổi dừng chân là một kỷ niệm đáng nhớ. Lần này, một ngôi chùa ni ven tỉnh lộ...
10/04/2013(Xem: 4506)
Tôi yêu cầu thầy mãi mà thầy không nghe, cứ duy trì đường lối sinh hoạt thanh thiếu niên như hiện giờ thì có ngày thầy cũng sẽ gặp rắc rối to...
10/04/2013(Xem: 7551)
Trong thời hồng hoang của lịch sử, con người chỉ biết có mẹ. Khỏi cần tìm hiểu đâu xa, cứ nhìn các con vật thì biết: gần gủi và hiền lành là con chó, con gà, xa xôi và hung bạo như con beo, con cọp. Sinh ra và lớn lên chỉ biết có mẹ, lúc thúc quanh mẹ. Bởi một lẽ đơn giản: khi biết mình mang thai, con cái thường sống cách ly con đực, thậm chí còn cắn đuổi con đực không cho lại gần.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]