Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

93. Người không có tay

04/03/201103:31(Xem: 6436)
93. Người không có tay

MỘT TRĂM BÀI KINH PHẬT
Đoàn Trung Còn - Nguyễn Minh Tiến dịch và chú giải

PHẨM THỨ MƯỜI: CÁC NHÂN DUYÊN KHÁC

NGƯỜI KHÔNG CÓ TAY

Lúc ấy, Phật ở gần thành Xá-vệ, trong vườn Kỳ thọ Cấp Cô Độc. Trong thành có vị trưởng giả giàu có vô cùng, lại chọn người trong dòng hào tộc mà cưới về làm vợ, cuộc sống rất hoan lạc, vui thú.

Chẳng bao lâu người vợ có thai, sinh được một bé trai, nhưng chẳng có hai bàn tay. Vừa sinh ra, trẻ đã biết nói, lên tiếng bảo người chung quanh rằng: “Nay thật rất khó mà có được hai bàn tay, cần phải hết lòng yêu thương mà gìn giữ.”

Cha mẹ thấy vậy cho là kỳ quái, liền mời thầy tướng đến xem. Nhân vì sinh ra chẳng có tay, nên đặt tên là Ngột Thủ.

Dần dần khôn lớn, ngày kia đi với chúng bạn đến nơi tinh xá Kỳ Hoàn được gặp Phật. Nhìn thấy đức Thế Tôn với ba mươi hai tướng tốt, tám mươi vẻ đẹp, hào quang chiếu sáng quanh thân, oai nghi rực rỡ thù thắng vô cùng, Ngột Thủ liền sanh tâm hoan hỷ, kính ngưỡng, chí thành lễ bái rồi đứng sang một bên.

Khi ấy, Phật liền thuyết pháp cho nghe. Nghe xong, tâm ý khai mở được chứng quả Tu-đà-hoàn. Khi trở về liền thưa xin cha mẹ cho được xuất gia nhập đạo.

Cha mẹ thương yêu chẳng muốn trái ý, liền dẫn đến tinh xá Kỳ Hoàn, lạy Phật xin cho xuất gia tu học. Phật nói: “Lành thay đó, tỳ-kheo!” Tức thì, râu tóc tự nhiên rụng sạch, áo cà-sa hiện ra nơi thân, thành một vị tỳ-kheo oai nghi đầy đủ. Chuyên cần tu tập, chẳng bao lâu đắc quả A-La-hán, đủ Ba trí sáng, Sáu phép thần thông, Tám môn giải thoát, khắp cõi trời người ai gặp cũng đều kính trọng, ngưỡng mộ.

Chư tỳ-kheo thấy việc như vậy, liền thưa hỏi Phật rằng: “Bạch Thế Tôn! Vị tỳ-kheo Ngột Thủ này vì sao khi sinh ra đã biết nói ngay, nhưng lại chẳng có ha bàn tay, lại được gặp Phật xuất gia đắc đạo?”

Phật bảo chư tỳ-kheo: “Các ngươi hãy chú tâm lắng nghe, ta sẽ vì các ngươi mà phân biệt giảng nói. Vào giữa Hiền kiếp này, có vị Phật ra đời hiệu là Ca-diếp.

“Khi ấy có hai vị tỳ-kheo kia, một người đã chứng quả A-La-hán, một người chưa chứng quả. Dân chúng trong vùng thường hay mời thỉnh đến cúng dường, vị tỳ-kheo chưa chứng quả thường cùng đi với vị A-La-hán đến thọ nhận sự cúng dường của đàn việt.

“Có một ngày kia, vị A-La-hán không ở đó, lại cùng đi với một người khác. Vị tỳ-kheo chưa chứng quả liền sanh tâm sân nhuế, buông lời thóa mạ, nói rằng: ‘Ta thường vì người rửa bát, bưng nước, nay sao lại sanh lòng phản phúc đi với người khác? Từ nay về sau ta mà có đi cùng người thì cho cụt cả hai tay đi.’ Nói lời ấy rồi, hai người từ đó chẳng đi chung với nhau nữa.

“Do nghiệp duyên như thế, trải qua năm trăm đời, tỳ-kheo ấy thọ quả báo sanh ra chẳng có hai bàn tay. Vì việc mà tự nói lên rằng: Hai bàn tay rất là khó được.”

Phật lại dạy rằng: “Vị tỳ-kheo ác khẩu thóa mạ A-La-hán ngày đó, nay là tỳ-kheo Ngột Thủ đó. Do nơi ngày ấy có phụng sự cho bậc thánh, nên nay được gặp Phật, xuất gia đắc đạo.”

Phật thuyết nhân duyên của tỳ-kheo Ngột Thủ xong, chư tỳ-kheo thảy đều tự phòng hộ lấy ba nghiệp của mình, sinh tâm chán ngán, muốn xa lìa vòng luân hồi sanh tử, có người đắc quả Tu-đà-hoàn, có người đắc quả Tư-đà-hàm, có người đắc quả A-na-hàm, có người đắc quả A-La-hán, lại có người phát tâm cầu quả Phật Bích-chi, có người phát tâm cầu quả vị vô thượng Bồ-đề.

Các vị tỳ-kheo nghe Phật thuyết nhân duyên này xong thảy đều vui mừng tin nhận.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
21/01/2014(Xem: 22205)
Đọc bản dịch Cảnh Đức Truyền Đăng Lục của anh Lý Việt Dũng, tôi không khỏi thán phục khi biết sức khỏe anh rất kém mà vẫn phấn đấu kiên trì để hoàn thành dịch phẩm khó khăn này một cách đầy đủ chứ không lược dịch như ý định ban đầu.
01/01/2014(Xem: 7830)
Sau mấy chục năm dài xa quê hương, lần đầu tiên trở về nước, tôi muốn dành cho cả gia đình một bất ngờ lớn nên không báo trước để ai ra đón cả. Lúc ngồi trên máy bay, tôi mường tượng một cách đơn giản ra con đường nào dẫn vào xóm Biển, nơi tôi đã được sinh ra và lớn lên với tất cả những ngày tháng êm đềm nhất của thời niên thiếu. Nhà tôi bao năm qua vẫn ở nơi ấy, bố mẹ và các em tôi vẫn quây quần cạnh nhau trong cái xóm Biển hiền hòa an bình ấy, nhất định tôi sẽ tìm ra được nhà mình, không lầm lẫn vào đâu được.
31/12/2013(Xem: 3417)
Đời người được bao nhiêu mà chiếc khăn bàn ấy đã ở với tôi gần nửa thế kỷ! Cho đến nay vẫn đang còn và có lẽ sẽ còn mãi với tôi cho đến cuối cuộc đời!
30/12/2013(Xem: 18106)
Hương Lúa Chùa Quê, 1 tập truyện hồi ký, ( 432 trang), hoài niệm tuổi thơ của hai tác giả, vừa là anh em ruột, vừa là hai vị giáo phẩm trong hàng lãnh đạo của PGVN ở hải ngoại, đó là Hòa Thượng Thích Bảo Lạc (Úc Châu) và Hòa Thượng Thích Như Điển (Đức Quốc) . Sẽ online trong thời gian sớm nhất, kính mời quý độc giả đón đọc. Nam Mô A Di Đà Phật.
25/12/2013(Xem: 11385)
Con người sanh ra trên cõi đời này đã mang theo nghiệp nhân của đời trước, lúc lớn lên lại gây tạo thêm nghiệp mới. Nghiệp nhân cũ cộng với nghiệp nhân mới nên chi phối cuộc đời còn lại (cận tử nghiệp) của mỗi người.
20/12/2013(Xem: 10926)
Bộ phim là câu chuyện có thật về chú chó Nhật được cả thế giới biết đến như một biểu tượng về tình yêu thương vĩnh cửu. Đây chắc chắn là bộ phim mà bất kỳ đứa trẻ nào cũng không thể nào quên.
12/12/2013(Xem: 19075)
Bé trai Ryan 5 tuổi sống tại bang Oklahoma (Mỹ) kể về lần nhìn thấy Marilyn Monroe tại một bữa tiệc nhưng chưa kịp tiến lại gần cô đã bị một cú đấm vào mặt bởi một vệ sĩ.
12/12/2013(Xem: 5766)
Vào những ngày cuối tháng của năm, tôi có dịp lên Sàigòn, không khí sinh hoạt nhộn nhịp hẳn lên, bao hình ảnh xem như đã chuẩn bị trước từ nhiều tháng qua, những sắc màu, những âm thanh ầm ỉ của người, xe cộ và sự va chạm của mọi thứ xung quanh trong cuộc sống quay cuồng, làm chóng mặt và choáng ngợp cả mắt…
11/12/2013(Xem: 8297)
Bà cụ già đau yếu than thở với bà bạn thân nhất của mình, “Tôi ghét cái tuổi già. Tôi ghét vì phải ở đây trong cái nhà dưỡng lão này.” Bà bạn lên tiếng, “Chúng mình phải lạc quan.” “Lạc quan về cái quái gì chứ? Trời đất ạ!” “Vậy thì, bà đang đau nhức hay sao?”
11/12/2013(Xem: 22884)
Đi tu không có nghĩa là phải vào chùa, cạo bỏ râu tóc mà phải được hiểu rộng rãi hơn nhiều! Đi tu là một quá trình khám phá tâm linh. Chúng ta học ứng dụng những lời Phật dạy trong đời sống hàng ngày của mình. Tu là chuyển hóa bản thân, từ vô minh đến trí tuệ, là tìm kiếm, khám phá con đường đưa đến hạnh phúc và an lạc.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]