Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

38. Thỏ thiêu thân cúng dường

04/03/201103:31(Xem: 6403)
38. Thỏ thiêu thân cúng dường

MỘT TRĂM BÀI KINH PHẬT
Đoàn Trung Còn - Nguyễn Minh Tiến dịch và chú giải

PHẨM THỨ TƯ: BỒ-TÁT RA ĐỜI

THỎ THIÊU THÂN CÚNG DƯỜNG

Lúc ấy, Phật ở thành Xá-vệ, trong vườn Kỳ thọ Cấp Cô Độc. Trong thành có vị trưởng giả tên Bạt-đề, phát tâm xuất gia nhập đạo, nhưng lại thường ưa tham gia những chuyện thế sự, ba nghiệp chẳng được thanh tịnh.

Khi ấy, đức Thế Tôn quán sát căn cơ, biết tỳ-kheo Bạt-đề đã đến lúc hóa độ được, liền bảo ngài A-nan: “Ngươi đi gọi tỳ-kheo Bạt-đề đến gặp ta.”

A-nan vâng lời Phật đi tìm tỳ-kheo Bạt-đề đến. Phật dạy tỳ-kheo Bạt-đề rằng: “Ngươi nên tìm vào chỗ rừng núi vắng vẻ mà ngồi thiền học đạo ít lâu.”

Tỳ-kheo Bạt-đề vâng lời Phật, tìm vào nơi rừng núi vắng vẻ chuyên tâm tọa thiền, học đạo, không bao lâu liền đắc quả A-La-hán.

Các vị tỳ-kheo thấy việc như vậy đều lấy làm lạ, thưa hỏi Phật rằng: “Bạch Thế Tôn! Chẳng biết vị tỳ-kheo Bạt-đề này trước đây đã tạo các nghiệp thiện ác như thế nào mà nay nghe lời Phật dạy, tu tập chẳng bao lâu chứng được thánh quả?”

Phật nói: “Chẳng phải nay ta mới hóa độ cho Bạt-đề. Trong quá khứ ta cũng đã từng hóa độ cho người ấy.”

Khi ấy, chư tỳ-kheo đều thắc mắc muốn được nghe nhân duyên quá khứ Phật hóa độ cho Bạt-đề. Phật liền bảo chư tỳ-kheo: “Các ngươi hãy chú tâm lắng nghe, ta sẽ vì các ngươi mà phân biệt giảng nói. Vào giữa Hiền kiếp này, xứ Ba-la-nại có một vị tiên tu tập trong chốn núi rừng thâm sâu vắng vẻ, chỉ ăn các thứ trái cây rừng, uống nước suối. Trải qua nhiều năm gặp nắng hạn khô cằn, hoa quả trong rừng chẳng còn cho người ăn no bụng nữa, liền có ý xuống nơi thôn xóm mà khất thực.

“Bấy giờ có vị Bồ-tát hiện thân làm vua loài thỏ ở nơi khu rừng ấy. Vua thỏ dẫn một bầy thỏ đi tìm nước uống, thấy vị tiên đang muốn bỏ rừng xuống xóm thôn khất thực, liền đón lại thưa rằng: ‘Tôi có lễ cúng dường, sáng sớm ngày mai mong được ngài đến thọ nhận.’

“Khi ấy, vị tiên suy nghĩ rằng: ‘Chắc vua thỏ đã gặp con thú nào bỏ mạng, có thể làm thức ăn cho ta, nên muốn mang đến cúng dường. Vậy ta nên nhận lời.’ Nghĩ rồi liền nhận lời.

“Sáng hôm sau, vua thỏ tập trung hết loài thỏ trong rừng lại, cùng thỉnh vị tiên ấy đến, rồi đứng trước tất cả mà thuyết pháp cho nghe. Xong rồi, vua thỏ đốt lên một đống lửa to, tự nhảy vào lửa thiêu thân mình để cúng dường thịt cho vị tiên.

“Ngay khi ấy, vị tiên tỉnh ngộ lẽ vô thường, trong lòng vô cùng cảm kích, nói to lên rằng: ‘Đại sư! Sao chỉ trong phút chốc đành bỏ tôi mà đi, khiến tôi chẳng còn được nghe thuyết pháp nữa!’ Nói rồi khóc lóc thảm thiết, nằm lăn lộn trên đất chẳng muốn dậy nữa.

“Bấy giờ cõi đất chấn động, chư thiên rải hoa trời xuống cúng dường, phủ trên xác vua thỏ.

“Vị tiên không đành lòng ăn thịt vua thỏ, liền thiêu lấy xá-lỵ rồi dựng tháp thờ kính, cúng dường.”

Phật bảo chư tỳ-kheo: “Bồ-tát hiện thân vua thỏ ngày xưa, nay là ta đây. Vị tiên ngày ấy, nay là tỳ-kheo Bạt-đề đó. Ngày trước người nghe lời ta mà đến nghe pháp, nên nay nhờ nhân duyên ấy mà được gặp ta và xuất gia đắc đạo.”

Các vị tỳ-kheo nghe Phật thuyết nhân duyên này xong thảy đều vui mừng tin nhận.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/04/2013(Xem: 4606)
Truyện “Quan Âm Thị Kính” không rõ xuất hiện từ thời nào và do ai sáng tác ra. Thoạt tiên truyện là một khúc hát chèo gồm nhiều đoạn, với ngôn từ rất bình dị và tự nhiên, rõ ràng là một khúc hát của dân quê, của đại chúng. Về sau mới có truyện thơ “Quan Âm Thị Kính” xuất hiện, được viết bằng thể thơ “lục bát”, mang nhiều ý nghĩa thâm thúy của cả đạo Nho lẫn đạo Phật. Người ta phỏng đoán rằng tác giả chắc phải là một người có học thức.
10/04/2013(Xem: 6657)
Ðúng vậy, vấn đề là nên “quậy” như thế nào cho phải đạo! “Quậy” mà trên không khiển trách, dưới chẳng dám xem thường khi tính khí “quậy” vốn là ...
10/04/2013(Xem: 6652)
Trong những hình ảnh cũ, tôi còn nhớ buổi đi học lần đầu. Hình như hôm đó vào buổi sáng, cha tôi dắt tôi đi bộ ra đường cái, được...
10/04/2013(Xem: 10015)
Thuở xưa có một anh chàng xấu xí kia, con nhà nghèo, thất học, phải sinh sống bằng nghề khuân vác mướn ngoài chợ. Người ta gọi anh là thằng ...
10/04/2013(Xem: 9893)
Bảo Lâm bước chậm lại... ý như để lắng nghe tiếng chim hót líu lo từ phía khu rừng trúc. Vài tia nắng nhẹ vừa xuất hiện phía hừng đông...
10/04/2013(Xem: 7757)
Mãi viết, tuy có nghe tiếng Cam-Ly sủa ngoài vườn mà tôi không để ý. Nhưng khi ngẩng lên, thì Sư-cô T.T. đã đứng trước mặt.
10/04/2013(Xem: 5290)
Ngày kia, nhà tỷ phú nọ mang cậu con trai duy nhất về nơi thôn dã với ý định để cho con tìm hiểu và so sánh với cuộc sống nghèo nàn của người ...
10/04/2013(Xem: 4387)
Ngày xưa, có một chàng trai mang nhiều tâm sự u uất về đời, một sớm lên đường đi tìm Sự Thật. Anh nghe ở ngôi đền nọ có vị đạo sĩ chân ...
10/04/2013(Xem: 5336)
Khi chàng dũng sĩ về đến chân núi thì trăng cũng vừa lên. Trăng mười chín soi sáng cảnh núi rừng cô tịch. Ánh trăng nhấp nháy...
10/04/2013(Xem: 7657)
Nói đến cái lỗ mũi của sư Thiền Trí cả xóm Đuôi Ao không ai là không biết. Nó dài hơn một tấc rưỡi, nằm lòng thòng từ trên môi cho đến dưới cằm...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]