Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

16. Phật hóa hình Đế-thích

04/03/201103:31(Xem: 6135)
16. Phật hóa hình Đế-thích

MỘT TRĂM BÀI KINH PHẬT
Đoàn Trung Còn - Nguyễn Minh Tiến dịch và chú giải

PHẨM THỨ HAI: CÚNG DƯỜNG ĐƯỢC THỌ BÁO

PHẬT HÓA HÌNH ĐẾ THÍCH

Lúc ấy, Phật ở tại thành Vương-xá, nơi tinh xá Trúc Lâm. Lúc bấy giờ, trong thành có một viên quan lớn tên là Lê-xa, theo bọn tà đạo, chẳng tin luật nhân quả, thuận theo việc thái tử A-xà-thế giết vua Tần-bà-sa-la mà đoạt ngôi, tự lập lên làm vua. Khi ấy, viên quan này lấy làm đắc ý, tự mãn, liền truyền lệnh tổ chức một đại hội tụ tập những người bà-la-môn lại, số đông đến trăm ngàn người, rồi tự đặt ra quy chế rằng: “Không ai được đi đến chỗ sa-môn Cồ-đàm.” Những người bà-la-môn thảy đều nghe lệnh cấm như vậy, chẳng ai dám đến chỗ Phật nữa.

Đến một lúc nọ, có một số người bà-la-môn bí mật tụ họp lại với nhau bàn luận, có người nói rằng: “Trong kinh Vĩ-đà có nói rằng: Sa-môn Cồ-đàm chính là vị Đại thiên chủ của chúng ta. Nay chúng ta nên cùng nhau xưng danh ngài, nếu ngài quả thật nghe mà ngự đến chỗ hội này, chúng ta sẽ trọn đời thờ kính phụng sự.” Nói như vậy rồi, liền cùng nhau mà xưng tụng rằng: “Nam-mô Cồ-đàm Sa-môn! Xin ngài đến nơi hội này theo lời cầu thỉnh của chúng con.”

Như Lai thường lấy tâm đại bi ngày đêm quán sát chúng sanh, những ai có thể hóa độ thì ngài đều hóa độ cho. Phật biết căn lành của những người bà-la-môn này đã được thuần thục, có thể được Phật hóa độ, nên liền tự biến ra hình Đế-thích, từ trên hư không hiện xuống nơi chỗ hội. Mọi người trông thấy thảy đều đứng dậy cung nghinh, đón rước lên chỗ tòa cao trang trọng mà ngồi, liền thưa với Đế-thích rằng: “Chỗ sở nguyện của chúng tôi nay chắc sẽ được, nếu đúng như vậy thì xin trọn đời phụng sự thờ kính.” Đế-thích khen rằng: “Như vậy là tốt lắm.”

Khi ấy, đức Thế Tôn biết rằng tâm ý của những người bà-la-môn này đã được điều phục, liền hiện lại hình Phật, đúng theo lời nguyện thỉnh của họ, rồi thuyết pháp Tứ diệu đế cho nghe. Nghe Phật thuyết pháp xong, mọi người đều thấy tâm ý khai mở, nhiều người được đắc quả Tu-đà-hoàn, thảy đều được an ổn, vui vẻ. Những người bà-la-môn này liền soạn sửa trăm thứ món ăn thức uống quý lạ, tinh khiết mà thỉnh Phật cùng chư tỳ-kheo tăng đến để cúng dường.

Lúc bấy giờ, chư tỳ-kheo thấy việc như vậy liền thưa hỏi Phật: “Bạch Thế Tôn! Do nhân duyên phước báo nào mà nay những người bà-la-môn này thiết hội cúng dường Phật và chư tỳ-kheo tăng như vậy?”

Phật bảo chư tỳ-kheo: “Các ngươi nên chú ý lắng nghe, ta sẽ vì các ngươi mà phân biệt giảng nói.

“Này chư tỳ-kheo! Về thuở quá khứ, cách nay vô số kiếp, nước Ba-la-nại có Phật ra đời hiệu là Diệu Âm, cùng với chư tỳ-kheo đi đến chỗ của một vị vua tên là Bảo Điện. Vua ấy nghe tin Phật đến thì cùng với quần thần ra nghinh đón, thỉnh Phật ở lại trong thành cúng dường các món ăn uống, y phục, thuốc men trong ba tháng. Đức Phật nhận lời.

Sau ba tháng thọ nhận sự cúng dường của vua Bảo Điện rồi, đức Phật Diệu Âm liền từ nơi giữa rốn phóng hiện ra bảy đóa hoa sen báu, mỗi đóa sen ấy đều có một vị Phật ngồi kiết già trên đó, lại phóng ra ánh sáng rực rỡ, trên chiếu đến cõi trời A-ca-ni-trá, dưới thấu đến địa ngục A-tỳ. Khi ấy, vua Bảo Điện thấy sự thần biến như vậy rồi, liền phát tâm vô thượng Bồ-đề. Đức Phật Diệu Âm liền thọ ký cho vua rằng: “Ngươi về sau sẽ thành Phật hiệu là Thích-ca Mâu-ni.”

Phật bảo chư tỳ-kheo rằng: “Vua Bảo Điện thuở ấy chính là ta ngày nay. Quần thần thuở ấy chính là tỳ-kheo các ngươi. Nhờ nhân duyên cúng dường, phụng sự đức Phật Diệu Âm thuở ấy, nên trải qua bao kiếp lưu chuyển, ta chẳng bao giờ đọa vào các đường địa ngục, súc sanh, ngạ quỷ, thường hưởng những sự khoái lạc trong cõi trời, cõi người, cho đến ngày nay được quả vị vô thượng Bồ-đề. Cũng vì thế mà khắp trong cõi trời người, ai ai cũng muốn đến cúng dường ta.”

Các vị tỳ-kheo nghe Phật thuyết nhân duyên này xong thảy đều vui mừng tin nhận.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
30/06/2011(Xem: 2028)
Mặt trời ló dạng trải những ánh vàng óng ả trên mặt biển khơi, chiếu sáng rực rỡ một góc trời. Ngoài xa, từng cơn sóng nô đùa nối đuôi nhau cặp bờ.
12/06/2011(Xem: 2305)
Ngày xưa có một anh chàng sinh viên nghèo, thật thà, ngay thẳng, sống trong một căn gác xép, chẳng có lấy một tí gì.
12/06/2011(Xem: 2236)
Một sáng tháng năm ta ở phía tây thổi về (vẫn lời của gió), rong ruổi trên bờ bể, qua các khu rừng và đồng bằng, vượt qua sông Ben.
12/06/2011(Xem: 2301)
Em nhổm dậy và nhìn qua cửa buồng vẫn đang hé mở. Em lắng tai và hình như nghe tiếng đàn dương cầm vẳng ra từ phòng bên...
12/06/2011(Xem: 2224)
Cha nó đang ốm thập tử nhất sinh. Nó rất buồn. Trong túp lều nhỏ chỉ có hai cha con. Cha nó bảo: "Giăng ơi! con thật hiếu thảo!
04/06/2011(Xem: 5123)
Trời đổ mưa, muối Bé, bây giờ là hạt mưa, gặp lại muối To mừng rỡ, ngạc nhiên: “Ôi chị muối To của em, sao chị lại nằm trơ trốc một mình ở chốn này!”. Muối To sụt sùi kể: “Số kiếp của chị khổ lắm, tủi nhục lắm… hu, hu… còn em sống thế nào?”. “Tuyệt lắm chị ơi! – muối Bé hí hửng – khi em hòa tan trong nước biển, em được bay lên trời, thỏa thích ngắm Trái đất trên cao, đẹp lắm. Sau đó em thành mưa tưới mát cho Trái đất thêm xanh tươi. Chưa hết, em còn đi chu du nhiều nơi trên Trái đất trước khi về biển, chuẩn bị một hành trình tuyệt vời khác… Thôi em chào chị, em phải đi để sớm về với cội nguồn”. Nhìn muối Bé hòa mình với dòng chảy, xa dần… bỗng dưng muối To thèm khát cuộc sống như muối Bé, muốn hòa tan, hòa tan… Nhưng… chao ôi, quá muộn rồi? Nó đã trở thành sỏi đá, mãi sống trong cô đơn, mãi bị người ta chà đạp!
03/06/2011(Xem: 12216)
Tập 5 Thích Minh Chiếu Sưu tập ---o0o--- Mục lục Tập 5 Phần 01 Chuyện con ngỗng trời vàng Ðường lầy Ô Sào thiền sư Năm con lừa Hành động bất khả tư nghì của một bậc đã tu chứng Phần 02 Cụ già tu mướn Lạy Phật cầu chồng Khang Hy tìm Phổ Hiền Phật ở đâu? Ðức Phật và Chiến Già
31/05/2011(Xem: 23768)
Trước khi thành Thiền sư, Trúc Lâm đại sĩ đã từng làm vua nước Đại Việt. Đó là vua Trần Nhân Tông, người đã từng đẩy lui cuộc xâm lăng của quân Mông Cổ.
24/05/2011(Xem: 5134)
Lịch sử đã chứng minh cho chúng ta thấy có không ít những vị Thiền sư Việt Nam đã thể hiện trọn vẹn tinh thần vì dân vì nước. Các Thiền sư này xuất hiện dưới nhiều dạng khác nhau, khi thì đóng vai Thái sư Khuông Việt, hay người chèo đò Đỗ Thuận, lúc lại là người thầy thuốc Tuệ Tĩnh hay thợ đúc đồng Nguyễn Minh Không, thậm chí có lúc tự tại ở ngôi vị đế vương xông pha trước mũi tên lằn đạn để chống đỡ cho muôn dân thoát khỏi nạn dày xéo của ngoại bang. Đối với các Ngài, hình thức cư sĩ, xuất gia, làm vua, làm quan, làm người chèo đò, làm thầy thuốc, làm thợ mộc hay thợ đúc đồng hoặc bất cứ ngành nghề gì chẳng qua chỉ là lớp áo đổi thay không dừng trên sân khấu cuộc đời, trong tâm niệm các Ngài luôn mong mỏi đem lại ấm no hạnh phúc cho dân tộc. Vì vậy, các ngài đi vào cuộc đời mà không bị lợi danh quyền thế làm hoen ố vẩn đục; tâm hồn luôn thanh thoát như những đóa hoa sen thơm ngát giữa bùn lầy mà không bị bùn nhơ làm ô nhiễm. Vì vậy, bất cứ người Việt nào, khi đọc lại những trang sử
22/05/2011(Xem: 3024)
Tít ngoài biển khơi kia, nước xanh hơn cánh đồng hoa mua biếc nhất, trong vắt như pha lê, nhưng sâu thăm thẳm, sâu đến nỗi neo buông không tới đáy...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]