Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

14. Phật trừ dịch bệnh

04/03/201103:31(Xem: 6227)
14. Phật trừ dịch bệnh

MỘT TRĂM BÀI KINH PHẬT
Đoàn Trung Còn - Nguyễn Minh Tiến dịch và chú giải

PHẨM THỨ HAI: CÚNG DƯỜNG ĐƯỢC THỌ BÁO

PHẬT TRỪ DỊCH BỆNH

Lúc ấy, Phật ở gần thành Vương-xá, nơi tinh xá Trúc Lâm.

Lúc bấy giờ, tại xứ Na-la xảy ra dịch bệnh làm cho người chết rất nhiều. Dân chúng bệnh khổ đau đớn, cầu khẩn đủ các vị thần, song không thấy ứng nghiệm. Bệnh ngày càng lan rộng chẳng giảm chút nào.

Khi đó, tại xứ này có một người cư sĩ tin Phật, nói với mọi người rằng: “Đức Như Lai luôn làm lợi ích, an ổn cho hết thảy chúng sanh. Chúng ta nên cùng nhau chí tâm niệm danh hiệu ngài mà cầu khỏi sự bệnh khổ.”

Mọi người nghe lời ấy rồi, liền cùng nhau đồng thanh mà xưng danh hiệu Phật, cầu đức Thế Tôn đại bi thương xót cứu hộ cho khỏi nạn dịch bệnh.

Đức Như Lai thường lấy tâm đại bi mà ngày đêm quán sát chúng sanh, nơi đâu có người chịu khổ não ngài đều đến cứu hộ cho, lại dạy tu theo các pháp lành vĩnh viễn trừ được khổ não. Khi ấy, Phật thấy biết nhân dân ở xứ Na-la chịu bệnh khổ, đang nhất tâm xưng danh hiệu Phật mà cầu cứu khổ.

Đức Thế Tôn liền cùng với chư tỳ-kheo hiện đến xứ Na-la, ngài lấy tâm đại bi mà ủy dụ dân chúng, khuyên tu các điều lành. Dịch bệnh khi ấy tự nhiên giảm mất, chẳng còn ai bệnh khổ nữa.

Khi ấy, dân trong xứ đều thấy sự lợi ích, an ổn mà đức Như Lai mang lại cho mọi người, liền nói với nhau rằng: “Chúng ta đây nhờ ơn đức Phật mới còn giữ được thân mạng, vậy nên lập hội thỉnh Phật mà cúng dường.”

Nghĩ như vậy rồi, họ liền cùng nhau đến chỗ Phật, lễ bái thưa thỉnh. Phật liền nhận lời.

Dân chúng trong vùng ấy được Phật nhận lời cầu thỉnh rồi thì mừng rỡ, cùng nhau sắm sửa lập hội cúng dường. Họ trang hoàng nơi lễ đàn, hương hoa cờ phướn đủ lễ trang nghiêm, cho đến dọn sửa đường sá, nhặt sạch những thứ đá sỏi, đồ ô uế. Lại sắp đặt đầy đủ các món ăn ngon lạ, tinh khiết. Mọi việc chuẩn bị xong, họ lại cho người đến thỉnh Phật và chư tỳ-kheo tăng.

Bấy giờ, đức Thế Tôn và chư tỳ-kheo đắp y, mang bình bát cùng đến dự hội. Lễ cúng dường xong, dân chúng đều khao khát mong mỏi xin được nghe pháp. Phật liền vì mọi người mà thuyết pháp cho nghe. Nghe Phật thuyết Pháp xong, mọi người đều thấy tâm ý khai mở, nhiều người được đắc quả Tu-đà-hoàn, có người chứng quả Tư-đà-hàm, có người chứng quả A-na-hàm. Lại có người ngay khi đó phát tâm vô thượng Bồ-đề nguyện được quả vị Phật, Thế Tôn.

Lúc bấy giờ, chư tỳ-kheo thấy việc như vậy liền thưa hỏi Phật: “Bạch Thế Tôn! Do nhân duyên phước báo nào mà dân chúng nơi đây ngày nay cúng dường Phật, cũng như nhờ đâu mà họ được Phật độ cho khỏi nạn dịch bệnh tai ác?”

Đức Phật đáp rằng: “Này chư tỳ-kheo! Các ngươi hãy chú tâm lắng nghe, ta sẽ vì các ngươi mà phân biệt giảng nói.

“Này Chư tỳ-kheo! Về thuở quá khứ, nước Ba-la-nại có Phật ra đời hiệu là Nguyệt Quang, cùng với chư tỳ-kheo đi đến nước của một vị vua tên là Phạm-ma. Đức vua này cúng dường Phật với chư tỳ-kheo xong, liền quỳ xuống mà bạch rằng: “Xin đức Thế Tôn từ bi thương xót mà cứu độ cho nhân dân hiện nay đang bị dịch bệnh tai ác.”

Lúc bấy giờ, đức Phật Nguyệt Quang liền lấy tấm y của mình trao cho nhà vua, nói rằng: “Đại vương! Hãy mang áo cà-sa của ta đây treo lên đầu cây phướn, cung kính cúng dường, rồi dịch bệnh sẽ tự nhiên tiêu tán, không còn trở lại nữa.” Vua nghe theo lời ấy rồi, mọi việc đều tốt đẹp, dịch bệnh tự nhiên tiêu trừ. Vua hết sức vui mừng, phát tâm Bồ-đề. Đức Phật liền thọ ký cho vua rằng: “Ngươi về sau sẽ thành Phật hiệu là Thích-ca Mâu-ni.”

Phật bảo chư tỳ-kheo rằng: “Vua Phạm-ma thuở ấy chính là ta ngày nay. Quần thần thuở ấy chính là tỳ-kheo các ngươi. Nhờ nhân duyên cúng dường, phụng sự đức Phật Nguyệt Quang thuở ấy, nên trải qua bao kiếp lưu chuyển, ta chẳng bao giờ đọa vào các đường ác, thường hưởng những sự khoái lạc trong cõi trời, cõi người, cho đến ngày nay được quả vị vô thượng Bồ-đề. Cũng vì thế mà khắp trong cõi trời người, ai ai cũng muốn đến cúng dường ta.”

Các vị tỳ-kheo nghe Phật thuyết nhân duyên này xong thảy đều vui mừng tin nhận.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/04/2013(Xem: 4732)
Còn trong tác phẩm Và khi tro bụi của nhà văn Đoàn Minh Phượng, người đọc không bước qua một cánh cửa, không đi theo một đường thẳng mà cứ bị dẫn dắt qua bao lối rẽ. Người đàn bà đi tìm cái chết, nhưng rồi cuối cùng chính chị phải tìm cách ngăn lại một cái chết khác. Mỗi người được sinh ra không phải để đi tìm cho mình một dấu chấm hết, mà là một mắt xích tạo nên dòng đời. Cho dù cuộc đời chỉ được ghi nhận bằng dòng chữ ngắn ngủi “Tôi là một đứa trẻ mồ côi....
10/04/2013(Xem: 13061)
Trên thế giới ngày nay, những sách vở nói về các vấn đề huyền linh có rất nhiều, sau khi sưu tầm sự thật về những bậc làm cho tôi cảm thấy khích lệ tinh thần để trình bày kinh nghiệm riêng của tôi về những đấng Chân Sư của Phương Đông. Trong những chương sách này, tôi không có ý diễn tả một tín ngưỡng hay một tôn giáo nào. Tôi chỉ đưa ra một tóm lược những kinh nghiệm cá nhân của mình về các đấng Chân Sư, để trình bày những chân lý căn bản trọng đại trong giáo lý của ngài.
10/04/2013(Xem: 9894)
Người du khách cuối cùng đã về; người hướng dẫn viên cuối cùng đã lập lại đến cả ngàn lần những điều hiểu biết của mình để giới thiệu cho du khách ngoại quốc về xứ cổ Ai Cập.
10/04/2013(Xem: 15281)
Theo truyền thuyết Ấn giáo, thần Vishnu có lần hoá sinh làm một vị vương tử sống bên bờ sông Hằng. Tên ông là Ravana. Ravana có một người con trai tên Dasa. Mẹ Dasa chết sớm, vương tử cưới một người vợ khác. Sau khi người đàn bà đẹp và tham vọng này sinh được một con trai, bà đâm ra thù ghét Dasa. Bà muốn cho Nala, con mình kế vị, nên âm mưu chia rẽ cha con Dasa, và chờ cơ hội thanh toán cậu bé.
10/04/2013(Xem: 15706)
Tập: Bàn về Tây Du Ký này viết sau khi đài truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh trình chiếu bộ phim "Tây Du Ký". Dương Khiết đạo diễn. Tập này được soạn giả xe là Hoa Ngọc lan, tập Ba; tiếp theo Hoa Ngọc Lan, tập Một, xuất bản năm 1998. Nhà Xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh; Hoa Ngọc Lan, tập Hai, xuất bản tháng 03 năm 2000, Nhà Xuất bản Tôn Giáo.
10/04/2013(Xem: 14490)
Điều nầy khiến người viết " Bàn về Tiểu Thuyết Kim Dung " đi tìm lại các cảm xúc của mình khi mải mê đọc võ hiệp Kim Dung vào thập niên 60, đặc biệt là cảm xúc về Phật học, về Văn hoá và Giáo dục. Người viết chỉ có một nguyện vọng khiêm tốn là nói lên một tiếng nói trân trọng về những gì tốt đẹp mà Kim Dung đã cống hiến cho độc giả bốn phương.
10/04/2013(Xem: 14865)
BẰNG TẤT CẢ TẤM LÒNG Thích Chân Tính Nhà Xuất Bản Thuận Hoá - Huế 1996
10/04/2013(Xem: 7744)
Quyển Hồi Ký này của tu sĩ Yogananda có một giá trị độc đáo vì nó là một trong những tác phẩm nói về các bậc thánh nhân, hiền triết Ấn Độ, không phải được viết ra bởi một ký giả hay văn sĩ ngoại quốc, mà bởi một tác giả nòi giống và cùng một nền giáo dục tâm linh với những người mà ông diễn tả. Nói tóm lại, đây là một quyển sách của một người Yogi viết về những người Yogi. Dưới hình thức một truyện trường thuật của một nhân vật tiết lộ cho chúng ta biết cuộc đời và những quyền năng lạ lùng của những bậc hiền giả của xứ Ấn. Quyển sách này có một tầm quan trọng rất lớn trong thời gian và ngoài không gian...
10/04/2013(Xem: 18993)
Ngài Triệu Châu hỏi ngài Nam Tuyền: Thế nào là đạo? Ðáp: Tâm bình thường là đạo. Một câu như thế đủ làm cửa ngỏ để chúng ta đọc tập sách này. Vì trong đây là những mẫu chuyện về các bậc cao tăng có đời sống khác lạ, . . .
10/04/2013(Xem: 14705)
Đọc “Câu chuyện dòng sông”, chúng ta sẽ thấy rằng cuộc đời đáng sống và chứa đựng muôn ngàn hương sắc tuyệt vời, mà chúng ta thường bỏ quên và đánh mất giữa đời sống thường nhật. “Câu chuyện dòng sông” là câu chuyện của mỗi người trong chúng ta; đó cũng là hình ảnh muôn thuở của trần gian và của mộng đời bất tuyệt.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]