Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

6. Người bệnh nặng

04/03/201103:31(Xem: 6071)
6. Người bệnh nặng

MỘT TRĂM BÀI KINH PHẬT
Đoàn Trung Còn - Nguyễn Minh Tiến dịch và chú giải

PHẨM THỨ NHẤT: BỒ-TÁT ĐƯỢC THỌ KÝ

NGƯỜI BỆNH NẶNG

Lúc ấy, Phật ở gần thành Xá-vệ cùng với chư tỳ-kheo, trong vườn Kỳ thọ Cấp Cô Độc. Tại thành Xá-vệ, có một ông trưởng giả tên là Bà-trì-gia, giàu có nhưng tâm địa cực ác, thường chẳng thân thiện gần gũi với ai. Tuy vậy, ông lại có lòng kính ngưỡng phụng sự sáu thầy ngoại đạo.

Ngày kia, ông mắc bệnh trầm trọng, không có ai chăm sóc thuốc thang cho, mạng sống rất nguy kịch. Ông liền tự nghĩ rằng: “Ta nay thọ bệnh, khốn khổ cùng cực như thế này, nếu ai có thể cứu được mạng sống của ta, ta sẽ trọn đời hầu hạ phụng sự người ấy.” Ông lại nghĩ tiếp rằng: “Chỉ có Phật Thế Tôn mới có thể cứu được mạng ta mà thôi.” Nghĩ như vậy rồi liền sanh lòng khát ngưỡng, mong mỏi được thấy Phật.

Đức Phật thường lấy tâm đại bi ngày đêm quán sát hết thảy chúng sanh, thấy biết những ai đang gặp khổ não thì ngài hiện đến tùy duyên cứu giúp, thuyết pháp cho nghe khiến được hoan hỷ thân tâm, nếu đang đọa trong nẻo ác, cũng khiến cho lìa khỏi đó mà sinh vào chốn trời người, được thành đạo quả.

Khi ấy, Phật nhìn thấy ông trưởng giả đang khốn khổ vì bệnh tật, không có ai chăm sóc, nuôi dưỡng, ngài liền phóng hào quang chiếu đến nơi thân người bệnh, khiến cho thân thể được khoan khoái, mát mẻ, tâm liền tỉnh ngộ, vui mừng khôn xiết. Ông trưởng giả Bà-trì-gia khi ấy liền phủ phục lễ bái quy vọng đến chỗ Phật.

Lúc đó, đức Thế Tôn biết rằng thiện căn của Bà-trì-gia đã thành thục, có thể được giáo hóa. Ngài liền hiện đến nơi nhà ông trưởng giả này. Khi ấy, ông liền vùng dậy, chấp tay cung kính đón rước Phật lên chỗ ngồi.

Phật hỏi Bà-trì-gia rằng: “Ngươi nay chịu bệnh khổ, có biết ở nơi đâu không?” Ông đáp rằng: “Con nay chịu khổ não ở cả nơi thân và tâm.”

Phật liền nghĩ rằng: “Ta từ nhiều kiếp đến nay từng tu hạnh từ bi, nguyện trị lành tất cả bệnh khổ nơi thân và tâm của chúng sanh.” Bấy giờ, Đế-thích biết được ý nghĩ của Phật, liền bay đến Hương Sơn, lấy loại cỏ thuốc tên là bạch nhũ, mang về dâng lên cho Phật. Phật nhận cỏ thuốc rồi trao cho Bà-trì-gia, bảo uống hết vào. Bệnh liền được khỏi, thân tâm khoái lạc. Ông này đối trước Phật sanh lòng tin phục gấp bội phần, liền vì Phật và chư tỳ-kheo tăng mà chuẩn bị các món ăn ngon lạ để cúng dường. Xong, lại dùng một chiếc áo tốt rất đẹp đẽ, giá trị trăm ngàn lượng vàng mà dâng cúng.

Ông lại phát nguyện lớn rằng: “Nhờ công đức cúng dường Phật và chư tỳ-kheo tăng, nguyện cho tôi về sau cũng trị được các bệnh khổ nơi thân và tâm của tất cả chúng sanh, làm cho được an lạc, giống như ngày nay Thế Tôn đã trị dứt bệnh khổ nơi thân và tâm của tôi, làm cho được an lạc.”

Khi ông phát nguyện như vậy rồi, đức Phật liền mỉm cười, từ nơi trán, giữa hai lông mày phóng ra một đạo hào quang năm sắc, bay quanh Phật ba vòng rồi lại theo chỗ trên trán Phật mà bay trở vào.

Khi ấy, A-nan bạch Phật rằng: “Như Lai là đấng tôn quý, chẳng vô cớ mà cười bao giờ. Nay vì nhân duyên gì mà Phật mỉm cười, xin giảng giải cho được biết.”

Phật bảo A-nan: “Ngươi có nhìn thấy người trưởng giả đây sau khi khỏi bệnh phát tâm cúng dường ta và chư tăng hay chăng?” A-nan thưa: “Bạch Thế Tôn, con đã thấy.”

Phật nói: “Về sau người này sẽ thành Phật hiệu là Thích-ca Mâu-ni, rộng độ chúng sanh nhiều vô số. Vì nhân duyên ấy mà ta mỉm cười.”

Các vị tỳ-kheo nghe Phật thuyết nhân duyên này xong thảy đều vui mừng tin nhận.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
22/10/2018(Xem: 3863)
Một cú điện thoại gọi đến vào giấc trưa im ắng đã làm cả nhóm sinh viên chúng tôi giật bắn cả người. Thằng Tiên, trưởng nhóm gia sư, vồ lấy điện thoại với vẻ mặt háo hức. Tiếng đầu dây bên kia: “A lô, xin lỗi … có phải nhóm gia sư trường Đại học Nha Trang không ạ?” “Dạ phải! Dạ phải!”, thằng Tiên vừa đáp vừa nheo mắt nhìn chúng tôi. “À, tôi cần một gia sư thật gấp!” “Kèm lớp mấy ạ? Môn gì ạ?” “Lớp 5, môn Toán. Con tôi nó thích học cô giáo, có cô không?”
19/10/2018(Xem: 12578)
Ở Ba La Nại xa xưa Trị vì là một vị vua lâu đời Vua sinh ra một con trai Lớn lên độc ác ít ai sánh cùng Kiêu căng, bạo ngược, tàn hung Khiến người hầu cận, tùy tùng không ưa
18/10/2018(Xem: 4876)
Giữa tháng 11 năm 2007, khi tôi đang nhập chúng, An Cư Kiết Đông tại Làng Mai, Pháp quốc, chờ được thọ giới Sa-Di-Ni trong Đại Giới Đàn Thanh Lương Địa, thì gia đình gửi điện sang, cho biết đã tìm được một chỗ khá tươm tất theo nhu cầu và khả năng của tôi, nhưng phải trả lời ngay trong vòng 24 tiếng!
14/10/2018(Xem: 4036)
Sức chịu đựng của tôi thuộc loại ghê gớm lắm. Tôi có được, luyện được sức chịu đựng ấy là nhờ học từ chữ Nhẫn của đạo Phật. Nhẫn là chiến thắng. Nhẫn là thành công. Nhịn nhường là bản lĩnh, là dũng cảm. Nhịn nhường là cao thượng, là bao dung. Tôi đã từng ngồi im cả tiếng đồng hồ để lắng nghe bà chị Hai chửi vì cái tội coi lén nhật ký của bả.
10/10/2018(Xem: 4517)
Một bệnh nhân vào phòng mạch, khám bệnh. Bác sĩ niềm nở : - Bạn có khỏe không ? Đó là câu nói đầu môi chót lưỡi rất ư là lịch sự mỗi lần gặp nhau để thay cho lời chào hỏi thường ngày của mọi người ở cái xứ sở đầy ắp văn minh này. Riết rồi thành thói quen.
10/10/2018(Xem: 5529)
Trời đã vào thu rồi mà nắng vẫn còn ấm, những đợt nắng trong veo như mật ong rải ánh vàng long lanh trên ngàn cây nội cỏ. Tôi lại nhớ những ngày thu ở Huế, dù chỉ là mùa thu mà trời đầy mưa bụi bay bay và gió lạnh run rẩy khi đạp xe qua cầu Tràng Tiền thời đi học. Nỗi nhớ như sợi tơ trời lãng đãng, vật vờ bay lượn giữa hư vô chợt sà xuống vướng mắc nơi góc vườn kỷ niệm.
09/10/2018(Xem: 4943)
“Định mệnh không là Định mệnh”, lấy theo tựa đề của một độc giả, người tôi chưa từng quen biết và cũng là lần đầu tiên đọc tác phẩm “Người tình định mệnh” của Hoa Lan. Cám ơn người đọc này đã khai ngộ cho tôi, chợt nhớ rằng trong đạo Phật không có chữ “Định mệnh” mà chỉ có “Định nghiệp”. Gây nghiệp nào sẽ từ từ xuất hiện nghiệp ấy liền tay. Một dạng của nhân quả!
09/10/2018(Xem: 3617)
Thăm người nghèo, sống một mình và cô đơn ở Frankfurt, Đức Tôi đến châu Âu nhiều lần và nhất là Đức. Tôi yêu Đức và thấy đây là quốc gia rất phát triển, rất văn minh. Đồ dùng của Đức thì quá tuyệt vời. Ở Pháp còn thấy nhiều người nghèo, kể cả lừa đảo. Ở Ý còn thấy trộm cắp. Ở Bỉ thấy kẻ xấu, móc túi… Nhưng ở Đức thật sự thấy văn minh và bất cứ dùng thứ gì ở Đức cũng luôn rất yên tâm.
06/10/2018(Xem: 5835)
Ngày nay, cảnh khổ bàng bạc khắp muôn nơi, vì chiến tranh, xung đột, thiên tai do tham sân si, đố kỵ, hơn thua, được mất của biết bao nhiêu phàm nhân trong thế giới vật chất khắc nghiệt xô bồ khó chịu này mà ra. Nhan nhản người khốn khó đang ngày đêm trông chờ sự hỗ trợ của các mạnh thường quân bằng tịnh vật và tịnh tài để sống qua cơn bỉ cực. Nếu trong hoàn cảnh bỉ cực này của tha nhân, những ai có lòng từ mẫn chân thành chia sẻ tịnh tài hay tịnh vật dù ít dù nhiều tùy khả năng, thì việc bố thí nầy được xem như là Quảng Đại Tài Thí, như đã được Như Lai dạy trong Trung Bộ Kinh – 142: Phân Biệt Cúng Dường (Pali) như sau:
02/10/2018(Xem: 3907)
Tại nơi tịnh xá Trúc Lâm Thành Ba La Nại, mùa Xuân đã về Đất trời tĩnh lặng bốn bề Muôn hoa phô sắc sum suê trên cành Đàn chim vui hót lượn quanh Hương xuân phảng phất bên mành ngất ngây. Thế Tôn an tọa nơi đây Nhưng nhìn thấy cảnh đọa đầy phương xa
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]