Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

30. Thiên nhiên mầu nhiệm

26/02/201116:28(Xem: 4750)
30. Thiên nhiên mầu nhiệm

NHỮNG BÀI HỌC BÌNH DỊ
Minh Nguyên biên dịch, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính

Thiên nhiên mầu nhiệm

Shelley là một người con gái chốn đô thành. Cha cô chưa bao giờ chạy xe ra khỏi những con đường nhựa, và mẹ cô thì chưa bao giờ ở bất cứ một nơi nào khác, ngoại trừ những khách sạn sang trọng.

Một hôm, giáo viên chủ nhiệm lớp của Shelley, cô McKay, thông báo rằng họ sẽ có một chuyến đi bộ đường dài: Bốn ngày đi bộ xuyên qua các khu rừng và ba đêm dựng trại để nghỉ. Shelley tự nghĩ: “Làm sao mình có thể chịu đựng nổi khoảng thời gian ấy.”

Shelley hình dung, cô sẽ phải đeo một cái ba-lô nặng ở sau lưng, nó nặng đến nổi ngay cả những đô vật Sumo cũng phải vất vả với nó. Đấy là gánh nặng mà cô không muốn mang. Nhưng cô cũng biết rằng cái ba-lô chứa đựng những vật dụng cần thiết cho sự sống còn của cô. Vì thế mà Shelley nhận thấy cùng lúc mà có đến hai trạng thái tâm lý khác nhau, một bên là cần cái ba-lô và bên kia là ghét nó. Rồi cô tưởng tượng niềm vui sướng khi đặt ba-lô xuống lúc họ đi đến địa điểm cắm trại.

Cô McKay gọi các học sinh nữ lại và dặn: “Khi các em dựng trại” – Shelley tự hỏi: Làm sao các bạn làm được việc đó? – “Cô muốn các em khám phá những khu rừng gần trại. Đừng đi quá xa.” Shelley nói thầm: Đừng lo về điều ấy. “Cô muốn các em quan sát kỹ lưỡng những gì các em thấy. Hãy tự mình khám phá các màu sắc, hình dáng, sắc thái, các tảng đá và cả những sự chuyển động. Chúng ta hãy cùng nhau làm điều này trong im lặng. Khi chúng ta đi bộ và ngắm nhìn, chúng ta không nói chuyện trong vòng 10 phút đầu.” Shelley tự nghĩ: Không biết mình có thể giữ im lặng trong 10 phút được hay không? Vì hầu như lúc nào cô cũng nói huyên thuyên, ngoại trừ lúc ngủ.

Shelley nhìn lên cây và cô phát hiện ra rằng, những chiếc lá không phải chỉ có màu xanh. Mỗi chiếc lá có sắc thái màu xanh khác nhau: xanh đậm, xanh nhạt, xanh hơi vàng, xanh lục... Và chúng có kích thước, hình dạng khác nhau, chuyển động khác nhau trong làn gió nhẹ. Những thân cây cũng không phải chỉ duy nhất một màu nâu. Chúng có màu xám và nâu, đen và xanh. Một vài cây có lớp vỏ mịn màng và bạn có thể dùng tay vuốt lên lớp vỏ ấy, trong khi những cây khác thì có lớp vỏ sần sùi và loang lỗ. Shelley thấy một cây cao có thân rỗng, vừa đủ để cho một em gái ẩn nấp trong đó. Sau khi kiểm tra và biết chắc là không có nhện, không có rắn, Shelley bước vào trong bộng cây. Ít nhất là cô có thể nấp ở đây cho đến khi mười phút đầu tiên trôi qua, sau đó nhảy ra và hù bạn nào đang đi qua.

Khi cô ngồi ở trong đó, cô quan sát một con bọ cánh cứng bóng láng đang leo lên ở bên trong thân cây; cô bị lôi cuốn khi những cái chân yếu ớt của nó leo lên những chóp núi, những thung lũng – ít nhất là đối với một con bọ cánh cứng – rồi cô tự nghĩ: cuộc hành trình của nó sẽ đi đến đâu? Khi Shelley nghe những người bạn của mình đang nói huyên thuyên trở lại thì cô cảm thấy không muốn rời khỏi nơi ẩn nấp của mình. Có điều gì đó rất yên bình tại bộng cây mà cô đang ẩn nấp và cô không muốn rời xa con bọ cánh cứng. Thế là cô nán ở trong đấy thêm một lúc nữa.

Sau bữa ăn tối, cô McKay yêu cầu mọi người ngồi yên lặng xung quanh đống lửa trại, nhắm mắt lại nếu muốn, và lắng tai nghe âm thanh của núi rừng. Tiếng lách tách của ngọn lửa nghe sao mà thân quen và ấm áp. Làn gió nhẹ làm xào xạc lá cây. Lạ quá! Shelley nghĩ thầm, tại sao trước đây mình lại không chú ý đến những điều ấy. Giờ này dường như mọi thứ đang sống trọn vẹn với giây phút hiện tại. Có ai đó đã đánh rắm – đấy là hậu quả của những cái bánh đậu chiên trong buổi ăn tối. Những tiếng cười rúc rích gợn lên xung quanh đống lửa, một chốc thì sự yên lặng cũng được tái lập. Một vài loài chim khác nhau đang kêu, đang hót líu lo, và có tiếng kêu của một con chim cú. Mặc dù nghe nhiều âm thanh khác nhau, nhưng Shelley vẫn nghĩ về chúng như là sự tĩnh lặng, và thật là thích thú khi lắng nghe chúng.

Sau một vài ngày, cô McKay yêu cầu các học sinh chú ý đến mùi vị ở xung quanh chúng (không phải là cái mùi sau khi cô cho chúng em ăn bánh đậu nướng nữa chứ – Shelley tự nói với mình). Hương vị của núi rừng… biết miêu tả chúng như thế nào đây...? Vâng, chúng có hương vị xanh tươi. Chúng hơi ẩm ướt, tươi mát, sạch sẽ, thơm ngát... và chắc chắn là xanh tươi. Shelley dùng tay vò một ít lá cây trong lúc cô đang đi, rồi đưa lên mũi để hít thở hương vị tinh tế của núi rừng. Cô thích hương vị của đất khi nằm sát mặt đất lúc ngủ trong lều vào ban đêm.

Cô McKay nói với các học sinh: “Các em đã khám phá ra hương vị của núi rừng chưa? Thiên nhiên giúp các em biết những gì cần phải tránh. Bất cứ thứ gì có màu đỏ hay được sinh ra trên những cây gai gốc thì chắc chắn là có độc. Chỉ nếm những thứ mà cô đã chỉ cho các em thấy.” Thế rồi cô McKay chỉ những lá cây mà các em có thể nhai (nhưng không được nuốt) để cảm nhận mùi vị của chúng và những trái cây dại có thể ăn được.

Vào đêm cuối cùng của chuyến hành trình, cô Mckay nói với các học sinh: “Chúng ta cũng nên ý thức rõ về cảm giác của sự xúc chạm. Làn da của chúng ta là cơ quan cảm giác lớn nhất. Nếu chúng ta có thể lột nó ra và trải rộng ra thì nó có thể bao trùm khoảng 2m2. Hãy để chính các em khám phá những cảm giác thuộc về xúc giác mà các em trải nghiệm ở trong rừng. Không chỉ là những gì các em chạm vào mà còn cả những thứ chạm vào da các em nữa, như là sự mát mẻ của làn gió nhẹ, sự ấm áp của mặt trời.”

Shelley đã cảm nhận mặt đất khi cô nằm ngủ trên nó, sự mượt mà và xù xì của vỏ cây khi cô chạm vào, đường vân của những chiếc lá khi cô vò nó ở trong lòng bàn tay, rồi sự khác biệt giữa mặt đất mềm và mặt đất gồ ghề, cứng rắn khi cô đi qua. Và cô tiếp xúc với một con bọ cánh cứng khác, vuốt ve cái lưng mịn màng của nó, và cảm nhận những cảm giác khi những cái chân nhỏ bé của nó bò trên tay của cô. Cô nhặt một cái lông chim trên đường đi, và cảm nhận sự mềm mại của nó bằng các đầu ngón tay.

Bản thân cô lúc nào cũng nghĩ mình là một người con gái chốn đô thành, nên Shelley cảm thấy rất ngạc nhiên khi cô trở về nhà. Cô muốn đi tản bộ. Cô cảm thấy những khu vườn bên cạnh đường phố đáng yêu làm sao, công viên nhỏ bé ở cuối con đường thật quá xinh tươi. Cô đã cảm nhận được những điều mà trước đây chưa từng cảm nhận. Khi đi bộ, Shelley thấy màu sắc trong các khu vườn, cảm nhận được hương vị của các loài hoa trong không khí, cảm nhận được sự ấm áp của mặt trời, sự mát mẽ của bóng râm, và cô còn nghe được những tiếng chim hót mà trước đây cô chưa bao giờ nghe… Tất cả chúng đều thật là tuyệt vời.

Nguồn: 101 Healing Stories for Children and Teen, George W. Burns, John Wiley & Sons Publisher, Canada, 2005.



Cậu bé khôn ngoan

Một cậu bé tiến đền gần tiệm thuốc tây và dùng một thùng các-tông cứng (loại để đựng các lon soda) đặt ngay bên dưới chân máy điện thoại công cộng. Rồi cậu ta leo lên đứng trên thùng các-tông để có thể với đến những nút bấm trên điện thoại. Cậu nhấn vào bảy con số.

Người chủ tiệm thuốc tây quan sát và lắng nghe cuộc đàm thoại.

Cậu bé hỏi:

– Thưa bà, bà có thể dành cho tôi công việc cắt cỏ cho thảm cỏ của bà không?

Người phụ nữ trả lời:

– Tôi đã có người cắt cỏ cho thảm cỏ của mình rồi.

Cậu bé nói:

– Thưa bà, tôi sẽ cắt thảm cỏ của bà với giá bằng phân nửa giá của người đang cắt cỏ cho bà bây giờ.

Người phụ nữ đáp lại:

– Tôi rất hài lòng với người đang cắt cỏ cho thảm cỏ của mình.

Cậu bé tỏ ra kiên nhẫn hơn và nói:

– Thưa bà, thậm chí tôi sẽ quét dọn lề đường và lối đi bộ cho bà, và những việc khác nữa. Vào chủ nhật bà sẽ có một thảm cỏ đẹp nhất trong tất cả các thảm cỏ của bãi biển North Palm ở Florida này.

Và người phụ nữ vẫn từ chối.

Cậu bé nở nụ cười rạng rỡ trên khuôn mặt và gác máy điện thoại.

Người chủ tiệm thuốc nãy giờ lắng nghe tất cả nội dung cuộc đàm thoại, đi đến bên cậu bé và nói:

– Này cháu, chú thích thái độ của cháu, chú thích tinh thần lạc quan đó và muốn dành cho cháu một công việc.

Cậu bé đáp lại:

– Cảm ơn chú, nhưng cháu chỉ là đang kiểm tra lại khả năng làm việc của mình và chất lượng công việc mà cháu đang làm mà thôi. Cháu chính là người đang làm việc cho người phụ nữ mà cháu đã nói chuyện lúc nãy.

Chúng ta có dám chắc là chúng ta đánh giá đúng về bản thân mình không?

Khuyết danh

Nguồn: www.citehr.com
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/04/2013(Xem: 4885)
Còn trong tác phẩm Và khi tro bụi của nhà văn Đoàn Minh Phượng, người đọc không bước qua một cánh cửa, không đi theo một đường thẳng mà cứ bị dẫn dắt qua bao lối rẽ. Người đàn bà đi tìm cái chết, nhưng rồi cuối cùng chính chị phải tìm cách ngăn lại một cái chết khác. Mỗi người được sinh ra không phải để đi tìm cho mình một dấu chấm hết, mà là một mắt xích tạo nên dòng đời. Cho dù cuộc đời chỉ được ghi nhận bằng dòng chữ ngắn ngủi “Tôi là một đứa trẻ mồ côi....
10/04/2013(Xem: 13206)
Trên thế giới ngày nay, những sách vở nói về các vấn đề huyền linh có rất nhiều, sau khi sưu tầm sự thật về những bậc làm cho tôi cảm thấy khích lệ tinh thần để trình bày kinh nghiệm riêng của tôi về những đấng Chân Sư của Phương Đông. Trong những chương sách này, tôi không có ý diễn tả một tín ngưỡng hay một tôn giáo nào. Tôi chỉ đưa ra một tóm lược những kinh nghiệm cá nhân của mình về các đấng Chân Sư, để trình bày những chân lý căn bản trọng đại trong giáo lý của ngài.
10/04/2013(Xem: 10067)
Người du khách cuối cùng đã về; người hướng dẫn viên cuối cùng đã lập lại đến cả ngàn lần những điều hiểu biết của mình để giới thiệu cho du khách ngoại quốc về xứ cổ Ai Cập.
10/04/2013(Xem: 15489)
Theo truyền thuyết Ấn giáo, thần Vishnu có lần hoá sinh làm một vị vương tử sống bên bờ sông Hằng. Tên ông là Ravana. Ravana có một người con trai tên Dasa. Mẹ Dasa chết sớm, vương tử cưới một người vợ khác. Sau khi người đàn bà đẹp và tham vọng này sinh được một con trai, bà đâm ra thù ghét Dasa. Bà muốn cho Nala, con mình kế vị, nên âm mưu chia rẽ cha con Dasa, và chờ cơ hội thanh toán cậu bé.
10/04/2013(Xem: 15958)
Tập: Bàn về Tây Du Ký này viết sau khi đài truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh trình chiếu bộ phim "Tây Du Ký". Dương Khiết đạo diễn. Tập này được soạn giả xe là Hoa Ngọc lan, tập Ba; tiếp theo Hoa Ngọc Lan, tập Một, xuất bản năm 1998. Nhà Xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh; Hoa Ngọc Lan, tập Hai, xuất bản tháng 03 năm 2000, Nhà Xuất bản Tôn Giáo.
10/04/2013(Xem: 14756)
Điều nầy khiến người viết " Bàn về Tiểu Thuyết Kim Dung " đi tìm lại các cảm xúc của mình khi mải mê đọc võ hiệp Kim Dung vào thập niên 60, đặc biệt là cảm xúc về Phật học, về Văn hoá và Giáo dục. Người viết chỉ có một nguyện vọng khiêm tốn là nói lên một tiếng nói trân trọng về những gì tốt đẹp mà Kim Dung đã cống hiến cho độc giả bốn phương.
10/04/2013(Xem: 15152)
BẰNG TẤT CẢ TẤM LÒNG Thích Chân Tính Nhà Xuất Bản Thuận Hoá - Huế 1996
10/04/2013(Xem: 7933)
Quyển Hồi Ký này của tu sĩ Yogananda có một giá trị độc đáo vì nó là một trong những tác phẩm nói về các bậc thánh nhân, hiền triết Ấn Độ, không phải được viết ra bởi một ký giả hay văn sĩ ngoại quốc, mà bởi một tác giả nòi giống và cùng một nền giáo dục tâm linh với những người mà ông diễn tả. Nói tóm lại, đây là một quyển sách của một người Yogi viết về những người Yogi. Dưới hình thức một truyện trường thuật của một nhân vật tiết lộ cho chúng ta biết cuộc đời và những quyền năng lạ lùng của những bậc hiền giả của xứ Ấn. Quyển sách này có một tầm quan trọng rất lớn trong thời gian và ngoài không gian...
10/04/2013(Xem: 19200)
Ngài Triệu Châu hỏi ngài Nam Tuyền: Thế nào là đạo? Ðáp: Tâm bình thường là đạo. Một câu như thế đủ làm cửa ngỏ để chúng ta đọc tập sách này. Vì trong đây là những mẫu chuyện về các bậc cao tăng có đời sống khác lạ, . . .
10/04/2013(Xem: 14857)
Đọc “Câu chuyện dòng sông”, chúng ta sẽ thấy rằng cuộc đời đáng sống và chứa đựng muôn ngàn hương sắc tuyệt vời, mà chúng ta thường bỏ quên và đánh mất giữa đời sống thường nhật. “Câu chuyện dòng sông” là câu chuyện của mỗi người trong chúng ta; đó cũng là hình ảnh muôn thuở của trần gian và của mộng đời bất tuyệt.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]