Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chương 16: Thì ra lệnh bà Yasodhara giả ngủ

13/01/201110:02(Xem: 11168)
Chương 16: Thì ra lệnh bà Yasodhara giả ngủ

Đường xưa mây trắng
theo gót chân Bụt

Thích Nhất Hạnh
Lá Bối Xuất Bản lần 2, 1992, San Jose, Cali, USA

--- o0o ---

4.

Chương 16

THÌ RA LỆNH BÀ GIẢ NGỦ

Svastika là con nhà nghèo, hồi nhỏ chưa từng được đi học. Năm mười hai tuổi mới bắt đầu được Sujata dạy cho chút ít về văn hóa. Chú nói năng chưa được hoạt bát, cho nên trong khi kể lại những gì mà Bụt đã kể về cuộc đời niên thiếu của người, chú đã ngập ngừng nhiều lúc và phải nhờ những người ngồi nghe chuyện đỡ lời cho. Hôm ấy ngoài thầy Ananda và chú Rahula, còn có hai người ngồi nghe chú kể. Đó là một ni sư tuổi đã lớn, tên là ni sư Mahapajapati và một thầy khoảng ba mươi lăm tuổi tên là thầy Assaji.

Chiều hôm ấy chú Rahula đã giới thiệu hai vị này với Svastika rồi. Chú rất cảm động khi biết ni sư Mahapajapati chính là lệnh bà Gotami, dì của Bụt và đã nuôi Bụt từ khi tấm bé. Bà là người phụ nữ đầu tiên được xuất gia và gia nhập vào giáo đoàn của Bụt. Hiện bà làm ni trưởng lãnh đạo hơn bảy trăm vị nữ khất sĩ. Bà mới cùng một phái đoàn các ni sư từ miền Bắc xuống để thăm viếng Bụt và tham khảo ý kiến của người về việc tu chỉnh giới luật của ni chúng. Chú Svastkia nghe nói quý vị ni sư mới tới Rajagaha chiều hôm qua. Chú Rahula là cháu của bà. Biết bà sẽ rất vui mừng được nghe Svastika kẻ lại những gì xảy ra trong rừng Uruvela những Bụt sắp thành đạo và những tuần lễ sau ngày Bụt thành đạo, chú Rahula chắp tay cúi đầu rất thấp để chào vị ni trưởng vì chú đã từng được nghe Bụt kể về bà và đã có sẵn rất nhiều cảm mến, và chú có cảm tưởng bà cũng thương chú như thương chú Rahula cháu ruột của bà vậy. Nghĩ như thế chú cũng tự xưng cháu với bà.

Sau khi giới thiệu bà, chú Rahula lại giới thiệu thầy Assaji, Svastika không nhớ tên này dù Bụt đã có nhắc đến tên thầy trong câu chuyện mà người đã kể cho bọn thiếu nhi trong rừng Uruvela. Mắt Svastika sáng lên khi chú biết thầy Assaji là một trong năm vị sa môn đã tu khổ hạnh với Bụt ngay tại quê hương của chú. Chú đã từng nghe Bụt nói rằng sau khi thấy Bụt ngưng tu khổ hạnh, bắt đầu uống sữa và ăn cơm thì năm người này bỏ Bụt đi tu chỗ khác. Vậy mà bây giờ không biết trong trường hợp nào mà thầy Assaji lại trở nên một vị khất sĩ đệ tử của Bụt và đang tu hành dưới sự chỉ dẫn của người, ngay tại tu viện Trúc Lâm. Chú dự tính sẽ hỏi Rahula về việc này.

Trong câu chuyện chú kể, chính ni sư Gotami đã đỡ lời cho chú nhiều nhất. Nhiều khi bằ đặt câu hỏi để chú có cơ hội nói thêm về những chi tiết của câu chuyện, những chi tiết không mấy quan trọng đối với chú nhưng hình như rất quan trọng đối với bà. Ví dụ như những chi tiết về mớ cỏ Kusa mà chú đã dâng lên Bụt để người trải làm tọa cụ dưới cây bồ đề. Ni sư đã hỏi: “Cỏ đó, con cắt ở đâu? Cứ mấy ôm thì con cắt cỏ mới để dâng cúng cho Bụt? Con dâng bớt cỏ cho Bụt như thế thì trâu con có đủ cỏ để ăn ban đêm hay không? Và con có bị chủ trâu đánh mắng hay không? ...

Câu chuyện chú kể đã xong đâu, còn nhiều lắm. Chú xin phép ngưng lại nơi đây. Chú thưa với mọi người là chú sẽ xin kể tiếp ngày mai, nhưng trước khi từ giã, chú muốn được hỏi ni trưởng một vài câu hỏi mà chú đã ấp ủ trong lòng gần mười năm nay, có thể là ni trưởng sẽ trả lời được cho chú. Nghe chú nói thế, ni sư Gotami mỉm cười nhìn chú:

- Chú cứ hỏi, nếu trả lời được, thì ta sẽ trả lời ngay.

Svastika muốn biết nhiều chuyện lắm. Trước hết chú muốn biết khi thái tử Siddhatta vén màn định từ giã lệnh bà Yasodhara thì lệnh bà đang ngủ thật hay là đang giả ngủ? Rồi khi người hầu cận thái tử Siddhatta đem thanh kiếm, chuỗi ngọc, mớ tóc và con ngựa Kanthaka về tới kinh đô thì hoàng thượng, hoàng hậu và lệnh bà Yasodhara đã nghĩ gì, nói gì và làm gì? Trong sáu năm vắng mặt, cái gì đã xảy ra cho những người thân yêu của Bụt tại Kapilavatthu? Và ai nghe tin Bụt thành đạo trước? Ai đi đón Bụt? Và đến khi Bụt về thì cả kinh thành đón rước ra sao?

- Chú hỏi nhiều câu hỏi thật, ni sư Gotami mỉm cười hiền hậu nhìn Svastika. Để ta trả lời sơ lược cho chú. Trước hết là chuyện Yasodhara có thật là đang ngủ khi Siddhatta từ giã hay không. Chuyện này cho chắc chắn, chú phải hỏi ni sư Yasodhara, nhưng theo ta, thì lúc ấy Yasodhara không ngủ. Chính Yasodhara đã soạn đủ nón giày và áo dạ hành để sẵn bên hành lang. Chính Yasodhara đã vào bao Channa thắng yên cương vào cho con Kathanka. Vậy Yasodhara biết chắc là đêm ấy thái tử sẽ bỏ đi. Làm sao mà Yasodhara có thể ngủ trong một tâm trạng như thế được, hả chú Svastika? Ta nghĩ rằng Yasodhara đã làm như đang ngủ để tránh cho Siddhatta và cho mình giây phút khó khăn của sự giã biệt. Chú chưa biết, chứ mẹ của Rahula tính tình cương nghị lắm, Yasodhara hiểu được chí hướng của Siddhatta và đã âm thầm yểm trợ cho Siddhatta, điều đó ta biết rõ hơn ai hết ở trong cung, bởi vì ta là người thân cận và làm việc với công nương Yasodhara nhiều hơn ai hết.

Rồi ni sư Gotami kể tiếp những gì đã xảy ra trong cung điện. Buổi sáng ấy, nghe tin Siddhatta đã bỏ đi rồi, trong cung náo động, ai cũng bàng hoàng hoảng hốt, chỉ trừ có Yasodhara. Vua Suddhodana giận dữ, quát tháo quân hầu, quát tháo mọi người, trách họ đã không giữ gìn để cho thái tử ra đi. Bà Goatmi nghe tin vội chạy qua tìm Yasodhara. Yasodhara không nói gì, chỉ ngồi thầm lặng khóc. Quan phụ chính đại thần tổ chức nhiều toán người sai đi bốn ngã tìm kiếm thái tử. Toán người ngựa đi về phương Nam đã gặp được Channa, đang trở về với con ngựa Kanthaka. Channa ngăn họ không cho họ đi về phương Nam tìm thái tử. Channa nói:

- Quý vị hãy để yên cho thái tử tu hành. Tôi đã cầu xin hết lời, đã khóc lóc đã van nài, nhưng thái tử đã một lòng một chí muốn đi tìm đạo. Với lại thái tử đã đi vào chốn thâm sơn. Núi rừng trùng điệp, lại thuộc về một vương quốc khác, thì các vị đi tìm làm sao được?

Khi Channa trở về tới cung điện, anh ta dập đầu tạ tôi rồi đem thanh kiếm, chuỗi ngọc và mớ tóc dâng lên vua. Lúc ấy hoàng hâu Goatmi và lệnh bà Yasodhara cũng đang đứng bên cạnh vua. Thấy Channa khóc, vua không nỡ buộc tội. Vua hỏi han mọi chuyện, than vãn hồi lâu, rồi truyền cho Channa đem gươmg báu, chuỗi ngọc và mớ tóc của thái tử giao lại cho lệnh Yasodhara cất giữ. Không khí của cung điện thật là buồn bã. Vua ở luôn trong biệt điện nhiều ngày liên tiếp không chịu ra thiết triều. Quan phụ chính đại thần Vessamitta phải thay vua xử lý mọi công việc chính sự.

Con Kanthaka sau khi được trả về tàu ngựa từ chối không ăn uống gì. Mấy ngày sau nó qua đời. Channa rất thương tiếc. Mấy Channa nói với Yasodhara làm lễ hỏa thiêu cho nó.

Ni sư Gotami kể tới đó thì chuông thiền tọa buổi tối đã vọng lên. Mọi người đều tỏ vẻ tiếc vì phải bỏ dỡ câu chuyện, nhưng thầy Ananda bảo không nên bỏ giờ thiền tọa, dù câu chuyện có hay cách mấy đi nữa, và thầy mời mọi người chiều hôm sau lại tới liêu xá thầy. Svastika và Rahula chắp tay làm lễ ni sư Gotami, thầy Anada và thầy Assaji để trở về liêu xá của thầy Sariputta. Đôi bạn thân đi bên nhau im lặng không nói. Tiếng chuông chậm rãi bây giờ đây đã bắt đầu dồn dập đổ hồi. Svastika theo dõi hơi thở và thầm đọc bài kệ nghe chuông: “lắng lòng nghe, lắng lòng nghe - tiếng chuông huyền diệu đưa về nhất tâm”.



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
09/05/2012(Xem: 3711)
Bác sĩ Quách Huệ Trân là một bác sĩ chuyên khoa ung thư, bà rất nhiệt thành và tận tâm trong công việc. Lòng từ bi và thuần thành của bà không những đã đem lại sự khích lệ to lớn cho bệnh nhân mà còn cảnh giác cho những người khỏe mạnh, làm cho nhiều người phát tâm học Phật và niệm Phật. Sau đây là bài nói chuyện với các bạn học ở Huệ Trí Phật Học Xã của Đại học Trung Nguyên, nội dung rất phong phú cảm động. Tuy là đang bị bệnh ung thư trầm trọng, bác sĩ Trân vẫn ráng chịu đau và dùng Tín, Nguyện niệm Phật vô cùng kiên cố của mình để lên giảng đài thuyết pháp. Khi tuyên bố bị bệnh bà nói: “Bây giờ vừa đúng lúc để tôi nhất tâm niệm Phật và chuẩn bị vãng sinh”. (Sau lần nói chuyện này bác sĩ Trân từ chức và lên núi xuất gia).
26/04/2012(Xem: 12231)
"Chuyện Tình Của Liên Hoa Hòa Thượng" được phóng tác từ một câu chuyện lịch sử trong quyển "Lịch Sử Phật Giáo Đàng Trong"... Thích Như Điển
06/04/2012(Xem: 9867)
Truyện kể về những bậc thánh siêu phàm trong Phật Giáo - Tác giả: Ngô Trọng Đức; Dịch giả: Từ Nhân
03/04/2012(Xem: 16074)
Sự Tích Phật A-di-đà và Bảy vị Bồ-tát là một tác phẩm ngắn, giới thiệu về cuộc đời và hạnh nguyện của Phật A-di-đà và bảy vị Bồ-tát Đại Thừa, được tạp chí Từ Bi Âm biên soạn...
18/03/2012(Xem: 13411)
Mặt trời chưa mọc nhưng bên ngoài đã sáng ửng. Buổi sáng Chủ nhật ở khu sớm này dường như không có dấu hiệu của sinh hoạt con người. Chỉ nghe tiếng chim ríu ra ríu rít trên những hàng cây cao. Lá cây ướt đẫm, tưởng chừng vừa được tắm dưới một cơn mưa. Thực ra chẳng có cơn mưa nào đêm qua cả; chỉ có sương mai kéo xuống thấp, mù tỏa cả một vùng gia cư lụp xụp đang còn an giấc. Chú nhện trên nhánh muồng trâu có lẽ đã hì hục giăng cho xong cái lưới khổng lồ suốt đêm qua nên bây giờ hãy còn mỏi mệt thu nhỏ người lại, ngủ vùi ở vòng tâm của màng lưới. Nếu chú thức dậy sớm như tôi sáng nay, hẳn chú sẽ có dịp thưởng thức sự kết tụ kỳ diệu của những hạt sương sớm, tạo thành những chuỗi ngọc trai nhỏ, long lanh, óng ánh, ngang dọc theo những đường tơ mịn màng do chính chú dệt nên.
18/03/2012(Xem: 15296)
Bụi Đường - tức Phương Trời Cao Rộng 2, truyện dài của Vĩnh Hảo, Chiêu Hà xuất bản tại California, Hoa Kỳ năm 1995, tái bản năm 1996
16/03/2012(Xem: 13135)
Núi Xanh Mây Hồng - Truyện vừa của Vĩnh Hảo, Khởi viết tại Sài Gòn 1980, hoàn tất tại Long Thành 1982
05/03/2012(Xem: 9972)
Đang đọc sách bỗng nghe một tiếng “cộp” từ nhà bếp vọng lên, Khổng Tử ngừng đọc, liếc mắt nhìn xuống… thấy Nhan Hồi từ từ mở vung, lấy đũa xới cơm cho vào tay...
04/03/2012(Xem: 54043)
Một cuộc đời một vầng nhật nguyệt (tập 4), mục lục: Sắc đẹp hoa sen Chuyện hai mẹ con cùng lấy một chồng Cảm hóa cô dâu hư Bậc Chiến Thắng Bất Diệt - Bạn của ta, giờ ở đâu? Đặc tính của biển lớn Người đàn tín hộ trì tối thượng Một doanh gia thành đạt Đức hạnh nhẫn nhục của tỳ-khưu Punna (Phú-lâu-na) Một nghệ sĩ kỳ lạ Vị Thánh trong bụng cá Những câu hỏi vớ vẩn Rahula ngủ trong phòng vệ sinh Voi, lừa và đa đa Tấm gương học tập của Rahula Bài học của nai tơ Cô thị nữ lưng gù
02/03/2012(Xem: 4269)
Cơn bão số 5 vừa đổ bộ vào các tỉnh ven biển miền Trung. Trời mưa rỉ rả suốt mấy ngày chúng tôi ghé tham quan thành phố Đông Hà và thị xã Quảng Trị. Ấy vậy mà... vừa bước chân sang đất nước Triệu Voi thì trời lại nắng chang chang. Không khí càng oi bức ngột ngạt khi công an cửa khẩu Lao Bảo từ chối cấp visa cho hai vị trong đoàn vì passport gần hết hạn. Nhưng rồi mọi việc sau đó cũng kịp thời giải quyết ổn thỏa.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]