Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Cốt Nhục Của Thiền

20/02/201203:37(Xem: 4133)
Cốt Nhục Của Thiền

CỐT NHỤC CỦA THIỀN

Trần Trúc Lâm

Lời giới thiệu

cotnhucuathien-largeCho đến nay, trong Phật giáo có nhiều loại thiền. Khái quát có thể phân chia thành hai loại: Như Lai Thiền và Tổ Sư thiền. Như Lai thiền là những loại thiền truyền thống được ghi chép một cách cụ thể trong Kinh (Sutta) hay Luận (Abhidhamma), như là thiền Tứ niệm xứ (cattāro sati-patthānāni), thiền Niệm hơi thở (Anapanasati)…. Tổ Sư thiền là loại thiền được các Tổ Sư, Thiền Sư sáng lập, như các phái thiền Lâm Tế, Tào Động…Trung Quốc, có tính chất đặc thù, mang theo sắc thái văn hóa tư tưởng của địa phương.

Theo nguồn tư liệu Thiền học Trung quốc cho rằng, Bồ Đề Đạt Ma (Bodhidharma) là người mang Thiền từ Ấn Độ truyền đến Trung Quốc, nhưng mãi cho đến Tổ thứ sáu là Huệ Năng (CN 638-713) thì thiền phái mới bắt đầu được người dân Trung Quốc chú ý đến, có nghĩa là Thiền học Ấn độ phải trải qua giai đoạn bản địa hóa – đem cái phong cách thiền Ấn độ chuyển thành Thiền Trung Quốc mang đâm nét văn hóa bản địa. Đó là lý do tại sao ngũ Tổ Hoằng Nhẫn (CN 602-675) không chọn Thần Tú (CN 605-706)mà chọn Huệ Năng làm người được truyền tâm ấn thành Tổ thứ 6.

Cũng từ đó thiền học Trung Quốc bắt đầu phát triển, nó có một thời gian dài rất thịnh hành và trở thành một loại văn hóa đặc thù của Phật giáoTrung quốc, trở thành một bộ phận văn hóa không thể thiếu của nước này. Nói chung Thiền đã thật sự đóng góp tích cực cho sự phát triển Phật giáo Trung Quốc. Ngoài ra, các nước Phật giáo như Việt Nam, Nhật Bản, Đại Hàn… là những nước dù ít hay nhiều chịu ảnh hưởng tư tưởng Thiền học của Phật giáo Trung Quốc.

Tác phẩm “Zen Flesh – Zen Bones” của Paul Reps, vốn là tác phẩm bằng Anh ngữ, được Bác Sĩ Cư sĩ Trần Trúc Lâm dịch sang Việt ngữ, là một tác phẩm ghi lại 101 câu chuyện về thiền ở Trung Hoa và Nhật Bản. Dĩ nhiên nội dung tác phẩm này không chỉ là những câu chuyện thiền ở Trung Quốc, còn là những câu chuyện thiền ở Nhật Bản. Có thế nói, cả hai nền văn hóa Phật giáo Thiền Trung Nhật được thể hiện trong tác phẩm này, nếu chúng ta không muốn nói đến một loại văn hóa khác nữa là Paul Reps với tư duy của người người Tây Phương sử dụng English viết về Thiền học của hai nước, nay lại thêm một loại văn hóa nữa là dịch bản bằng Việt ngữ mà chúng ta đang cầm trên tay, tất nhiên không ít thì nhiều, trong đó cũng mang văn hóa Việt, qua phong cách dịch của Bác sĩ Trần Trúc Lâm.

Qua bản dịch Việt ngữ, nội dung tác phẩm khá hay, không một câu chuyện nào lại không hấp dẫn người đọc, những mẫu đối thoại tưởng chừng như vô nghĩa, nhưng nghiền ngẫm trong ấy mang ý nghĩa khá sâu sắc, hàm chứa tư tưởng ‘vô ngã’ ‘không chấp’ của Phật giáo Đại thừa, mang theo phong cách tư tưởng ‘tự do’ ‘phóng khoáng’ của Lão Trang, gói gém ý tứ thâm trầm tế nhị mang đậm nét văn hóa Nhật Bản, và tính trình bày minh mạch rõ ràng của người Tây phương. Bên cạnh đó, chúng ta không thể không đề cập tài dịch thuật điêu luyện của Bá sĩ Trần Trúc Lâm, đã chuyển ngữ một cách rấ tài tình, người đọc không có cảm giác ngập ngừng bỡ ngỡ, không ai tưởng đang đọc một dịch phẩm. Thiết nghĩ, Bác sĩ không chỉ là người chuyên môn dịch thuật còn là người rất am hiểu về thiền học.

Tôi rất hân hạnh được dịch giả nhờ đọc lại bản dịch và viết lời giới thiệu. Thú thật giữa tôi và Bác sĩ Trần Trúc Lâm chỉ biết nhau qua Internet chưa đầy 2 tháng. Nhân duyên là cách đây 2 tháng, tôi đọc bài: “Đại Đế Asoka Maurya và Những Pháp Dụ Khác Trên Đá”, được đăng tải trên trang website: www. Quangduc.com. Nhận thấy nội dung và cách trình bày bài viết khá nghiêm túc, phù họp công việc học thuật. Tôi chủ động viết mail cho tác giả và đề nghị Bác sĩ nên xuất bản những bài nghiên cứu của mình, nhằm phổ biến rộng rãi, làm tài liệu cho người Việt thích nghiên cứu Phật học ở trong cũng như ngoài nước. Kết quả tác giả rất đồng tình với tôi về quan điểm này.

Trước mắt Bác sĩ gởi cho tôi, bản dịch Việt ngữ của tác phẩm “Zen Flesh – Zen Bones” của Paul Reps. Tôi đã đọc qua, cho rằng là một tác phẩm có giá trị về mặt văn hóa tư tưởng của Thiền học. Đồng thời nó có nội dung tư tưởng phù hợp với niềm tin và tình cảm của Phật tử người Việt nam. Tác phẩm này, không những là món ăn tinh thần cho Phật tử người Việt nam, mà còn đóng góp cho kho tàng văn hóa Phật giáo Việt nam ngày càng phong phú hơn.

Do vậy, tôi rất hân hạnh và vui sướng, xin trân trọng giới thiệu dịch phẩm này đến độc giả người Việt trong cũng như ngoài nước. Tôi tin rằng là một tác phẩm bổ ích cho việc tìm hiểu thiền học Trung Quốc và Nhật Bản.

Taipei ngày 27 tháng 6 năm 2007

Thích Hạnh Bình

Mời xem nội dung sách

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
13/11/2010(Xem: 3107)
Lam Kiều là một cái cầu bắc trên sông Lam, thuộc tỉnh Thiểm Tây bên Tàu, tương truyền là nơi tiên ở.
11/11/2010(Xem: 3977)
Ngày xưa có một vị lái buôn tên là Kappata. Ông có một con lừa chuyên chở hàng gốm, mỗi ngày ông thường đi một cuộc hành trình dài bảy lý...
10/11/2010(Xem: 3684)
Tôi thăm lại chùa Viên Giác sau nhiều năm xa cách. Lần này không như vài lần về dự lễ Phật Đản, tôi đến với một tâm trạng khác. Đã hơn ba tuần trước đó, kể từ khi gần ngày công bố kết quả cuộc thi Giải Thưởng Viên Giác "Viết Về Âu Châu",
09/11/2010(Xem: 3292)
Núi Na ở thôn Quần Ngọc, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa. Trên đỉnh núi có chùa xưa, tục danh là Tiên am. Phía tả có động thâm u.
09/11/2010(Xem: 2736)
"Giảo thố tam quật" nghĩa là "con thỏ khôn có ba ngách hang". Ý nói: thỏ có ba ngách hang để tránh cho khỏi bị chết...
05/11/2010(Xem: 2552)
Ở xã Trị Nội, huyện Nga Sơn, phía hữu núi Thần Phù có "Bích Đào động" cũng gọi là "Từ Thức động", trong trải rộng rãi mà lại thanh hư, cây cối xinh tốt.
03/11/2010(Xem: 2649)
Nhà Tần (306-209 trước D.L.), đời vua Tần Thủy Hoàng (221-209 trước D.L.) có người con gái họ Hứa tên Mạnh Khương. Chồng của nàng họ Phạm tên Thực, người ở miền Quan Trung nước Sở.
31/10/2010(Xem: 2903)
Đời vua Hán cảnh Đế có người bán dầu tên Bùi Độ nghèo khổ lang thang, được thầy tướng số cho biết sẽ chết đói vì coi tướng mặt có hai đường chỉ...
30/10/2010(Xem: 2866)
Triều vua Lý Thái Tông (1028-1054) nước Đại Việt, Xạ Đẩu không theo lệ cống, thất lễ phiên thần, vua tự đem binh Nam chinh. Xạ Đẩu bày trận ở sông Bồ Chính...
27/10/2010(Xem: 3032)
Hằng Nga trong cung trăng: Theo sách của Hoài Nam Tử, Hậu Nghệ xin thuốc trường sinh của bà Tây Vương Mẫu, Hằng Nga là vợ của Hậu Nghệ uống trộm...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]