Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Cốt Nhục Của Thiền

20/02/201203:37(Xem: 4107)
Cốt Nhục Của Thiền

CỐT NHỤC CỦA THIỀN

Trần Trúc Lâm

Lời giới thiệu

cotnhucuathien-largeCho đến nay, trong Phật giáo có nhiều loại thiền. Khái quát có thể phân chia thành hai loại: Như Lai Thiền và Tổ Sư thiền. Như Lai thiền là những loại thiền truyền thống được ghi chép một cách cụ thể trong Kinh (Sutta) hay Luận (Abhidhamma), như là thiền Tứ niệm xứ (cattāro sati-patthānāni), thiền Niệm hơi thở (Anapanasati)…. Tổ Sư thiền là loại thiền được các Tổ Sư, Thiền Sư sáng lập, như các phái thiền Lâm Tế, Tào Động…Trung Quốc, có tính chất đặc thù, mang theo sắc thái văn hóa tư tưởng của địa phương.

Theo nguồn tư liệu Thiền học Trung quốc cho rằng, Bồ Đề Đạt Ma (Bodhidharma) là người mang Thiền từ Ấn Độ truyền đến Trung Quốc, nhưng mãi cho đến Tổ thứ sáu là Huệ Năng (CN 638-713) thì thiền phái mới bắt đầu được người dân Trung Quốc chú ý đến, có nghĩa là Thiền học Ấn độ phải trải qua giai đoạn bản địa hóa – đem cái phong cách thiền Ấn độ chuyển thành Thiền Trung Quốc mang đâm nét văn hóa bản địa. Đó là lý do tại sao ngũ Tổ Hoằng Nhẫn (CN 602-675) không chọn Thần Tú (CN 605-706)mà chọn Huệ Năng làm người được truyền tâm ấn thành Tổ thứ 6.

Cũng từ đó thiền học Trung Quốc bắt đầu phát triển, nó có một thời gian dài rất thịnh hành và trở thành một loại văn hóa đặc thù của Phật giáoTrung quốc, trở thành một bộ phận văn hóa không thể thiếu của nước này. Nói chung Thiền đã thật sự đóng góp tích cực cho sự phát triển Phật giáo Trung Quốc. Ngoài ra, các nước Phật giáo như Việt Nam, Nhật Bản, Đại Hàn… là những nước dù ít hay nhiều chịu ảnh hưởng tư tưởng Thiền học của Phật giáo Trung Quốc.

Tác phẩm “Zen Flesh – Zen Bones” của Paul Reps, vốn là tác phẩm bằng Anh ngữ, được Bác Sĩ Cư sĩ Trần Trúc Lâm dịch sang Việt ngữ, là một tác phẩm ghi lại 101 câu chuyện về thiền ở Trung Hoa và Nhật Bản. Dĩ nhiên nội dung tác phẩm này không chỉ là những câu chuyện thiền ở Trung Quốc, còn là những câu chuyện thiền ở Nhật Bản. Có thế nói, cả hai nền văn hóa Phật giáo Thiền Trung Nhật được thể hiện trong tác phẩm này, nếu chúng ta không muốn nói đến một loại văn hóa khác nữa là Paul Reps với tư duy của người người Tây Phương sử dụng English viết về Thiền học của hai nước, nay lại thêm một loại văn hóa nữa là dịch bản bằng Việt ngữ mà chúng ta đang cầm trên tay, tất nhiên không ít thì nhiều, trong đó cũng mang văn hóa Việt, qua phong cách dịch của Bác sĩ Trần Trúc Lâm.

Qua bản dịch Việt ngữ, nội dung tác phẩm khá hay, không một câu chuyện nào lại không hấp dẫn người đọc, những mẫu đối thoại tưởng chừng như vô nghĩa, nhưng nghiền ngẫm trong ấy mang ý nghĩa khá sâu sắc, hàm chứa tư tưởng ‘vô ngã’ ‘không chấp’ của Phật giáo Đại thừa, mang theo phong cách tư tưởng ‘tự do’ ‘phóng khoáng’ của Lão Trang, gói gém ý tứ thâm trầm tế nhị mang đậm nét văn hóa Nhật Bản, và tính trình bày minh mạch rõ ràng của người Tây phương. Bên cạnh đó, chúng ta không thể không đề cập tài dịch thuật điêu luyện của Bá sĩ Trần Trúc Lâm, đã chuyển ngữ một cách rấ tài tình, người đọc không có cảm giác ngập ngừng bỡ ngỡ, không ai tưởng đang đọc một dịch phẩm. Thiết nghĩ, Bác sĩ không chỉ là người chuyên môn dịch thuật còn là người rất am hiểu về thiền học.

Tôi rất hân hạnh được dịch giả nhờ đọc lại bản dịch và viết lời giới thiệu. Thú thật giữa tôi và Bác sĩ Trần Trúc Lâm chỉ biết nhau qua Internet chưa đầy 2 tháng. Nhân duyên là cách đây 2 tháng, tôi đọc bài: “Đại Đế Asoka Maurya và Những Pháp Dụ Khác Trên Đá”, được đăng tải trên trang website: www. Quangduc.com. Nhận thấy nội dung và cách trình bày bài viết khá nghiêm túc, phù họp công việc học thuật. Tôi chủ động viết mail cho tác giả và đề nghị Bác sĩ nên xuất bản những bài nghiên cứu của mình, nhằm phổ biến rộng rãi, làm tài liệu cho người Việt thích nghiên cứu Phật học ở trong cũng như ngoài nước. Kết quả tác giả rất đồng tình với tôi về quan điểm này.

Trước mắt Bác sĩ gởi cho tôi, bản dịch Việt ngữ của tác phẩm “Zen Flesh – Zen Bones” của Paul Reps. Tôi đã đọc qua, cho rằng là một tác phẩm có giá trị về mặt văn hóa tư tưởng của Thiền học. Đồng thời nó có nội dung tư tưởng phù hợp với niềm tin và tình cảm của Phật tử người Việt nam. Tác phẩm này, không những là món ăn tinh thần cho Phật tử người Việt nam, mà còn đóng góp cho kho tàng văn hóa Phật giáo Việt nam ngày càng phong phú hơn.

Do vậy, tôi rất hân hạnh và vui sướng, xin trân trọng giới thiệu dịch phẩm này đến độc giả người Việt trong cũng như ngoài nước. Tôi tin rằng là một tác phẩm bổ ích cho việc tìm hiểu thiền học Trung Quốc và Nhật Bản.

Taipei ngày 27 tháng 6 năm 2007

Thích Hạnh Bình

Mời xem nội dung sách

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
19/04/2011(Xem: 6835)
Như sen nở dưới mặt trời Vươn cao mặt nước, xa nơi bùn lầy, ưu tiên truyền đạo giờ đây Khai tâm những kẻ loay hoay tìm đường
15/04/2011(Xem: 5035)
Sau khi viết xong đoạn cuối Truyện Hoa Lan với một kết thúc thật tốt đẹp, nàng tươi sáng trong chiếc áo tràng nhuộm màu Ánh Đạo Vàng, tự hứa với lòng sẽ mãi mãi là Đóa Sen bất diệt không để cho chàng có cơ hội chà đạp lên Đóa Lan xưa nữa. Bạn bè tôi ở khắp nơi trên thế giới viết thơ về chúc mừng tới tấp, mừng cho tôi sắp được an hưởng tuổi vàng. Tuổi vàng phải hưởng sớm hơn chứ để đến lúc già lụ khụ thì còn hưởng gì được nữa.
05/04/2011(Xem: 10450)
Trưởng giả Tu-đạt-đa (cũng gọi là Tu-đạt) là một nhà từ thiện lớn, luôn vui thích làm những chuyện phước đức, bố thí. Ông thường cứu giúp những người nghèo khó...
27/03/2011(Xem: 6288)
Chư Bồ Tát, tùy theo hạnh nguyện thù thắng khác biệt mà mỗi vị mang một danh hiệu khác nhau, tựu trung hạnh nguyện của vị nào cũng vĩ đại rộng sâu không thể nghĩ bàn...
26/03/2011(Xem: 9601)
Tuy ra đời khá sớm trong dòng văn học Phật giáo, nhưng cho đến nay, điểm thú vị của độc giả khi đọc lại tập sách này là vẫn có thể nhận ra được những vấn đề quen thuộc với cuộc sống hiện nay của bản thân mình.
26/03/2011(Xem: 3386)
Chân lý chỉ có một, nhưng mỗi người đến với chân lý bằng một con đường khác nhau. Dù bằng con đường nào đi nữa thì đó cũng là hạnh phúc lớn nhất trong cuộc đời...
25/03/2011(Xem: 3482)
Dì Tư Lợi có ba cô gái đang xuân tuổi từ 24 đến 30, đều xuất thân đại học, đều có việc làm tốt tại San Jose, California, đứa nào cũng theo nếp sống Âu Mỹ giao du rộng rãi, đùa giỡn tưng bừng mà vẫn lửng khửng chẳng “kết” ai. Dì Tư thầm lo sợ “ba hũ mắm nêm” nổ thình lình, nên cứ nhì nhằng than thở
22/03/2011(Xem: 2884)
Sân chùa yên ả không một tiếng lá rơi. Mặt trời áp má lên những vòm cây xum xuê, chỉ để rớt nhiều đốm nắng rất nhỏ xuống đất, không nóng bức, không khó chịu...
21/03/2011(Xem: 9947)
Đức Phật Thích-ca Mâu-ni ra đời cách đây đã hơn 25 thế kỷ. Những gì ngài để lại cho cho chúng ta qua giáo pháp được truyền dạy khắp năm châu là vô giá...
19/03/2011(Xem: 8668)
Theo đạo Phật, luật nhân quả không chỉ giới hạn trong một đời sống hiện tại này, mà là một quy luật chi phối trong suốt dòng thời gian...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]