Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chiếc áo mẹ may

28/08/201113:08(Xem: 2649)
Chiếc áo mẹ may

 

Ngày còn bé tí tẹo, tôi thường theo bà nội đi chùa vào những ngày rằm hay mùng một Âm lịch. Ngôi chùa trong làng cách nhà tôi chừng nửa cây số. Trong khuôn viên chùa trồng rất nhiều hoa phượng. Loại cây nầy thường được trồng ở các ngôi chùa cổ miền Trung. Ngày đó tôi thường mặc duy nhất một chiếc áo ngắn màu trắng. Dù tôi có vài chiếc màu khác nhau, bà nội tôi cứ vẫn bảo tôi phải thay chiếc áo màu trắng ấy mỗi khi đi chùa. Cho đến khi nó quá chật, tôi không thể mặc được nữa thì bà cẩn thận gói nó và cất vào tủ. Nó không những chật mà còn cũ và rách vài chỗ nữa.

Cho đến một buổi chiều mùa đông kia, bà nội cùng tôi ngồi nhìn mưa rơi, bất chợt bà nội hỏi rằng có biết tại sao bà thường bảo tôi mặc chiếc áo màu trắng kia không. Hai mắt bà lúc đó nhìn xa thẳm buồn vời vợi. Bà nói: “Cháu thật tội nghiệp! Nếu má cháu còn sống thì cháu đâu đến nỗi quần áo rách rưới như thế này”. Suốt tuổi thơ của tôi, bình thường, chỉ có vài bộ áo quần ngắn ngủn, cũ kỹ do bà nội đi xin từ mấy gia đình giàu có. Đi học hay đi chơi đâu cũng chỉ quanh quẩn mấy bộ đồ cũ kỹ ấy, chỉ khi nào đi chùa thì bà mới cho tôi mặc chiếc áo màu trắng mới hơn một chút. Bà nói khi mẹ tôi còn sinh tiền thì mỗi khi đi đâu xa, mẹ tôi thường đi bộ chứ không đi xe, hoặc có đi đâu xa quá mà phải đi xe thì mẹ tôi thường dành tiền uống nước dọc đường lại. Số tiền dành dụm đó, mẹ mua vải và tự tay may chiếc áo trắng kia cho tôi. Mẹ nói là phải có một chiếc áo cho đàng hoàng để tôi đi chùa lạy Phật với bà nội. Từ ngày mua được miếng vải, mẹ tôi thường chong ngọn đèn dầu lạc bên cạnh chiếc võng dứa đưa tôi ngủ trong những ngày hè nóng bức và may chiếc áo đó cho tôi. Ban ngày mẹ phải tảo tần đi làm thuê, làm mướn, hết chỗ này đến chỗ nọ; ban đêm phải lo việc nhà, nào cơm nước cho gia đình, giặt giũ áo quần cho ông bà nội, cho ba và cho tôi. Bao nhiêu công việc đó cũng ngần đến khuya. Công việc xong xuôi đâu vào đấy, mẹ mới chong đèn may áo và cũng để tiện bề chăm sóc tới khi tôi ngủ hẳn, mẹ mới lên giường nghỉ lưng một chút. Công việc may áo lúc đó không phải bằng máy mà bằng tay. Mỗi mũi kim luồn qua vải là mỗi tấm ân tình, mỗi nỗi nhọc nhằn. Mẹ đã may cho tôi một chiếc áo chỉ, với mong ước nhỏ nhoi là khiến cho tôi vui và mỗi khi đi chùa có được chiếc áo mới. Bà nội ôm tôi vào lòng với một giọng run run nói tiếp rằng chỉ vì chiếc áo đó mà mẹ tôi ngã bệnh nặng. Sau ba ngày hoàn thành chiếc áo mẹ tôi đã ra đi vĩnh viễn. Với tấm thân hạc mảnh khảnh, mẹ tôi lại làm việc quá sức, nào là phải sớm hôm tần tảo nuôi cả gia đình bên chồng, chăm sóc mẹ già, nào là tiết kiệm không dám ăn uống lặt vặt để dành tiền may chiếc áo. Bao nhiêu đó đã khiến mẹ kiệt sức, gầy gò, cơ thể ngày một yếu kém. Mẹ không đủ sức chống chọi với mưa chiều nắng sớm của khí hậu miền Trung. Tất cả những thứ đó đã thực sự cướp đi mạng sống của mẹ tôi vào cái tuổi 25.

Cái ngày tôi xuất gia, bà nội soạn trong tủ lấy ra một cái gói nho nhỏ. Bên ngoài gói một lớp vải cũ bạc màu. Bà đưa tôi gói đó và nói rằng dù đi đâu, ở đâu hay làm gì, thì tôi cũng phải trân trọng cái vật trong ấy. Vì thương nội quá nên tôi nhận cái túi vải ấy mà không biết bên trong là gì nữa. Từ ngày sống cuộc sống thiền môn, tôi thực sự quên hẳn tất cả. Ban ngày hầu thầy, lo công việc chùa tháp, ban đêm tụng kinh ngồi thiền và học kinh, luật tới khuya. Chuông hôm mõ sớm đã thực sự nuôi lớn tôi. Bây giờ tôi là một tu sĩ được rèn luyện kỹ nơi chốn thiền môn quy củ, được mọi người kính mến.

Một ngày nọ, đang lưu học nơi thành phố xa, tôi nghe tin bà nội qua đời. Lòng quá xót xa thương cảm, tôi quyết định về quê để gặp mặt bà lần cuối và cũng để tụng một thời kinh chú nguyện cho bà như lời bà tôi trăng trối. Chính bà nội đã đem lại hạt giống từ bi, mầm trí tuệ giải thoát gieo vào đầu óc trẻ thơ của tôi. Bà nội là thiện tri thức của tôi. Đêm đó, đang sửa soạn hành lý để lên đường về quê, tôi chợt nhớ tới gói vải mà nội đã trao cho tôi cách đây 20 năm. Tôi bèn mang nó theo với ý định là sẽ bỏ nó vào quan tài của nội để bà mang xuống “suối vàng”. Khi về tới chùa đã khuya, giữa tiếng côn trùng và tiếng dế buồn, tôi lặng lẽ mở gói vải ra xem thử vật gì trong ấy. Lặng người giây lát, tôi nhẹ nhàng nâng vật ấy lên. Một chiếc áo trẻ con màu trắng đục! Nhìn chiếc áo cũ ngày xưa lòng tôi càng bồi hồi xao xuyến. Nhiều miếng vá trên vai, vài chỗ vẫn còn thủng, cái cổ áo nhuốm màu lốm đốm đen như ai đã rắc mè lên đấy. Giờ đây tôi đã trở thành một tu sĩ, nhưng khi cầm trên tay kỷ vật thiêng liêng này, những kỷ niệm thời thơ ấu lại dần dần xuất hiện. Hình dáng mẹ tôi dưới ánh đèn dầu khuya, một tay giữ lấy áo, một tay cầm kim đưa lên đưa xuống, thỉnh thoảng ngừng tay kim để đẩy nhẹ chiếc võng cho tôi ngủ. Từng mũi kim xuyên qua làn vải mỏng là mẹ tôi đã khâu kết trọn quãng đời trẻ trung của người vào đấy với một hy vọng nhỏ nhoi như ngọn đèn dầu đêm khuya. Giờ đây ngọn đèn đã đi về đâu? Nó mang theo một kỷ niệm của thời quá khứ, mang theo hình bóng người mẹ suốt đời hy sinh cho con. Tôi có thể mua bao nhiêu ngọn đèn dầu cũng được. Tôi cũng có thể đốt lên bao nhiêu ngọn đèn trong đêm khuya cũng được, nhưng tôi không thể tạo ra được ngọn đèn mà năm xưa nó chứng kiến cảnh mẹ tôi cặm cụi may áo trong đêm. Giá như tôi có thể tạo ra ngọn đèn ấy, nhưng còn mẹ tôi thì sao? Đây là một mất mát lớn không thể tìm lại được trong đời tôi. Tôi nghĩ không những riêng tôi mà hầu hết con người sống trên đời này đều phải chịu cảnh thiệt thòi đó. Cái gì mất cũng có thể tìm lại được, một khi mất mẹ thì ngàn muôn năm vẫn là đứa con mồ côi. Nhưng may thay, trường hợp của tôi hạnh phúc hơn; tôi có chiếc áo đã gói trọn cuộc đời của mẹ và nó thay thế mẹ để theo tôi suốt cuộc đời và sẽ theo tôi xuống lòng đất lạnh.

Từ ngày đó, tôi không còn mẹ nữa, nhưng tôi có cả một quãng đời của mẹ trong chiếc áo cũ kia. Trong chiếc áo đó không những có hình dáng mẹ âm thầm đưa từng mũi kim sợi chỉ, mà còn có cả tiếng ầu...ơ ru con giữa trưa hè hay trong đêm vắng nữa. Tuổi thơ của tôi, cuộc đời trẻ trung của mẹ và lòng thành kính của nội đã gói trọn trong chiếc áo cũ đó. Cho dù chiếc áo đó có bị thời gian bào mòn, không gian thay đổi trong quy luật vô thường. Một ngày nào đó nó sẽ tan hoại đi, nhưng 3 yếu tố: Tuổi thơ của tôi, cuộc đời của mẹ và lòng thành của nội sẽ không bao giờ phai mờ. Chính ba yếu tố đó đã tạo ra cuộc sống đạo hạnh của tôi. Chiếc áo cũ rách đó quý hơn tất cả những thứ gì tôi có trên đời.

Khi nhận ra giá trị của chiếc áo, tôi quyết định không bỏ vào quan tài của nội. Nếu bà nội tôi biết được sự thay đổi này, thì bà cũng vui vẻ nơi “chín suối”. Tôi nghĩ đó cũng là ý nghĩ của nội tôi khi trao nó cho tôi. Chiếc áo có một tiềm lực vô biên. Tuổi thơ của tôi đã đi qua. Cuộc đời trẻ trung của mẹ cũng lùi vào quá khứ và nay bà nội tôi cũng ra đi vĩnh viễn. Chỉ có chiếc áo vẫn còn bên tôi, có nghĩa là tôi mất mẹ, mất nội, nhưng thực ra chưa mất gì cả. Nếu trong cuộc đời hành đạo của tôi có làm được điều gì ích lợi cho đời, cho chúng sanh, phần lớn cũng do nơi chiếc áo cũ rách kia. Đó là do đức hy sinh của nội, lòng thương bao la của mẹ gói trọn trong đó. Không những thế, mà mỗi khi nhìn chiếc áo đó thì tôi không thể lơ đãng trong tu tập, trong đạo hạnh để thời gian trôi qua vô ích. Khi nào tôi giải đãi, yếu kém thì chiếc áo cũ rách kia là lời khuyên hữu hiệu nhất, động viên cho tôi tiếp tục lý tưởng của mình. Tôi tin rằng nội và mẹ sẽ thảnh thơi an lạc nếu tôi tu hành nghiêm túc.

Khi viết lên những dòng này để tưởng nhớ một kỷ vật giá trị, người đọc chắc sẽ khinh thường vì lẽ tôi xuất thân hàn vi. Một lo ngại khác là các pháp hữu (bạn đạo) cho rằng tôi xuất gia không phải vì một lý do chính đáng, như là mến mộ đạo Phật, say mê nghiên cứu giáo lý hay mang một lý tưởng cao thượng. Nếu quả như thế thì tôi sẽ không biện minh lời nào, vì đó là sự thật đời tôi. Chính tôi cũng thấy xấu hổ rằng ngoài những nguyên nhân ấy ra, tôi thật sự không có một hoài bão cao xa hay tâm nguyện nào khi cất bước xuất gia. Khi tôi thực sự chấp nhận nếp sống thiền môn, với chuông chiều mõ sớm, thời gian ấy tôi rất xúc động và say mê với ý nghĩa câu: “Ngũ trược ác thế thệ tiên nhập. Như nhất chúng sanh vị thành Phật. Chung bất ư thử thủ Nê-hoàn”, nghĩa là (tôi nguyện sẽ không chứng Phật quả cho tới khi nào trong cõi đau khổ này không còn một chúng sanh nào chưa giác ngộ giải thoát). Trong sinh hoạt hằng ngày trong chốn thiền môn, tôi cũng bị thuyết phục bởi tất cả những động tác dù lớn hay nhỏ cũng đều đặt trọng tâm vào sự quan tâm chú nguyện tới chúng sanh. Tất cả những động tác đều đi kèm với một bài kệ, mỗi bài đều có mang câu “đương nguyện chúng sanh”. Đó là tiếng sét lý tưởng đã đánh mạnh vào đầu óc trẻ thơ của một chú tiểu. Khi còn là một chú điệu để chỏm, tôi không ân hận thân phận thấp hèn của mình. Trái lại tôi rất cảm ơn thân phận và hoàn cảnh đó. Chính cái thân phận ấy và hoàn cảnh ấy đã mang tôi vào chốn thiền môn và cũng chính hoàn cảnh ấy đã khiến tôi siêng năng tu tập. Thành quả mà tôi có được như hôm nay đều xây dựng trên căn bản bần cùng khốn đốn trong suốt quãng thời gian thơ ấu của tôi.

Tôi về thăm lại chùa xưa, đồng thời dự đám tang bà nội lại đúng vào mùa hoa phượng nở đỏ sân chùa, gợi cho tôi nhớ lại những kỷ niệm ấu thơ, những ngày đầu đi chùa. Hoa còn đó, vẫn nở như xưa mà cảnh vật và con người đổi thay nhiều quá. Tôi vẫn đứng trước cảnh chùa đầy hoa phượng giờ đây khác với tôi năm xưa theo nội đi chùa giẫm lên hoa phượng tại nơi này. Ngày xưa, tôi là thằng bé đi theo nội và còn có cả mẹ may áo cho tôi. Ngày nay, hoa phượng vẫn nở đỏ, bầu trời vẫn xanh, sân chùa vẫn rợp bóng, mà bà không còn, mẹ cũng khuất bóng từ lâu. Đứng giữa cái thường và cái vô thường đó, đầu óc tôi bối rối giữa quá khứ và hiện tại, vừa rõ ràng mà cũng vừa mơ hồ. Đứng giữa thường và vô thường, giữa quá khứ và hiện tại, con người tự tìm cho mình một lẽ sống thật có ý nghĩa là một chuyện không dễ dàng. Miên man trong ý nghĩ đó, tôi lặng lẽ cúi xuống nhặt một chiếc hoa phượng nhẹ nhàng ép vào trong chiếc áo cũ rách kia và cất bước tiến về phía trước để đi cho hết con đường mà nội và mẹ đã gởi gắm trong chiếc áo đó. Hy vọng một ngày nào đó tôi trở lại chốn xưa, ôm chiếc áo vào lòng nằm trên tấm thảm hoa phượng trước sân chùa xưa để nhìn mây trắng ngàn muôn năm cứ vô tình trôi qua trước mắt.

Trí Nguyệt

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01/09/2016(Xem: 5687)
Vào cuối đời Tây Tấn, vua Huệ Đế ngu tối, việc triều chính đều do hoàng hậu Giả thị chủ trương. Giả hậu là người nham hiểm, lại biết quyền biến đởm lược, mưu giết các thân vương, phế bỏ Thái tử. Triệu Vương Luân bèn phẫn uất, cử binh giết Giả hậu, truất phế vua Huệ Đế mà tự xưng lên làm vua. Các thân vương khác thấy vậy cũng dấy binh tranh giành lẫn nhau, cốt nhục tương tàn, làm cho nhà Tấn suy yếu.
22/08/2016(Xem: 4618)
Sáng hôm nay trong thinh lặng của một sáng chủ nhật mùa đông, tôi muốn dành tâm trí thảnh thơi để viết vài hàng trả nợ cho cô bạn tí hon ngày xưa. Nợ vì tôi cứ hẹn sẽ viết cho nàng. Gọi là bạn nhưng chưa bao giờ nói chuyện, gọi là bạn vì học cùng trường. Tí hon vì nhỏ hơn tôi ba tuổi. Từ nhỏ, tôi có một tật rất xấu, tôi xem ai nhỏ tuổi hơn tôi là con nít. Vì sao chỉ hơn vài tuổi mà khi nào tôi cũng có cảm tưởng như mình đứng rất cao để nhìn xuống những người tí hon này!
11/08/2016(Xem: 4229)
Nó không biết chính xác năm nay mình bao nhiêu tuổi, chỉ nghe sư thầy nói nó ở chùa đã 12 năm với cái tên Quảng Chân Tâm. Tất cả những đứa trẻ ở chùa ngoài tên đời do cha mẹ đặt, sư thầy đều cho pháp danh với chữ Quảng đứng đầu.
03/08/2016(Xem: 37083)
Nhà thơ triết gia Phạm Công Thiện [1941 - 2011] qua đời năm 2011 tại Houston, nhưng chuyện kể, các bài viết về anh đã nhiều lầm lạc : Người viết : anh bỏ áo tu hành lấy cô vợ người Pháp, theo Thiên Chúa Giáo, kẻ khác viết : anh không hề có một mảnh bằng kể cả bằng tú tài mà dạy Triết Học Viện Đại học Sorbonne, mười lăm tuổi anh đọc và viết hàng chục ngôn ngữ, mười lăm tuổi anh dạy trung học, hai mươi tuổi anh là khoa trưởng khoa Khoa Học Nhân Văn, Đại Học Vạn Hạnh Sài Gòn, anh là triết gia không cần học một ai ? Dạy Triết học tại một Đại Học Pháp mà không cần một văn bằng nào ?
25/07/2016(Xem: 5301)
Người đàn bà đến bên cửa sổ ghé mắt nhìn ra ngoài trời. Qua lớp mưa mù dầy đặc trắng xoá ngoài kia bà chẳng nhìn thấy được gì ngoài những tia chớp xé toạt không gian kèm theo hàng loạt tiếng sấm như long lỡ đất trời. Thời tiết chiều nay quá xấu, xấu hơn người ta đã dự đoán và xấu hơn sự suy nghĩ của Quang, đứa con trai lớn của bà. Đã mấy tháng rồi nó mới có dịp bay về thăm bà vậy mà hôm nay trời lại mưa bão quá chừng! Trước khi lên máy bay nó còn gọi báo cho bà biết: - Bên đây thời tiết đẹp lắm má! Mong rằng khi con bay sang đến Cali thì trời quang mây tạnh, con sẽ chở má đi ăn và ở chơi với má đến tối mới về lại khách sạn.
06/07/2016(Xem: 8673)
Hôm nay là ngày 10 tháng 6 năm 2015, tại thư phòng chùa Viên Giác Hannover, Đức Quốc, tôi bắt đầu viết tác phẩm thứ 65 của mình với tựa đề là “Nước Úc trong tâm tôi” để sang năm 2016 sẽ xuất bản và ấn tống. Tác phẩm nầy được viết trong mùa An Cư Kiết Hạ lần thứ 31 của năm Ất Mùi, nghĩa là từ năm 1984 đến nay (2015) cứ mỗi năm ba tháng như vậy, Thầy trò chúng tôi có trọn vẹn 3 tháng an cư tại chùa Viên Giác thật là an lạc. Chương trình mỗi ngày được bắt đầu từ 5 giờ 45 sáng. Đại Chúng vân tập nơi Tổ Đường để xá Tổ, sau đó lên Chánh Điện, hô canh và tọa thiền 15 phút. Sau khi xả thiền, Đại Chúng bắt đầu trì tụng Thần Chú Thủ Lăng Nghiêm, phần giữa của thời khóa có kinh hành niệm Phật ba vòng, tiếp đó lạy danh hiệu của chư Phật, Bồ Tát và Thánh Chúng độ 35 lạy. Sau thời công phu khuya ai về phòng nấy để nghỉ ngơi hay hành trì tiếp, hoặc tập thể dục. Đúng 8 giờ sáng là giờ điểm tâm của Đại Chúng, ai nấy đều tỉnh thức trong lúc dùng sáng, không nói chuyện, mà câu chuyện hằng ngày chỉ được
13/06/2016(Xem: 4396)
Hoa Lan nhất định không đầu hàng ngẩng mặt than thở: “Đời là bể khổ, tình là giây oan“ như cụ Tố Như đâu. Hoa Lan phải tâm tâm niệm niệm cột vào tâm câu Nhất thiết duy tâm tạo, khổ hay vui đều do cái đầu và bàn tay năm ngón của ta điều binh khiển tướng. Hoa Lan sẽ kể về nỗi khổ, niềm đau của thế gian trong trường thiên Tỵ Nạn Tình Duyên, một vấn nạn trong cuộc sống lứa đôi, trong vòng ái ân, sinh tử. Nỗi khổ chúng sanh chỉ cần khoanh vùng trong hai chữ tỵ nạn cũng đủ làm ta khiếp vía. Nào tỵ nạn cộng sản, con rơi của tỵ nạn chính trị, cháu rớt của tỵ nạn kinh tế, những đề tài ấy nhắc đến đã đủ ù tai hoa mắt và cũng chẳng phải là sở trường của mình, Hoa Lan sẽ kể về đề tài tỵ nạn tình duyên, nơi đã đi, đã đến và đã về.
01/06/2016(Xem: 13207)
Bài này được viết như một ghi chú cho Thiền Tông, để như một cách tiếp cận đơn giản… và hy vọng, cũng là một ghi chú cho rất nhiều pháp khác của nhà Phật, kể cả Tịnh Độ. Bởi vì, Thiền Tông là pháp môn cốt tủy nhất, trực tiếp nhất, không qua bất kỳ phương tiện nào khác, và cũng có thể dùng làm chiếc cửa lớn cho tất cả các pháp khác.
31/05/2016(Xem: 20940)
Chuyện xảy ra ở Việt Nam, nhưng lại bắt đầu từ bên Mỹ. Số là, vào khoảng thời gian năm 1956, có một kỹ sư Hoa Kỳ tên là Frank M.Balk. Chàng kỹ sư này suốt đời chẳng biết gì về cái xứ bé nhỏ xa xôi tận vùng Đông Nam Á tên gọi là Việt Nam cả.
27/05/2016(Xem: 6564)
Bao nhiêu năm ao ước cho đến hôm nay tôi mới có duyên lành được hành hương về Tây Trúc - Tây Trúc hay Thiên Trúc là tên gọi trước đây của xứ Ấn Độ. Trong phái đoàn tôi đi có nhóm Sợi Nắng và các Phật tử đến từ Canada cũng như Hoa Kỳ. Về chư Tăng thì có thầy Tánh Tuệ - nhà thơ Như Nhiên. Thầy là người từng sống và học tập ở Ấn Độ suốt bảy năm nên thầy nắm rất rõ về lịch sử, địa lý, phong tục tập quán... của người Ấn Độ. Cũng chính vì thâm niên như vậy nên nước da thầy rám nắng và người ta thường gọi thầy với cái tên rất gần gũi là "thầy cà-ri". Ngoài ra, phái đoàn còn có thêm sư cô An Phụng và sư cô Huệ Lạc
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]